Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

LẦN ĐẦU TIÊN KỂ TỪ 2011, VN CÓ CÔNG HÀM PHẢN ĐỐI MẠNH MẼ


Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc
và yêu cầu Hải Dương 8 rút đi

28.7.2019

Việt Nam đã thực hiện các hình thức giao thiệp ngoại giao "phù hợp", trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam, theo truyền thông chính thức của nhà nước.

Hôm 25/7/2019, báo Thế giới & Việt Nam, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời người phát ngôn của Bộ này, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời truyền thông tại một cuộc họp báo cùng ngày, gọi sự việc này là 'nghiêm trọng' và cho hay:

"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập đến trong các phát biểu trước đây.


"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật."


Việt Nam coi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam được dẫn lời nói thêm:
"Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia, ở khu vực và trên thế giới." 

'Khá mạnh mẽ, cương quyết'

Cũng hôm 25/7, bình luận về động thái này của Việt Nam và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt:


"Ngày hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng đã có tuyên bố bổ sung cho hai lần tuyên bố trước đây

"Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, ít khi thấy chuyện trong thời gian chỉ mấy ngày phía Việt Nam đã ba lần ra những tuyên bố khá là mạnh mẽ, cương quyết như vậy."

"Đại diện của Liên Hiệp Quốc cũng đã có tiếng nói phản đối Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động phi pháp tại thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

"Một số người nhận định rằng đây là phép thử mới của Trung Quốc đối với Việt Nam, nhưng tôi cho rằng lần này, việc Trung Quốc thử không phải là vấn đề số một nữa.

"Tôi cho rằng Trung Quốc đang thực hiện hành động mới, cụ thể là tìm cách tạo kịch bản để giành được sự công nhận đối với 'việc đã rồi'.

"Nghĩa là họ tiến hành thăm dò, rồi tiến thêm bước mới nữa để tạo ra được tình trạng công nhận sự có mặt của Trung Quốc [tại đó], và để giải quyết yên ổn thì các bên liên quan, tức Việt Nam và Trung Quốc, phải ngồi lại với nhau, để cùng nhau hợp tác khai thác chung ở vùng 'có tranh chấp' đó."

"Sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện sẽ còn trở nên căng thẳng hơn," Tiến sỹ Trần Công Trục đưa ra bình luận và dự đoán với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Cùng ngày, học giả Anh, ông Bill Hayton, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS nói với BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Tư Chính, muốn "phủ quyết quyền thăm dò, khai thác dầu khí của các nước ASEAN".

Ông Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh muốn "trừng phạt" (punish) Việt Nam vì đã bắt đầu công tác thăm dò thương mại"ở vùng mà TQ cho là thuộc 'đường chữ U' Bắc Kinh nêu ra.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm từ London của BBC News Tiếng Việtgồm bình luận của TS Trần Công Trục, học giảBill Hayton và những khách mời khác về sự kiện Bãi Tư Chính và thực chất cuộc đối đầu.

Xem thêm:

3 nhận xét :

  1. Yêu cầu nó đến chỗ mình hay lại phải đến gõ cửa nhà nó để trao công hàm? Ngoài công hàm ra thì giải pháp hiệu quả nhất là kiện giặc Tầu ra tòa quốc tế và làm đồng minh với HK, trước mắt để tàu sân bay vào Cam Ranh.
    Hãy một lần dứt khoát và mạnh mẽ lên, các ông/bà lãnh đạo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơ bản nhất trí, tuy nhiên đồng mình với Hoa Kỳ chưa đủ, mà phải tìm đồng minh, sự ủng hộ của cả loài người tiến bộ, tất nhiên sát sườn là Nhật, EU, Ấn Độ, Asean … Còn Nga ngố tuy quá khứ ủng hộ Trung Quốc vụ Hoàng Sa, Trường Sa, tuy nhiên không nên đối đầu mà tranh thủ được nước này vẫn tốt hơn (kêu gọi Nga ngố phải luân thủ luật pháp quốc tế) – còn không nếu để cho Nga khùng lên mà liên minh với Tàu khựa chống Việt Nam thì sẽ gặp nhiều khó khăn!

      Xóa
    2. Đây là cơ hội vàng để thoát Tàu- thoát khỏi tên kẻ cướp khốn nạn mà có những kẻ đang ôm chân để nhờ nó bảo kê.

      Xóa