Chu Mộng Long
KHÔNG PHÂN BIỆT CHÍNH QUY VÀ VỪA LÀM VỪA HỌC:
KHÔNG PHÂN BIỆT CHÍNH QUY VÀ VỪA LÀM VỪA HỌC:
THỰC CHỨ HƯ GÌ NỮA?
Quốc hội vừa thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật: không phân biệt hệ chính quy và vừa làm vừa học (gọi theo cách cũ là tại chức, chuyên tu, từ xa).
Quyết định này chắc chắn làm nức lòng các quan chức từ cấp xã đến cấp trung ương, vì đa số đang sở hữu bằng tại chức.
Mà không chỉ quan chức, trong mười năm gần đây, tỉ lệ cấp bằng chính quy và tại chức hàng năm là 10/90. Trường chúng tôi có những thời điểm chỉ có 3000 sinh viên chính quy thì đã có 20.000 học viên tại chức.
Trong khi sự bấm nút của quốc hội làm nức lòng đa số người học thì nhiều bạn sinh viên chính quy (đã ra trường và đang học) của tôi vào inbox hoặc hỏi trực tiếp tôi trong sự uất nghẹn: "Thầy ơi, chuyện đánh đồng chính quy với tại chức là thực hư thế nào? Sao bất công vậy? Chúng em còn động lực nào mà học tập, phấn đấu nữa?".
Thật khó trả lời cho các bạn.
Về nguyên tắc, bằng cấp là xác nhận một năng lực, một trình độ sau một thời gian học tập và phấn đấu. Đối với giáo dục hiện đại với phương châm học suốt đời, người ta không có điều kiện học tập trung thì học các hình thức khác, kể cả quyền tự học và được phép tham gia các kỳ thi.
Không có quốc gia nào phân biệt tại chức với chính quy. Nhưng điều quan trọng là người ta đã tổ chức học tập và thi cử như thế nào để đảm bảo chất lượng tương đương. Tất nhiên, yếu tố quyết định còn nằm ở khâu tuyển dụng nữa.
Còn Việt Nam thì chưa chấn chỉnh mặt bằng chất lượng và minh bạch khâu tuyển dụng mà đã thông qua sự bình đẳng giá trị, thực chất là cào bằng giữa các hệ đại học. Đó là một "chiến lược" tiêu hủy hoàn toàn động lực học tập và phấn đấu của người học.
Tôi có hàng vạn học trò học hệ tại chức. Tôi là thầy giáo của họ, tôi không được nói điều ngoài xã hội vẫn nói "ngu như taị chức". Đó là sự xúc phạm họ và tự xúc phạm chính mình với tư cách là người thầy. Nếu trò có ngu là tại thầy.
Tôi tuyệt nhiên không có lời trách các bạn. Học trò tôi dù là chính quy hay tại chức tôi đều trân trọng như nhau.
Vậy thì trách ai bây giờ?
Trong khi sự thực, không thể đánh đồng chất lượng chính quy với tại chức. Mặc dù từ lâu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu xây dựng chương trình tại chức tương đương như chính quy. Các kỳ thi đầu vào đầu ra cũng được xem như chuẩn quốc gia. Nhưng cách tổ chức đào tạo, thi cử tại chức có đảm bảo chất lượng và trình độ như chính quy hay không thì ai cũng biết, trừ những cái đầu dối trá cố tình ngụy biện.
Ba ngày học xong một giáo trình, kể cả đó là giáo trình ngoại ngữ. Thời lượng học mỗi ngày 10 tiết, nhưng thực học là bao nhiêu tiết, học viên lên lớp đảm bảo chuyên cần như thế nào, thi cử ra sao, trong đó có cả những quan hệ ăn nhậu, phong bì phong bao ra sao chỉ người nằm trong chăn có dám thú nhận hay không.
Nhưng đau lòng nhất là kết quả học tập của học viên tại chức thường cao hơn chính quy. Vì sao thì hỏi các thầy cô.
Một tâm lý phổ biến trong giới đại học là, nếu khắt khe với hệ tại chức thì sẽ... không có người học để thu học phí và thêm nguồn thu nhập. Cho nên điểm đẹp và bằng đẹp như là cái mồi nhử để chiêu sinh. Ngược lại, trong khi người dạy dùng điểm đẹp và bằng đẹp để nhử mồi người học, thì người học lại dùng tiền và ăn nhậu (không loại trừ cả tình) để đánh bã người dạy.
Và như vậy, trong điều kiện xã hội tuyển dụng theo bằng cấp, trừ số đông những người đã có việc làm rồi mới đi học để giữ ghế và công việc, cơ hội việc làm của hệ tại chức là cao hơn chính quy chứ không bình đẳng như các đại biểu tưởng tượng.
Vậy là nỗ lực đấu tranh để nâng cao chất lượng đào tạo bao nhiêu lâu nay của những người tâm huyết với giáo dục, với vận mệnh của quốc gia, dân tộc coi như đã đổ xuống sông xuống biển từ một đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và từ một cái bấm nút của Quốc hội! Đau lòng thay!
Đau lòng nhất là các sinh viên học chính quy, từ sàng lọc đầu vào qua môt kỳ thi tuyển sinh vật vã, từ chuyên cần đến học tập và sáng tạo cật lực để có tấm bằng khá giỏi lại khó xin việc hơn lạc đà chui qua lỗ kim vì lực lượng tại chức hùng hậu đã chiếm hết chỗ!
Xem bài: Từ 1/7/2019, bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị như nhau
"Cứt cũng như rươi"
Trả lờiXóaRẤT RẤT đúng.
Trả lờiXóaChuyến này có quan sẽ có tới dăm bảy bằng đại học.
Trả lờiXóaMột đất nước mà loạn về giá trị bằng cấp thì đó là khởi đầu của đại loạn.
Trả lờiXóaNhững bạn trẻ có nghề " Đi học hộ " sẽ rất vui mừng ; Hàng ngày chạy " sô " đi " học hộ " các quan chức tham gia các lớp chuyên tu , tại chức . Chỉ cần có mặt điểm danh là ẵm 50 - 100 k , rồi nhanh chân chạy " sô " thêm một hai lớp nữa ; Nếu ở lại chép bài hộ thì ăn gọn 200k . Đến kì thi , các khoản " hộ " còn được trả phí hậu hỹ .
Trả lờiXóaHoan hô tại chức . Hoan hô chuyên tu đã tạo công ăn việc làm cho đội ngũ sinh viên đã ra trường nhưng thất nghiệp .
-Nghề nghiệp: Học hộ.
Xóa"ăn như chuyên tu, ngu như tại chức"
Trả lờiXóa"dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" mới đúng bạn ạ.
XóaTuy ngu dốt như chuyên tu tại chức nhưng dẫu sao vẫn là có học ( nếu học nghiêm túc ) còn hơn chán vạn những " bố " sài bằng giả ; Mà " công nghệ sản xuất bằng giả " bây giờ tinh vi , như bằng thật 100% , đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng .
Trả lờiXóaNếu thật sự để chọn thực học thì tôi ủng hộ. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm tới yếu tố thực chất. Nhiều người học chính quy, thậm chí là học chuyên từ bé nhưng làm việc có ra gì đâu, không có chất lượng chút nào hết, vì có tự học đâu, có đọc sách nhiều đâu mà thực chất được. Cho nên, chúng ta không cần hình thức nữa, hãy cạnh tranh bằng năng lực thật.
Trả lờiXóaTư nhân hóa hết các lĩnh vực đi, sẽ không ai để ý bằng cấp nữa. Đi xin việc người Mỹ chỉ hỏi: "Anh làm được việc gì?", chứ người ta không hỏi: "Anh có bằng cấp gì?"
Trả lờiXóa