Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

QUỐC TANG - DÂN TANG


QUỐC TANG/ DÂN TANG

Nguyễn Phan Khiêm
 
Việc tang nên trang trọng nhưng giản dị, không nên phô trương tốn kém hay gây phiền phức. Hiện nay ở ta, nhiều nơi do quan niệm, do tục lệ, do mê tín… mà việc tang kéo dài, gây khổ sở cho người sống.

Ở miền Trung trở vào, các đám tang thường quàn tại nhà để phúng viếng vài ba ngày, có khi nhiều hơn. Mỗi ngày chỉ mấy người đến viếng nhưng cúng bái tụng kinh, kèn trống liên miên… con cháu thật vất vả. Người nhà tôi ở Đà Nẵng nói do “Thầy” phán, nói để mấy ngày là theo từng đó, có khi cả tuần. Mà trong tuần đó con cháu không được tắm… Dù vì lý do gì thì tôi thấy cũng lạc hậu quá. Giờ chết do Trời định rồi, còn giờ liệm, giờ chôn có xem cũng để tỏ sự trân trọng thôi, đâu thay đổi được gì.

Hà Nội hiện nay đám tang nói chung rất nhanh gọn, nếu làm ở nhà cũng chỉ phúng viếng 1 ngày, ở nhà tang lễ thì chỉ mấy tiếng.

Dân tang đã thế thì Quốc tang cũng vậy. Quốc tang chỉ nên thể hiện ở treo cờ rủ, còn các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nên để bình thường ( trừ những chương trình của Nhà nước). Nếu cấm tiệt như hiện nay thì gây tổn hại về mặt kinh tế rất lớn, nhất là du lịch.

Chúng ta bây giờ đâu phải thời Trung cổ thô sơ, coi lãnh đạo như con Trời, như cha mẹ dân mà làm theo lối “Át mật bát âm Đường bạc hải/ Bi hào vận lý Tống sơn thâm” nghĩa là: Im bặt tiếng đàn ca khắp biển nhà Đường ( khi vua Đường Nghiêu mất, bốn biển im tiếng âm nhạc ba năm, để tang vua coi như cha mẹ)/ Kêu gào muôn dặm núi sâu nhà Tống ( khi vua Tống Nhân Tông mất, khắp thâm sơn cùng cốc muôn dặm đều gào khóc).

Ý các bác, các cô, các chú thế nào?
 

14 nhận xét :

  1. Bài viết ngắn gọn nhưng rất được. Trong xã hội nhất là xã hội Việt Nam bây giờ người dân đều trông vào nhà nước để học theo./.

    Trả lờiXóa
  2. Quá hay. Dân mình ko hiểu sao lại có câu" Sống về mồ về mả ko ai sống bằng cả bát cơm". Nhiều người hi vọng sau cái chết của người thân làm ma to, mả to làm ăn phát tài. Lạc hậu quá. Dân châu Âu ,Mỹ chẳng cần phải mả to ngày đẹp mà vẫn phát tài

    Trả lờiXóa
  3. Tôi - và chắc là rất nhiều người khác - đồng ý vơi tác giả . Không biết bao giờ việc này mới chám dứt !

    Trả lờiXóa
  4. 99 tuổi được quy tiên là phúc lắm, còn ước gì hơn. Thiện Chung là một trong ngũ phúc lâm môn, đừng có phiền đến ai. Nếu có phải là những bài ca, những khúc nhạc chúc phúc chứ. Nên mình rất thích bà con trong Nam, những ngày như thế, nhạc khắp vùng

    Trả lờiXóa
  5. Hoàn toàn đồng ý! Nếu các bác lãnh đạo, nguyên lãnh đạo gương mẫu ghi trong di chúc sau khi mình qua đời, không tổ chức quốc tang, không phúng điếu linh đình và hỏa táng. Nếu có ai công khai ý nguyện này, sẽ sống mãi trong lòng dân sau khi qua đời.

    Trả lờiXóa
  6. Hoàn toàn ủng hộ ý kiến tác giả Nguyễn phan Khiêm . Bài viết góp phần xây dựng nếp sống văn minh , mở mang dân trí . Mọi người khi sống giữ lấy cái đức , cố gắng là người sống có ích cho xã hội , chứ mồ mả to , đám ma to chắc gì đã là vinh dự .

    Trả lờiXóa
  7. Người có ân đức với dân thì dân sẽ tự biết phải làm gì. Các chức danh do qui hoạch, phân công... hưởng thụ thì... chủ yếu tự để tang cho nhau.

    Trả lờiXóa
  8. Miếng cơm manh áo trả lại cho đời, thân xác chỉ là đồ thiêng với gia chủ còn lại là mất vệ sinh làng xóm.Từ xa xưa nhiều nơi có quy định chỉ để quan tài tại gia 24 giờ là phải mai táng thế mới là văn minh .

    Trả lờiXóa
  9. Cứ xem thái độ nhân dân trong những "quốc tang" gần đây thì biết thế nào rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Ý thì hay nhưng họ cosnghe đâu. Bởi nay là thời thay thần thánh bằng lãnh tụ mà

    Trả lờiXóa
  11. Quốc tang chỉ nên dành cho nguyên thủ đang tại vị (tức là hiện nay chỉ có 3 vị nguyên thủ ), còn các vị nguyên thủ đã về hưu chỉ dành 1 phút mặc niệm là Đủ

    Trả lờiXóa
  12. Đồng ý với bác Nguyễn Phan Khiêm !

    Trả lờiXóa
  13. Có gì ích nước, lợi dân gì đâu mà "thương" với chả "tiếc"!

    Trả lờiXóa