Đoàn
quan trắc của Tổng cục Môi trường đang tiến hành quan trắc, đánh giá
chất lượng môi trường quanh nhà máy Rạng Đông sau sự cố cháy nổ.
Lộ văn bản lập lờ của UBND quận Thanh Xuân sau vụ cháy Công ty Rạng Đông?
Tiền Phong
31/08/2019 11:16
TPO - Amalgam có thành phần chính là thủy ngân. Gặp đám cháy, thủy ngân trong Amalgam phát tán ra môi trường, gây nguy cơ ô nhiễm trong không khí, đất, nước. Trong khi đó, văn bản của UBND quận Thanh Xuân khiến nhiều người hiểu lầm. Đã thế UBND quận Thanh Xuân dẫn thông tin đánh giá môi trường từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y Tế, tuy nhiên lãnh đạo Viện này khẳng định chưa hề có ý kiến gì.
Trong văn bản chiều qua của UBND quận Thanh Xuân về vụ cháy Nhà máy Rạng Đông có nêu “công ty (Rạng Đông-PV) đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sử dụng từ năm 2016". Công văn không nói tiếp việc này có ý nghĩa như nào. Tuy nhiên khiến nhiều người nhầm tưởng việc sử dụng Amalgam là vật liệu khác không chứa thủy ngân, an toàn khi xảy ra cháy nổ.
Phản hồi ý kiến này, các chuyên gia về hóa học cho rằng, cách viết lấp lửng này khiến người dân có thể hiểu lầm. Amalgam thực chất là hỗn hợp của thủy ngân và kim loại khác, trong đó thủy ngân là thành phần chính, chiếm từ 50-70% trong hỗn hợp đó.
Theo chuyên gia môi trường Nguyễn Anh Tuấn, việc dùng viên Amalgam chỉ có tác dụng khi bóng đèn bị vỡ, thủy ngân được bọc trong kim loại khác nên không bay hơi còn khi đã cháy, thủy ngân phát tán ra bên ngoài gây nguy cơ ô nhiễm. Căn cứ trên tổng số lượng bóng đèn huỳnh quang đã cháy có thể kiểm kê tổng lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông.
.
Phản hồi ý kiến này, các chuyên gia về hóa học cho rằng, cách viết lấp lửng này khiến người dân có thể hiểu lầm. Amalgam thực chất là hỗn hợp của thủy ngân và kim loại khác, trong đó thủy ngân là thành phần chính, chiếm từ 50-70% trong hỗn hợp đó.
Theo chuyên gia môi trường Nguyễn Anh Tuấn, việc dùng viên Amalgam chỉ có tác dụng khi bóng đèn bị vỡ, thủy ngân được bọc trong kim loại khác nên không bay hơi còn khi đã cháy, thủy ngân phát tán ra bên ngoài gây nguy cơ ô nhiễm. Căn cứ trên tổng số lượng bóng đèn huỳnh quang đã cháy có thể kiểm kê tổng lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông.
.
Vụ cháy từ nhà máy Rạng Đông tạo ra nhiều nguy cơ ô nhiễm khiến Bộ TNMT
vừa phát đi thông báo khẩn.
Trong văn bản của UBND quận Thanh Xuân cũng nêu thông tin “Thông tin ban đầu từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y Tế, các chỉ số như thủy ngân, chì, kim loại nặng được đo bằng máy test nhanh (là loại máy hiện đại hiện nay) đều cho thấy các chỉ số trong ngưỡng an toàn với người dân”.
Tuy nhiên phản hồi báo Tiền Phong, TS Nguyễn Đức Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, ý kiến chính thức của Viện phải thông báo bằng văn bản và đến nay, viện chưa có thông báo bằng văn bản. TS Sơn cũng từ chối bình luận về thông tin mà UBND quận Thanh Xuân đưa ra.
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, quan trắc thủy ngân là một kỹ thuật khó. Việt Nam mới làm được vài năm trở lại đây và rất ít nơi có thể thực hiện quan trắc này.
TS Tùng cũng cho biết, chất lượng không khí xung quanh khu vực đám cháy có thể được cải thiện nhiều do Hà Nội đón hai trận mưa vàng ngay sau đó. Điều đó giúp giảm nguy cơ ngộ độc cấp tính do hít phải không khí có chứa chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc mạn tính (ngộ độc về lâu dài) tăng lên khi chất gây ô nhiễm theo mưa đọng lại trên bề mặt đất, nước, nhà cửa, cây cối.
TS Hoàng Dương Tùng đánh giá cao phản ứng của UBND phường Hạ Đình khi đưa ra những khuyến cáo phù hợp với người dân. “Khi sự cố cháy nổ hóa chất xảy ra, nguy cơ là có thật nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như UBND phường Hạ Đình đưa ra là hợp lý. Sau đó trên cơ sở các quan trắc, phân tích tiếp theo, cơ quan chức năng cần đưa ra các khuyến cáo mới để người dân nắm được tình hình”, TS Tùng cho hay.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng vừa có khuyến cáo với người dân sinh sống khu vực xung quanh Công ty, đặc biệt trong bán kính khoảng 1,5 km cần thận trọng, thực hiện các biện pháp như: tắm bằng xà phòng và nước ấm; giặt quần áo bằng xà phòng và nước ấm; tẩy rửa tường, sàn nhà và các đồ gia dụng trong gia đình; không sử dụng nước từ các bể chứa nước hở; thau rửa các bể chứa nước hở; tạm thời không sử dụng các sản phẩm nông sản và gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ khu vực xung quanh. Khi có việc cần thiết đi qua khu vực xung quanh Công ty, khuyến nghị người dân nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang có than hoạt tính.
Công ty này trước đây thuộc "sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý".
Trả lờiXóaQua mấy chiêu trò phù phép,nay nó đã thuộc sở hữu của toàn...gia tộc mụ Hồ Thị Kim Thoa,thứ trưởng bộ công thương,mới bị miễn nhiệm.
Vì rứa nên UBND quận Thanh Xuân ra sức bảo vệ cho nó là điều đương nhiên.
Không phải lừa dân mà do ngu dốt thôi!
Trả lờiXóa