Mặc dù bị rút giấy phép hoạt động nhưng phòng khám Huê Hạ vẫn hành nghề chui
và quảng cáo rầm rộ trên truyền hình.
Phòng khám Trung Quốc dùng kết quả ung thư giả hù dọa, móc tiền bệnh nhân
VietNamnet
06/12/2018 14:47 GMT+7
Khi người dân tới nội soi, phòng khám Trung Quốc chiếu lên màn hình bàng quang bị ung thư nhưng đó lại không phải của người bệnh.
Mánh khóe của phòng khám Trung Quốc móc túi bệnh nhân
12 phòng khám Trung Quốc ở Sài Gòn đóng cửa
Trong phiên chất vấn ngày làm việc thứ 3 kỳ họp 12 HĐND TP.HCM, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm chất vấn Giám đốc Sở y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh về tình trạng phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân diễn ra ngang nhiên trong thời gian dài.
Bà Tố Trâm còn nêu tên phòng khám Trung Trực đường Nguyễn Văn Luông, quận 6 đã tồn tại lâu nay, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý.
VietNamnet
06/12/2018 14:47 GMT+7
Khi người dân tới nội soi, phòng khám Trung Quốc chiếu lên màn hình bàng quang bị ung thư nhưng đó lại không phải của người bệnh.
Mánh khóe của phòng khám Trung Quốc móc túi bệnh nhân
12 phòng khám Trung Quốc ở Sài Gòn đóng cửa
Trong phiên chất vấn ngày làm việc thứ 3 kỳ họp 12 HĐND TP.HCM, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm chất vấn Giám đốc Sở y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh về tình trạng phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân diễn ra ngang nhiên trong thời gian dài.
Bà Tố Trâm còn nêu tên phòng khám Trung Trực đường Nguyễn Văn Luông, quận 6 đã tồn tại lâu nay, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý.
Nam bệnh nhân từng bị "chém" 30 triệu đồng khi vào phòng khám Trung Quốc
ở quận 10, TP.HCM cắt bao quy đầu
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận, việc xử lý vi phạm của các phòng khám Trung Quốc hiện nay còn nhiều bất cập.
Theo ông Bỉnh, trên địa bàn TP có 12 phòng khám Trung Quốc và sở này đã nhận được nhiều ý kiến tố giác các phòng khám này và cũng đã cho đi kiểm tra nhiều lần.
Sai phạm của các phòng khám Trung Quốc là thiếu nhân lực, có bác sỹ đăng ký nhưng khi thực hiện khám bệnh cho người dân thì lại không có bác sỹ. Các hồ sơ sổ sách liên quan đến việc khám chữa bệnh cho bện nhân đều không có.
Giám đốc Sở y tế TP nói rằng các phòng khám Trung Quốc dùng những phương thức lừa gạt tinh vi để lừa gạt người bệnh, kể cả việc dùng công nghệ thông tin.
“Khi người bệnh đến khám, họ chiếu lên màn hình bàng quang bị ung thư nhưng thực tế đó không phải hình ảnh của người bệnh nhưng rất khó để phát hiện ra. Ngay cả cán bộ tới kiểm tra cũng không biết được”, ông Bỉnh nói và cho biết, đoàn kiểm tra phải mời bác sĩ từ bệnh viện đi cùng mới nhận ra được.
Giám đốc sở y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh
Một chiêu thức tinh vi khác của các phòng khám Trung Quốc là dùng quảng cáo online để lừa người dân. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ TT&TT cũng chưa có quy định xử phạt những hành vi quảng cáo này.
Người đứng đầu ngành y tế TP còn nói việc chính các bác sỹ người Việt cũng tham gia tiếp tay cho các hoạt động lừa đảo của các phòng khám này.
“Các bác sỹ người Việt cộng tác với các phòng khám có ghi tên nhưng thực tế là không khám bệnh ở đây. Chính các bác sỹ này cũng tiếp tay cho các phòng khám Trung Quốc lừa đảo”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.
Xử phạt không đủ sức răn đe
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh nói thời gian qua, Sở thường xuyên phối hợp với PA 83 (Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP) để xử lý các phòng khám Trung Quốc vi phạm.
Tuy nhiên, việc xử phạt các phòng khám Trung Quốc hiện nay còn nhiều bất cập, như mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
“Sở đã cho đình chỉ 3 phòng khám từ bốn tháng rưỡi đến 6 tháng. Tuy nhiên, sau sáu tháng thì họ mở lại. Có khi đình chỉ thì họ lại mở phòng khác để người khác đứng tên. Nếu rút giấy phép hành nghề của bác sỹ Trung Quốc vi phạm thì họ lại đưa người khác sang”, ông Bỉnh cho hay.
Với thực trạng nêu trên, ông Bỉnh kiến nghị Bộ Y tế cần tăng mức xử phạt cao hơn. Đồng thời cần phải có các phần mềm để phát hiện những hành vi lừa đảo sử dụng công nghệ cao.
Về giải pháp trước mắt, ông Bỉnh cho hay, Sở Y tế đang tập trung vào việc xử lý 12 phòng khám có yếu tố nước ngoài là các phòng khám Trung Quốc. Đối với các bác sỹ đăng ký chữa bệnh tại các phòng khám này, nếu kiểm tra mà không có bác sỹ khám bệnh sẽ rút giấy phép hành nghề.
“Các phòng khám sau thời gian đình chỉ, muốn hoạt động trở lại thì phải thông qua thẩm định của hội đồng chuyên môn, đủ điều kiện hoạt động thì mới cho mở lại”, ông Bỉnh nói.
Văn Đức
Lương y như "từ mẫu"...
Trả lờiXóaĐọc bài này tôi nhớ lại chuyện ngày trước.
Vào những năm 1960 -1961 tôi còn rất nhỏ, lúc bấy giờ trình độ Y khoa của Miền Bắc Việt nam còn rất i tờ, đặc biệt là các vùng quê xa sôi, người nào có chút kiến thức y tế là được người ta kính trọng coi như Giáo sư Bác sỹ bây giờ.
Tôi có người anh họ là y tá từng làm việc cho quân đội Pháp về giải ngũ. Ai mắc bệnh gì cũng phải gọi ông đến khám chữa bệnh...
Người trong làng gọi ông với cái tên thân mật "ông Binh Khiên"
Có lần tôi bị sốt 39 độ C vào đúng chiều 30 tết họng đau rát. Cha tôi mới ông đến khám. Ông bị điếc năng nên không nghe được bằng ống nghe. Vậy nên ông chỉ dùng tay là chính, ông đặt lòng bàn tay trái lên trán rồi xoa lên bụng và đặt lòng bàn tay lên bụng lấy mu bàn tay phai gõ lên mu bàn tay trái và cho cặp nhiệt độ...Sau một hồi ông trẩn đoán tôi bị viêm phế quản cấp...
Ông lấy trong túi thuốc cá nhân ra một ít bột màu vàng bỏ trong cái ông trúc (Cắt từ cấy trúc làm cần câu) rồi đưa cho bố tôi và nói, đây là thuốc cho nó, thuốc đắng lắm nhà có bánh gai thì lấy 1 miếng nhỏ bánh gai cho thuốc vào trong làm "nhân" vo tròn thành tưng viên nhỏ bằng hạt nhãn rồi cho hắn nuốt...(lúc đó thuốc kháng sinh hiếm lắm). Ông nói:
Từ giờ này đến sàng mai 2 cái bàn chân nó không ấm lên được là nó chết. Mẹ tôi hoảng quá khóc suốt đêm. Bà cho tôi nằm trên ổ rơm chải manh chiếu lên, bên cạnh bếp lửa nấu bánh chưng. Để 2 bàn chân tôi về hướng bếp cho 2 bàn chân được sửi ấm. Sáng mồng 1 tết thì tôi đỡ sốt và 2 bàn chân cũng ấm lên. Ba ngày tết cùng không gọi ông vì ông say xỉn suốt ngày. Uống hết chỗ thuốc ông ấy cho thì tôi cũng khỏi.
Cha me tôi phục lăn như bi...
Đến bây giỡ nghĩ lại mới biết là bị thầy thuốc doạ. Có lẽ thuốc ông cho là bột Tetraciline. Còn bệnh của tôi là bệnh viêm họng.
Đến năm 2003 tôi có anh ban cùng cơ quan cũng bị viêm họng mãn, sờ 2 bên yết hầu có nhiều hạch bằng hạt đậu hạt ngô, uống đủ thứ thuốc không khỏi, đi BV khám Bác sỹ bảo anh bị ung thư vòm họng điều trị hơn 1 tháng không khỏi. Bực mình anh ta xin về nhà tự điều trị bằng thuốc Mường (Thuốc lá Nam) của người dân tộc Mường. Ba bốn tuần sau thì khỏi cho đến nay ...Không chết. Nhưng thỉ thoáng thay đổi thời tiết vẫn bị viêm đau phải uống thuốc. Như vậy là BS cũng hay doạ người để tỏ ra mình giỏi... chữa được bệnh hiểm nghèo.
Nhìn hiện trạng đất nước ta, nói khách quan, lãnh vực nào cũng nhem nhuốc. Hai lãnh vực hệ trọng căn cơ, nền tảng xã hội là chăm sóc sức khỏe và giáo dục, càng đọc, càng nghe, càng nhìn vào thưc tế càng thấy tức, tức mà chẳng biết làm sao. Hai tư lệnh ngành y tế và giáo dục, nói thật, mình không muốn nhìn mặt, thấy mặt là mình ngán tận cổ. Mình không bao giờ thiên vị ai ghét ai, vì ghét người khác chỉ làm khổ mình. Mà mình nghĩ lại, không những hai tư lệnh ngành này, mà nhiều ngành khác, nhiều ông to khác cũng rứa.
Trả lờiXóaDẹp phòng khám Trung Quốc lừa đảo có gì khó đâu. Chỉ cần kiểm tra các bác sỹ Việt Nam tiếp tay cho các bác sỹ đểu từ Trung quốc sang. Khi phát hiện thì kiên quyết rút giấy phép hành nghề là khiếp ngay. Quan trọng là có dám làm hay không mà thôi. Hay làm lại sợ động đến nồi cơm của nhiều người, từ thanh tra tới các ngành chức năng?
Trả lờiXóa