Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

PHÉP LẬP BÁT HƯƠNG VÀ KIÊNG KỴ

 
Đỉnh hương đã được chuyển về đây và bài trí như thế này.

NB Trần Quang Vũ

Phép lập bát hương và kiêng kỵ

Nhân chuyện TPHCM chuyển lư hương Đức thánh Trần khỏi tượng đài của Ngài từ Bến Bạch Đằng về đền thờ Ngài ở Võ Thị Sáu để nơi có hai lư hương và nơi không, xin viết về phép lập bát hương, thờ cúng và kiêng kỵ.

Lập bát hương có ba dạng: Bát hương chính ngôi, bát hương thờ vọng và bát hương tùy biến.

Chính ngôi: Khi có người mất, chủ tang là người lập bát hương. Trong phép kiêng kỵ là không thể có hai bát hương cho một người chết, mua hai quan tài, đào hai huyệt. Vì thế, khi có người mất mà chủ tang chưa có mặt, chủ tang chưa hiểu luật lệ thì bất kỳ người nào cắt một đoạn cây chuối cắm hương. Đây chính là tập tục đề phòng nhiều người hăng hái đi sắm bát hương. Chủ tang có thể trực tiếp làm, có thể nhờ người mua bát hương, tro nếp, vàng quỳ thất bảo,nhờ người viết đệ hiệu và nhờ cao tăng, thày pháp hoặc người cao niên đức độ thạo việc sắp xếp những thứ kể trên vào bát hương. Nhưng rứt khoát những thứ kể trên khi mua sắm về phải chính tay chủ tang lau chùi,xem xét. Sau khi bát hương bốc xong, chủ tang phải hai tay cung kính bưng ngang mày đến trước bàn thờ thần linh thổ công và gia tiên kính cáo và thắp những nén hương đầu tiên. Sau đó, hai tay cung kính bưng ngang mày về nơi người chết làm lễ thiết linh. Bát hương này trên linh sàng người quá cố, cùng cành phan ra nghĩa địa, xong an táng quay về nơi thờ cúng. Nếu đưa vong lên chùa thì rước bát hương lên chùa. Kết thúc lễ chùa,bát hương lại rước về nơi an vị. 

Bát hương thờ vọng. Nhà có nhiều con, họ có nhiều chi hoặc con cái định cư ở xa thì được lập bát hương thờ vọng. Bát hương thờ vọng cũng có đủ các thành phần như bát hương chính ngôi. Bát hương thờ vọng chỉ được lập sau đọan tang(có nơi sau lễ tất khôc-tắt khóc- giỗ đầu). Bát hương vọng nhỏ hơn chính ngôi. Người xin thờ vọng làm lễ mặn, bốc bát hương để trên ngôi thờ chính khấn xin và khất đài. Khi xin được thì lấy ba chân hương của bát hương chính ngôi cắm sang bát hương thờ vọng. Tiếp ba tuần hương, đến nửa tuần thứ ba thì được rước về nơi thờ vọng.

Bát hương tùy biến. Do những hoàn cảnh đặc biệt kiểu thiên tai, chiến tranh, nhà vắng thừa tự...mất bát hương chính ngôi thì xin lập lại bát hương. Thường phải nhờ cao tăng hoặc thày pháp bốc xong để tụng niệm ở chùa hoặc ở điện 100 ngày mới rước về. 

Nếu cứ theo phép lập bát hương cổ nhân để lại thì việc nơi không còn,nơi hai lư hương thờ Đức thánh Trần thì là điều đại kỵ.

Đức Ngài là người lòng nhân ái như biển trời nhưng phép tắc thì nghiêm cẩn khó ai bằng. Con đẻ suy bì chuyện ngành trưởng và công lao dựng ngôi giữ nước đã bị Ngài tước mọi uy quyền,đưa ra trấn thủ biên ải. Ngài còn cực ghét những kẻ hèn nhát và phản quốc. E rằng, trừng phạt của ngài là sấm xét, nữ nhi, cua ốc chả phải hàng Người ra uy.
 
 

8 nhận xét :

  1. Quả báo ngay lập tức. Thánh đã vật kẻ ký lệnh chuyển bát hương. Phen này vàng mã lên giá mạnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cầu xin Đức Thánh Trần đừng vật cổ cả gia đình các "thường vụ thành ủy", nếu có xin chỉ bắt tội cá nhân những kẻ đưa ra chủ trương thôi.

      Xóa
    2. Tôi tin là sau đây sẽ có nhiều lãnh đạo liên quan đến vụ này lần lượt nhận được quả báo...Không gì tốt hơn cho họ là đưa ngay lư hương về chỗ cũ và làm lễ tế xin Ngài xá tội

      Xóa
  2. Lãnh đạo nhièu cấp vuong vào chuyen đại kỵ, e rằng những kẻ hèn nhát và phản quôc...sớm muộn sẽ bị đấng thiêng liêng trừng phạt

    Trả lờiXóa
  3. Nơi thì 2 lư hương, nơi thì không có. Người ký quyết định di dời, mới có mấy ngày đã ra đi. Còn người thực hiện, là nàng KIM YẾN sẽ theo gót sớm thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Nên cầu xin Ngài cho lư Hượng đặt về chỗ cũ và thành tâm xin Ngài tha thứ.

    Trả lờiXóa
  5. Những việc nên tránh mà sao chính quyền cứ tự rước vạ vào thân? Từ trong sâu thẳm do không hiểu biết hay do nhận thức vô thần mà ra?
    Nam mô A Di Đà Phật!

    Trả lờiXóa
  6. Họ, những người CS thời nay, họ vẫn tin thánh thần đấy chứ. Bằng chứng là các đám tang của họ vẫn có áo nâu sồng tụng kinh, trogn đoàn xe tang vẫn có xecho các tăng ni. Thế nhưng trong cái tập thể đảng, họ phải "đồng thuận". Đôi khi kẻ ký các văn bản đụng chạm thánh thần cũng run tay nhưng đã trong cái hàng ngũ đảng thì phải chịu thôi. Họ không đủ can đảm đưéng tách rời, và nhân-quả phải đến.

    Trả lờiXóa