Sân khấu Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 3.
Trần Đức Tiến:. Sáng nay một hội thảo của các tổ chức XHDS bàn về vấn đề chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, trong đó có nâng cao vai trò của các tổ chức đó họp tại khách sạn Hanoi Club đã bị chính quyền bắt dừng lại và không cho tiếp tục với lý do phải xin phép và được sự đồng ý của chính quyền trước một ngày. Ho vin vào một văn bản ban hành từ 1957! về việc tụ tập đông người ở nơi công cộng! Vậy xin hỏi khi đám đông đi bão sau trận chung kết AFF Suzuki Cup 2018 vừa rồi đã xin phép chính quyền chưa?! Các nhà khoa học, những người làm công tác xã hội và cộng đồng họp nhau để bàn về việc làm thế nào nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trong khách sạn, không ảnh hưởng gì tới an ninh và trật tự công cộng thì bị giải tán, còn đám đông tràn đầy đường phố, náo loạn đường phố thù được khuyến khích! Chỉ nhìn vào hai sự việc trên cũng có thể thấy "dân chủ gấp vạn lần so với các nước tư bản" là thế nào! Chả nhẽ nhà cầm quyền muốn có phong trào "yellow vest" ở Việt nam?!
_______
.
.
Chính quyền ngăn cản Hội thảo xã hội dân sự
thường niên lần 3
Nguyễn Trang Nhung
RFA
2018-12-19
Sáng ngày 19/12, hội thảo "Vai trò của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công" đã diễn ra tại khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, tại Việt Nam.
Đồng tổ chức hội thảo là 8 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), v.v.[1]
Hội thảo có sự góp mặt của khoảng 100 người tham dự, trong đó các diễn giả là các tên tuổi trong giới chính sách và xã hội dân sự như TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ThS. Lê Quang Bình – chủ tịch PPWG, TS. Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, ThS. Nghiêm Hoa – điều phối viên HRS, v.v.[2]
Các tham luận của các diễn giả xoay quanh chủ đề của hội thảo, chẳng hạn "Vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công: từ mô hình chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa tư bản tân tự do" (TS. Nguyễn Đức Thành), "Quá trình tư nhân tham gia vào dịch vụ công và vai trò của nhà nước: trường hợp Bridge International Academy" (ThS. Nghiêm Hoa).[3]
Theo lịch trình, hội thảo diễn ra trong một ngày rưỡi, từ ngày 19/12 (cả buổi sáng lẫn buổi chiều) đến ngày 20/12 (riêng buổi sáng). Tuy nhiên, hội thảo phải dừng lại "vì lý một lý do ngoài ý muốn" và "các hoạt động chiều ngày 19 và sáng ngày 20 không thể tiếp tục triển khai", như thông báo trên fanpage của PPWG.[4]
.
Một người tham dự hội thảo cho biết khi TS. Đặng Hoàng Giang đang trình bày tham luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tham gia vào đảm bảo chất lượng và tiếp cận dịch vụ công thì một số đèn bị tắt làm hội trường tối hẳn. Tầm 12h, Ban Tổ chức thông báo cho người tham dự rằng chính quyền sở tại yêu cầu hội thảo phải dừng lại kèm theo lý do.
Lý do đó là Ban Tổ chức hội thảo đã vi phạm Nghị định 257-TTg năm 1957. Như ThS. Nghiêm Hoa viết trên facebook cá nhân của mình thì đó là "một văn bản từ thời chiến được khai quật để áp dụng cho BTC Hội thảo thường niên: tụ tập hơn 5 người ở nơi công cộng phải báo trước 24h cho chính quyền sở tại!".[5]
Sự can thiệp của chính quyền vào các sự kiện của xã hội dân sự bằng cách ngắt điện không phải là hiếm. Nhiều sự kiện của xã hội dân sự từ trước tới nay đã bị can thiệp theo cách này, như hội thảo về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa của các cá nhân, nhóm độc lập vào năm 2011 tại Hà Nội, [6] workshop về bảo mật cho máy tính của giới hoạt động vào năm 2017 tại Sài Gòn, v.v.
Việc làm của chính quyền trong hội thảo xã hội dân sự thường niên lần này cho thấy ý muốn và nỗ lực kiểm soát của họ ngay cả đối với các tổ chức xã hội dân sự lành mạnh, không có hoặc có ít tính chính trị, và phần nhiêu là có đăng ký.
Trong khi hai hội thảo trước đã diễn ra trọn vẹn, hội thảo lần này bị buộc dừng lại một phần vì tính nhạy cảm của chủ đề, một phần có thể vì chính quyền chủ trương gia tăng sự kiểm soát đối với xã hội dân sự. Như vậy, việc tổ chức các hội thảo xã hội dân sự thường niên tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn.
Xã hội dân sự cùng nhà nước và thị trường vốn là 3 trụ cột của sự phát triển của một quốc gia. Khi xã hội dân sự bị ngăn cản, không chỉ người dân mà cả nhà nước cũng chịu tổn thất, vì khi ấy, nhìn chung, nhà nước khó có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của quốc gia.
Bởi thế, nếu thực tâm muốn quốc gia phát triển, chính quyền cần tôn trọng không gian sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự. Xa hơn, chính quyền cần đối thoại và phối hợp với họ trong việc tìm kiếm các biện pháp đưa Việt Nam đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Nguyễn Trang Nhung
RFA
2018-12-19
Sáng ngày 19/12, hội thảo "Vai trò của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công" đã diễn ra tại khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, tại Việt Nam.
Đồng tổ chức hội thảo là 8 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), Liên minh hành động vì công bằng và sức khỏe (PAHE), Nhóm quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Không gian nhân quyền (HRS), Mạng giới và phát triển cộng đồng (GENCOMNET), v.v.[1]
Hội thảo có sự góp mặt của khoảng 100 người tham dự, trong đó các diễn giả là các tên tuổi trong giới chính sách và xã hội dân sự như TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ThS. Lê Quang Bình – chủ tịch PPWG, TS. Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng, ThS. Nghiêm Hoa – điều phối viên HRS, v.v.[2]
Các tham luận của các diễn giả xoay quanh chủ đề của hội thảo, chẳng hạn "Vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công: từ mô hình chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa tư bản tân tự do" (TS. Nguyễn Đức Thành), "Quá trình tư nhân tham gia vào dịch vụ công và vai trò của nhà nước: trường hợp Bridge International Academy" (ThS. Nghiêm Hoa).[3]
Theo lịch trình, hội thảo diễn ra trong một ngày rưỡi, từ ngày 19/12 (cả buổi sáng lẫn buổi chiều) đến ngày 20/12 (riêng buổi sáng). Tuy nhiên, hội thảo phải dừng lại "vì lý một lý do ngoài ý muốn" và "các hoạt động chiều ngày 19 và sáng ngày 20 không thể tiếp tục triển khai", như thông báo trên fanpage của PPWG.[4]
.
Lý do đó là Ban Tổ chức hội thảo đã vi phạm Nghị định 257-TTg năm 1957. Như ThS. Nghiêm Hoa viết trên facebook cá nhân của mình thì đó là "một văn bản từ thời chiến được khai quật để áp dụng cho BTC Hội thảo thường niên: tụ tập hơn 5 người ở nơi công cộng phải báo trước 24h cho chính quyền sở tại!".[5]
Sự can thiệp của chính quyền vào các sự kiện của xã hội dân sự bằng cách ngắt điện không phải là hiếm. Nhiều sự kiện của xã hội dân sự từ trước tới nay đã bị can thiệp theo cách này, như hội thảo về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa – Trường Sa của các cá nhân, nhóm độc lập vào năm 2011 tại Hà Nội, [6] workshop về bảo mật cho máy tính của giới hoạt động vào năm 2017 tại Sài Gòn, v.v.
Việc làm của chính quyền trong hội thảo xã hội dân sự thường niên lần này cho thấy ý muốn và nỗ lực kiểm soát của họ ngay cả đối với các tổ chức xã hội dân sự lành mạnh, không có hoặc có ít tính chính trị, và phần nhiêu là có đăng ký.
Trong khi hai hội thảo trước đã diễn ra trọn vẹn, hội thảo lần này bị buộc dừng lại một phần vì tính nhạy cảm của chủ đề, một phần có thể vì chính quyền chủ trương gia tăng sự kiểm soát đối với xã hội dân sự. Như vậy, việc tổ chức các hội thảo xã hội dân sự thường niên tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn.
Xã hội dân sự cùng nhà nước và thị trường vốn là 3 trụ cột của sự phát triển của một quốc gia. Khi xã hội dân sự bị ngăn cản, không chỉ người dân mà cả nhà nước cũng chịu tổn thất, vì khi ấy, nhìn chung, nhà nước khó có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của quốc gia.
Bởi thế, nếu thực tâm muốn quốc gia phát triển, chính quyền cần tôn trọng không gian sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự. Xa hơn, chính quyền cần đối thoại và phối hợp với họ trong việc tìm kiếm các biện pháp đưa Việt Nam đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
---------------------
Chú thích:
[1] Thông tin hội thảo
https://www.facebook.com/events/216330102494580
[2][3] Lịch trình hội thảo
https://docs.google.com/document/d/1T40EAeIvWSgSKCelpGsQ87RpHqGuWrLuOLOo...
[4] https://www.facebook.com/ppwgvietnam/posts/1058119101037050
[5] ThS. Nghiêm Hoa viết về việc hội thảo bị buộc dừng lại
https://www.facebook.com/florainutopia/posts/10156895710732463
[6] TS Nguyễn Nhã thuyết trình về chủ quyền Việt Nam tại HS - TS
https://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/tuong-thuat-truc-tiep-thuyet...
Y chang thực dân Pháp năm xưa khủng bố,đàn áp những người yêu nước mỗi lần họ "tụ họp quá 5 người".
Trả lờiXóaNếu vậy một đám tang cũng phải xin phép à?
XóaLãnh đạo toàn diện và triệt để mà ! Các vị cần hiểu, đã đến lúc, không kẻ nào được phép chõ mũi vào bất cứ việc gì, nếu không được chấp nhận như một kẻ điếu đóm...
Trả lờiXóaMọi người cứ mặc áo đỏ và xích tay chân mình vào trái bóng rồi múa mênh la hét cuồng loạn như bọn điên đi bão trong buổi hội thảo xem có ổn không?!
Trả lờiXóaCó lẽ phải giống nước Pháp : phải có phong trào áo vàng (yellow vest)ở VN thì may ra nhà cầm quyền CS mới hiểu ra đôi chút về quyền tự do của con người .
Trả lờiXóaMình là một Đảng viên. Mình thấy thế này thì thật quá độc tài và vô cùng bất bình. Chứng kiến những việc thế này thì thử hỏi vì sao mà các Đảng viên không tự diễn biến, tự chuyển hóa, chẳng lẽ cứ để cho những kẻ bảo thủ gieo rắc mãi những lý luận cổ hủ của chúng hay sao.
Trả lờiXóaSao không ra quán bia mà dẹp.
Trả lờiXóaCác bác thử hình dung : Trong 1 gia đình mà bố mẹ làm gì nói gì , đàn con cháu nhất nhất phải coi đó là chân lí muôn đời , không được hó hé ý kiến gì , không bao giờ được trao đổi phê phán những gì cổ hủ lỗi thời của bố mẹ để tìm hướng phát triển cho gia đình . Một gia đình mà như thế thì chắc chắn lụi tàn chứ làm sao mà ngẩng đầu với xóm làng được .
Trả lờiXóaHội thảo bị ngăn cản, nhìn sâu xa , cũng là thành công .
Trả lờiXóa