TƯỞNG NHỚ LUẬT SƯ
Luân Lê
Các vị chắc cũng biết rõ là Lenin là một luật sư trước khi trở thành một người đi làm cách mạng vô sản và tạo lập ra các công xã đầu tiên sau cách mạng.
Nhưng chỉ vì sự thù hận bởi chế độ Sa Hoàng tàn bạo đã giết chết anh trai ông ta mà ông đã theo con đường chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng để lật đổ chế độ phóng kiến khốc hại đó. Nhưng cuối cùng thì ông lại tạo ra một chính quyền khét tiếng với sự chuyên chế tàn ác, dã man, kiểm soát xã hội còn hơn cả chế độ Sa Hoàng mà ông vừa lật đổ trong sự căm phẫn của cả ông và nhân dân Nga.
Có một lãnh tụ khác của cộng sản cũng là luật sư, ở đất nước Cuba, Fidel Castro, nhưng ông là con nhà giàu có và thường bào chữa miễn phí cho những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Và ông đã thành công với cuộc lật đổ chế độ độc tài quân phiệt để lập nên một chế độ độc đảng và độc quyền chính trị. Và nó dẫn ông tới con đường của sự nghèo đói, lạc hậu và cô độc sau 50 năm cầm quyền cho tới khi chết.
Có hai con người cũng là luật sư, Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, đều theo con đường đấu tranh bất bạo động để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị và đưa đất nước vào quỹ đạo của một chế độ chính trị dân chủ cùng các giá trị tự do.
Riêng ông Nguyễn Ái Quốc thì thoát nạn và được bảo vệ bởi hai luật sư người Anh và nhờ hệ thống tư pháp độc lập của Hồng Kông trong vụ án hình sự nổi tiếng ngay cả thời bấy giờ. Cũng chính vì thế ông mới có cơ hội để thành lập đảng cộng sản và sau đó làm cách mạng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng cũng bởi thế mà ông thực sự hiểu sự quý báu của các giá trị của tự do, của hệ thống tư pháp và vai trò của luật sư trong một xã hội pháp trị là như thế nào.
Từ tất thảy những điều ấy, có thể cho ta thấy rằng, cộng sản và chế độ cộng sản có khá nhiều sự liên quan cốt yếu và mang nhiều ân huệ với luật sư cũng như được thừa hưởng những giá trị tươi đẹp của các thể chế chính trị dân chủ (pháp trị) thực chất của xứ tư bản.
Nhưng thực trớ trêu, kiểu như Trung Quốc vậy, có lẽ vì thế mà chế độ cộng sản nước này lại trở nên căm ghét giới luật sư và đàn áp thẳng tay tầng lớp này để thoát khỏi mầm mống của những cuộc cách mạng chính trị trong tương lai mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chế độ cộng sản Trung Quốc không hề lo ngại giới trung lưu hay nhà giàu của quốc gia họ, mà họ đề phòng và cảnh giác cao nhất đối với giới luật sư như một lực lượng chính trị tiềm tàng đầy sự nguy hiểm cho chế độ. Nên luật pháp và luật sư là thứ họ không bao giờ cần tới, ngoài việc khi nó có thể dùng để trang điểm hoặc có tác dụng đánh lừa quốc tế.
V.I.Lenin cũng chỉ là một cá nhân của một giai đoạn lịch sử. Và việc thất bại của mô hình công xã, rồi sau đó là sự tàn lụi và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cộng với việc chính người Nga không còn mặn mà gì với thứ chủ nghĩa hay kể cả lý tưởng của nó, đã đến lúc không ai còn cần phải bấu víu vào một con người đã chết cách đây cả trăm năm để tôn vinh và tự hào về bản thân mình và cho thời đại đang hiện tồn nữa.
Ông ấy, tức Lenin, có thực hiện cách mạng và đưa ra những quan điểm chính trị của mình cũng chỉ là để giải quyết những vấn đề của thời đại mà ông đang sống và cho những con người đang cùng với một thân phận như ông dưới một triều đại chuyên chế suy mạt lúc bấy giờ. Vì ngay sau đó, thời của Stalin thì mọi chuyện đã trở nên đổi khác hoàn toàn, đến mức nó đã khiến cho Liên Xô trở thành một chế độ toàn trị tuyệt đối mà mức tàn phá cũng như sự huỷ hoại của nó là khủng khiếp chưa từng có với con người và văn hoá.
Vì vậy, hãy trở nên là chính mình và trả lời cho các câu hỏi của thời cuộc đang đặt ra. Lịch sử chỉ là trang giấy được lật giở và nằm im trong quá khứ. Tương lai bất định và không thể đoán trước, nó càng không bị điều khiển hay chi phối bởi quá khứ, vì thế mà chỉ chúng ta mới biết mình phải làm gì vào lúc mà chúng ta đang là chủ thể của hoàn cảnh và thời đại.
Luân Lê
Các vị chắc cũng biết rõ là Lenin là một luật sư trước khi trở thành một người đi làm cách mạng vô sản và tạo lập ra các công xã đầu tiên sau cách mạng.
Nhưng chỉ vì sự thù hận bởi chế độ Sa Hoàng tàn bạo đã giết chết anh trai ông ta mà ông đã theo con đường chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng để lật đổ chế độ phóng kiến khốc hại đó. Nhưng cuối cùng thì ông lại tạo ra một chính quyền khét tiếng với sự chuyên chế tàn ác, dã man, kiểm soát xã hội còn hơn cả chế độ Sa Hoàng mà ông vừa lật đổ trong sự căm phẫn của cả ông và nhân dân Nga.
Có một lãnh tụ khác của cộng sản cũng là luật sư, ở đất nước Cuba, Fidel Castro, nhưng ông là con nhà giàu có và thường bào chữa miễn phí cho những người nghèo và yếu thế trong xã hội. Và ông đã thành công với cuộc lật đổ chế độ độc tài quân phiệt để lập nên một chế độ độc đảng và độc quyền chính trị. Và nó dẫn ông tới con đường của sự nghèo đói, lạc hậu và cô độc sau 50 năm cầm quyền cho tới khi chết.
Có hai con người cũng là luật sư, Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, đều theo con đường đấu tranh bất bạo động để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị và đưa đất nước vào quỹ đạo của một chế độ chính trị dân chủ cùng các giá trị tự do.
Riêng ông Nguyễn Ái Quốc thì thoát nạn và được bảo vệ bởi hai luật sư người Anh và nhờ hệ thống tư pháp độc lập của Hồng Kông trong vụ án hình sự nổi tiếng ngay cả thời bấy giờ. Cũng chính vì thế ông mới có cơ hội để thành lập đảng cộng sản và sau đó làm cách mạng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng cũng bởi thế mà ông thực sự hiểu sự quý báu của các giá trị của tự do, của hệ thống tư pháp và vai trò của luật sư trong một xã hội pháp trị là như thế nào.
Từ tất thảy những điều ấy, có thể cho ta thấy rằng, cộng sản và chế độ cộng sản có khá nhiều sự liên quan cốt yếu và mang nhiều ân huệ với luật sư cũng như được thừa hưởng những giá trị tươi đẹp của các thể chế chính trị dân chủ (pháp trị) thực chất của xứ tư bản.
Nhưng thực trớ trêu, kiểu như Trung Quốc vậy, có lẽ vì thế mà chế độ cộng sản nước này lại trở nên căm ghét giới luật sư và đàn áp thẳng tay tầng lớp này để thoát khỏi mầm mống của những cuộc cách mạng chính trị trong tương lai mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chế độ cộng sản Trung Quốc không hề lo ngại giới trung lưu hay nhà giàu của quốc gia họ, mà họ đề phòng và cảnh giác cao nhất đối với giới luật sư như một lực lượng chính trị tiềm tàng đầy sự nguy hiểm cho chế độ. Nên luật pháp và luật sư là thứ họ không bao giờ cần tới, ngoài việc khi nó có thể dùng để trang điểm hoặc có tác dụng đánh lừa quốc tế.
V.I.Lenin cũng chỉ là một cá nhân của một giai đoạn lịch sử. Và việc thất bại của mô hình công xã, rồi sau đó là sự tàn lụi và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cộng với việc chính người Nga không còn mặn mà gì với thứ chủ nghĩa hay kể cả lý tưởng của nó, đã đến lúc không ai còn cần phải bấu víu vào một con người đã chết cách đây cả trăm năm để tôn vinh và tự hào về bản thân mình và cho thời đại đang hiện tồn nữa.
Ông ấy, tức Lenin, có thực hiện cách mạng và đưa ra những quan điểm chính trị của mình cũng chỉ là để giải quyết những vấn đề của thời đại mà ông đang sống và cho những con người đang cùng với một thân phận như ông dưới một triều đại chuyên chế suy mạt lúc bấy giờ. Vì ngay sau đó, thời của Stalin thì mọi chuyện đã trở nên đổi khác hoàn toàn, đến mức nó đã khiến cho Liên Xô trở thành một chế độ toàn trị tuyệt đối mà mức tàn phá cũng như sự huỷ hoại của nó là khủng khiếp chưa từng có với con người và văn hoá.
Vì vậy, hãy trở nên là chính mình và trả lời cho các câu hỏi của thời cuộc đang đặt ra. Lịch sử chỉ là trang giấy được lật giở và nằm im trong quá khứ. Tương lai bất định và không thể đoán trước, nó càng không bị điều khiển hay chi phối bởi quá khứ, vì thế mà chỉ chúng ta mới biết mình phải làm gì vào lúc mà chúng ta đang là chủ thể của hoàn cảnh và thời đại.
Khối XHCN sụp đổ những ông LeNin vẫn nằm trong lăng tại Quảng trường đỏ. Kiên trì bám trụ với hy vọng một mai CNXH sẽ thành công trên toàn thế giới. Hay ít nhất là ở một nơi nào đó như Venezuela hay Bắc Hàn... Đến khi đó biết đâu có chính quyền nào dang rộng vòng tay đón thi hài ông về thờ thay vì dựng tượng như lâu nay. Huhu.
Trả lờiXóaNội dung bài được tác giả đề cập rất rõ ràng , dễ hiểu . Có lẽ chỉ có người bị tâm thần hoặc lú lẫn mới không hiểu hoặc cố tình không hiểu .
Trả lờiXóa