Thụy My
07.08.2019
(Reuters 07/08/2019) Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, gây ra vụ đối đầu suốt cả tháng qua với các tàu Việt Nam, đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một think tank tại Washington hôm nay 07/08/2019 loan báo như trên.
Ông
Devin Thorne, chuyên gia của Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) dẫn
các dữ liệu của công ty phân tích hàng hải Windward nói với Reuters : « Các
dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc hiện nay đã
ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng vẫn còn ít nhất hai tàu hải
cảnh hộ vệ ở lại trong khu vực ».
Chuyên
gia này cho biết thêm : « Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã theo
đuổi chiếc Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và nay và chừng
như nay đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ».
Đá Chữ
Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa, do Việt Nam và
Philippines cùng đòi hỏi chủ quyền, nhưng đã bị Trung Quốc và kiểm soát từ năm
1988 và ra sức đào đắp thành đảo nhân tạo từ năm 2014.
Ông
Devin Thorne nói rằng không rõ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 sẽ quay lại vùng EEZ
của Việt Nam hay không. Chiếc tàu này của Cục Địa chất Trung Quốc, đã tiến hành
các cuộc thăm dò địa chấn tại các lô dầu ngoài khơi của Việt Nam – theo dữ liệu
của Windward.
Từ đầu
tháng Bảy, các tàu Việt Nam đã theo sát những tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập bãi
Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Đây là vụ đối
đầu mới nhất trên vùng biển có thể trở thành điểm nóng, khi Hoa Kỳ thách thức
tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Trung Quốc dùng biện pháp « cưỡng bức »
trong tranh chấp Biển Đông. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuần trước nói rằng
không nên can dự vào các vấn đề trên biển có liên quan đến Việt Nam.
Đối đầu
trên biển gây ra tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, và những căng thẳng trước
đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội vể Biển Đông đã dẫn đến các vụ biểu tình. Tuần trước,
Hội Nghề cá Việt Nam đã đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để
xua đi các tàu Trung Quốc đã gây khó khăn cho hoạt động đánh cá.
Hôm
qua, thứ Ba 6/8, công an Việt Nam đã giải tán một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước
đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, chống lại việc tàu Hải Dương Địa Chất 8 và các
tàu hộ tống xâm nhập vùng biển Việt Nam.
Cũng
trong hôm qua, Philippines cho biết tổng thống Rodrigo Duterte sẽ sớm gặp ông Tập
Cận Bình để thảo luận về phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye
năm 2016. Tòa đã khẳng định yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc
bao trùm gần trọn Biển Đông dựa trên « quyền lịch sử » là vô căn cứ.
Thủ đoạn của bọn tàu chệt đó.
Trả lờiXóa