Ông Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông.
Tàu Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam
RFA
2019-08-13
Tàu thăm dò của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ ba 13 tháng 8.
Reuters loan tin dẫn dữ liệu theo dõi tàu trên biển của Marine Traffic. Như vậy sau chưa đầy một tuần rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng biển Việt Nam.
Ông Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông độc lập đánh giá rằng, lần quay trở lại này Trung Quốc sẽ gây sức ép nhiều hơn lần thứ nhất:
"Theo tôi đoán rằng, nếu trên biển Đông không đón những cơn bão mới và thỏa thuận kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ không có chiều hướng tốt đẹp cho Trung Quốc thì họ sẽ gây sức ép lớn hơn lần thứ nhất.
Vấn đề biển Đông vấn đề xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phụ thuộc vào quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và nếu Trung Quốc chấp nhận trả giá trong mối quan hệ này bằng việc tiếp tục bị Mỹ gây sức ép thì Việt Nam sẽ là chỗ để Trung Quốc ra đòn cứu vãn uy tín của Tập Cận Bình”.
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện đang sống ở Sài Gòn cũng đánh giá, lần này chính quyền Việt Nam sẽ kiên quyết hơn vì hai lý do, thứ nhất là không đủ tiền để đền bù cho các hợp đồng dầu khí, thứ hai là mất chủ quyền và tiếng nói bảo vệ chủ quyền trước nhân dân. Ông Đinh Kim Phúc nhận định:
“Nếu như Việt Nam tiến thêm một bước nữa là nên mời gọi các nhà báo quốc tế ở các nước lên tiếng ủng hộ Việt Nam ra ngay tại hiện trường để thấy hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng nên lắng nghe tất cả các nhà phân tích trong và ngoài nước để tìm ra được một biện pháp đối phó tốt nhất đối với Trung Quốc, không chỉ hiện nay, không chỉ đối với tàu Hải Dương Địa Chất 8 mà sẽ là các biện pháp tốt nhất để đối phó với từng đợt khống chế của Trung Quốc trên Biển Đông”.
.
RFA
2019-08-13
Tàu thăm dò của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ ba 13 tháng 8.
Reuters loan tin dẫn dữ liệu theo dõi tàu trên biển của Marine Traffic. Như vậy sau chưa đầy một tuần rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng biển Việt Nam.
Ông Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông độc lập đánh giá rằng, lần quay trở lại này Trung Quốc sẽ gây sức ép nhiều hơn lần thứ nhất:
"Theo tôi đoán rằng, nếu trên biển Đông không đón những cơn bão mới và thỏa thuận kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ không có chiều hướng tốt đẹp cho Trung Quốc thì họ sẽ gây sức ép lớn hơn lần thứ nhất.
Vấn đề biển Đông vấn đề xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phụ thuộc vào quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và nếu Trung Quốc chấp nhận trả giá trong mối quan hệ này bằng việc tiếp tục bị Mỹ gây sức ép thì Việt Nam sẽ là chỗ để Trung Quốc ra đòn cứu vãn uy tín của Tập Cận Bình”.
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện đang sống ở Sài Gòn cũng đánh giá, lần này chính quyền Việt Nam sẽ kiên quyết hơn vì hai lý do, thứ nhất là không đủ tiền để đền bù cho các hợp đồng dầu khí, thứ hai là mất chủ quyền và tiếng nói bảo vệ chủ quyền trước nhân dân. Ông Đinh Kim Phúc nhận định:
“Nếu như Việt Nam tiến thêm một bước nữa là nên mời gọi các nhà báo quốc tế ở các nước lên tiếng ủng hộ Việt Nam ra ngay tại hiện trường để thấy hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng nên lắng nghe tất cả các nhà phân tích trong và ngoài nước để tìm ra được một biện pháp đối phó tốt nhất đối với Trung Quốc, không chỉ hiện nay, không chỉ đối với tàu Hải Dương Địa Chất 8 mà sẽ là các biện pháp tốt nhất để đối phó với từng đợt khống chế của Trung Quốc trên Biển Đông”.
.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có trả lời cho Reuters về yêu cầu phát biểu đối với thông tin vừa nêu khi bản tin phát đi vào lúc 6:45 chiều ngày 13 tháng 8.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc có tàu tuần duyên hộ tống đã
đi vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 7. Sau đó tiến hành đợt thăm dò đia
chấn.
Việt Nam cho biết tàu Hải Dương Địa Chất 8 rời khu vực Bãi Tư Chính
vào ngày 7 tháng 8. Tuy nhiên nay đã trở lại dưới sự hỗ trợ của ít nhất
hai tàu tuần duyên.
Tin nói rõ rau khi rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính, tàu thăm dò về neo
đậu tại Đá Chữ Thập. Đây là một đảo đá mà Trung Quốc bồi lấp và cải tạo
thành một tiền đồn quân sự tại Biển Đông.
Vào tháng qua, Việt Nam cáo buộc tàu thăm dò và những tàu hộ tống của
Trung Quốc thực hiện những hoạt động phi pháp tại vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội yêu cầu Trung Quốc rút hết tàu
ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công
ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc năm 1982.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét