Cố nghệ sĩ Thanh Nga - Ảnh: Đinh Tiến Mậu.
Nhân 40 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga (26.11.1978 - 26.11.2018)
40 năm nhìn lại vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Một Thế Giới
26/11/2018 16:11
Vào năm 1978, thành phố Sài Gòn lại rúng động với một vụ án mạng. Người bị giết là vợ chồng “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga. Bọn cướp đã ra tay sát hại cả hai vợ chồng ngay trong nhà khi cố bảo vệ cậu con trai chưa tròn 5 tuổi.
40 năm nhìn lại vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
Một Thế Giới
26/11/2018 16:11
Vào năm 1978, thành phố Sài Gòn lại rúng động với một vụ án mạng. Người bị giết là vợ chồng “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga. Bọn cướp đã ra tay sát hại cả hai vợ chồng ngay trong nhà khi cố bảo vệ cậu con trai chưa tròn 5 tuổi.
Tròn 40 năm, thời gian trôi qua, nhưng những ký ức về bà trong lòng khán giả vẫn không phai nhạt.
Đêm 26.11.1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Hơn 23 giờ khuya hôm ấy, một kẻ lạ mặt đã xông vô xe chĩa súng đòi bắt cóc con trai bà. Trong lúc cố gắng bảo vệ con trai, nữ nghệ sĩ Thanh Nga và chồng đã bị bọn bắt cóc nổ súng sát hại. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của một ngôi sao đang thời kỳ rực rỡ nhất. Năm đó Thanh Nga 36 tuổi.
Lúc 23 giờ 30, đêm 26.11.1978 nghệ sĩ Thanh Nga kết thúc vai "Thái hậu Dương Vân Nga"
ở rạp Thủ Đô đã được chồng lái xe đưa về - Ảnh: Dựng lại lại hiện trường của CA TP.HCM.
Linh cữu vợ chồng Thanh Nga được quàn tại Hội Văn học nghệ thuật TP
Sài Gòn (81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM). Hàng vạn khán giả Sài Gòn và
các tỉnh ngoài Trung, trong Nam về thắp hương vĩnh biệt, đứng tràn cả
ra đường Tú Xương - Trương Định... Giờ động quan, giới nghệ sĩ cải lương
rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng
cổ nói chung. Đám tang Thanh Nga là một đám tang đông đảo người đưa tiễn
nhất Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) thời ấy.
Hung thủ chĩa súng vào đầu, Thanh Nga cắn vào tay tên cướp cứu con trai, nhưng tiếng súng chát chúa vang lên, nữ nghệ sĩ ôm ngực đổ gục xuống băng ghế - Ảnh: Dựng lại hiên trường vụ án của CA TP.HCM.
Vụ án đã gây chấn động động dư luận thời bấy giờ. Ngay sau khi xảy ra, Công an TPHCM đã lập chuyên án mang tên TN.11 để điều tra tìm ra thủ phạm. Các trinh sát tinh nhuệ được huy động tham gia phá án, lực lượng chủ công là các chiến sĩ thuộc đội SBC (săn bắt cướp) của thành phố.
Vụ án đã gây chấn động động dư luận thời bấy giờ. Ngay sau khi xảy ra, Công an TPHCM đã lập chuyên án mang tên TN.11 để điều tra tìm ra thủ phạm. Các trinh sát tinh nhuệ được huy động tham gia phá án, lực lượng chủ công là các chiến sĩ thuộc đội SBC (săn bắt cướp) của thành phố.
Công an khám nghiệm hiện trường - Ảnh: Tư liệu CA TP.HCM.
Trong quá trình điều tra về vụ giết hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
thì ở thành phố lại xảy ra vụ bắt cóc con trai bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ. Lần
theo vụ án này và vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, đội điều tra đã
phát hiện được nhiều manh mối quan trọng.
Sau khi gây án hung thủ lên xe 67 tẩu thoát - Ảnh: Dựng lại hiên trường vụ án
của CA TP.HCM
Tháng 4.1979, vụ án đã tìm được hung thủ. Hai tên Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức đã được mang ra xét xử và nhận án tử hình.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, cuối năm 1978, bọn cướp lên kế hoạch bắt cóc bé Phạm Duy Hà Linh (bé Cúc Cu, 5 tuổi, giờ là nghệ sĩ hài Hà Linh) con trai nghệ sĩ Thanh Nga để đòi tiền chuộc. Người có tên Tân là kẻ cầm đầu băng tội phạm chuyên sử dụng súng khi gây án.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, cuối năm 1978, bọn cướp lên kế hoạch bắt cóc bé Phạm Duy Hà Linh (bé Cúc Cu, 5 tuổi, giờ là nghệ sĩ hài Hà Linh) con trai nghệ sĩ Thanh Nga để đòi tiền chuộc. Người có tên Tân là kẻ cầm đầu băng tội phạm chuyên sử dụng súng khi gây án.
Hung thủ sát hại nghệ sĩ Thanh Nga bị bắt - Ảnh: Tư liệu CA TP.HCM
Đúng vào đêm 26.11.1978, kế hoạch tội ác của tên Tân bắt đầu thực
hiện. Đêm đó, tại một quán cà phê ở ngã 6 Lê Văn Duyệt, Tân và đồng bọn
ngồi đợi xe nghệ sĩ Thanh Nga đi diễn về. Lúc 23 giờ 30, nghệ sĩ Thanh
Nga kết thúc vở diễn Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp Thủ Đô, được
chồng lái xe đón về. Khi chiếc ôtô của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga rẽ
đường Ngô Tùng Châu, Tân chở Đức bám theo sau bằng xe Honda 67 về đến
cổng. Khi ôtô vào gara, Tân rút súng ngắn đã lên đạn lao vào bên trong.
Vệ sĩ của nghệ sĩ Thanh Nga vừa mở cửa xe, Tân đạp ngã anh này rồi trườn
vào bên trong bắt bé Cúc Cu. "Các ông muốn gì vợ chồng tôi cũng đáp ứng
nhưng đừng bắt con tôi" - hồ sơ vụ án thể hiện nghệ sĩ Thanh Nga đã van
nài. Đôi bên giằng co, Thanh Nga cắn vào tay kẻ cầm súng để cứu con
trai nhưng tiếng súng chát chúa vang lên, nữ nghệ sĩ ôm ngực đổ gục
xuống băng ghế. Chồng Thanh Nga lao đến ngăn cản thì trúng phát súng thứ
2 của Tân khiến ông này gục xuống.
Hiện trường vụ giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga - Ảnh dựng lại của CA TP.HCM
Nghệ sĩ Thanh Nga sinh năm 1942, lúc nhỏ có tên là Juilette Nga. Từ
lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên
sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa – dưỡng phụ của Thanh Nga –
làm bầu gánh. Nhờ nhạc trưởng Út Trong của đoàn Thanh Minh rèn luyện cho
nhiều bài bản cổ nhạc, Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt
khi mới 8 tuổi, bắt đầu chính thức diễn trên sân khấu qua vai đào con
trong các tuồng như Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn di hận, Lửa hờn…Biệt
hiệu “Thần đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn này. Rèn luyện cho chín
muồi, bà bước vào vai chính đầu tiên lúc 16 tuổi, vai sơn nữ Phà Ca
trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới.
Gia đình nghệ sĩ Thanh Nga - Ảnh: Tư liệu GĐ
Đầu năm 1970 Thanh Nga làm cho giới nghệ thuật và khán giả phải nể phục và chú ý khi sáng tác tuồng theo chủ đề Không tung lên màn ảnh nhỏ truyền hình Sài Gòn. Từ loạt vở này, Thanh Nga được mọi người đặt thêm biệt hiệu “Người đẹp không tên”.
Nghệ sĩ Thanh Nga cùng ekip làm phim Hai chuyến xe hoa - Ảnh: Tư liệu GĐ
Diễn cải lương cho đoàn nhà, Thanh Nga còn là gương mặt sáng trên
truyền hình Sài Gòn (THVN9). Ngoài ban Thanh Minh - Thanh Nga, bà còn
hợp tác diễn chính cho các ban khác qua những vở như : Ban Năm Châu - Trời muốn cho em đẹp của soạn giả Ngọc Linh (diễn chung với Thanh Tú, Bảo Quốc, Ngọc Đan Thanh...), ban Kiều Mai Lý - Người thua cuộc của soạn giả Nguyên Thảo (diễn chung với Hùng Cường, Kiều Mai Lý, Bảo Quốc…), ban Phụng Hảo - Yêu trong mộng tưởng của soạn giả Trần Qụân (diễn với Dũng Thanh Lâm, Thanh Sang, Bạch Lê, Bảo Quốc…), Tình xuân muôn tuổi của soạn giả Nguyễn Phương (diễn cùng NSND Phùng Há, Ngọc Nuôi, Thành Được, Ngọc Đan Thanh,…), diễn vai Thúy Kiều – Cung thương sầu nguyệt hạ (của ban Bạch Tuyết), …
Thanh Nga trong phim Giờ giới nghiêm - Ảnh: Tư liệu
Tính đến ngày mất, nghệ sĩ Thanh Nga đã thu hình cho Đài truyền hình
Sài Gòn (sau này là HTV) hơn 80 vở diễn, đa số là cải lương và một số ít
vở kịch truyền hình.
Thanh Nga đến với điện ảnh khi đã là ngôi sao sáng chói bên lĩnh vực cải lương. Sau thành công rực rỡ với vai diễn đầu tiên trong phim nhựa màu Đôi mắt người xưa hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc ở miền Nam trước năm 1975, qua những cuốn phim khác như: Hai chuyến xe hoa, Ngàn năm mây bay, Mùa thu cuối cùng, Bụi phấn hồng, Thương muộn, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và Điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Sau giờ giới nghiêm, Người cô đơn, Một thoáng đam mê, Đứa con trong lửa đỏ…
Các nghệ sĩ Bích Sơn, Hữu Phước, Thanh Nga, Út Trà Ôn trong vở Tóc rối người yêu cũ soạn giả Hoa Niên - Dạ Lý - Ảnh: Tư liệu
Dù bận rộn với các hợp đồng đóng phim, Thanh Nga vẫn dành cho sân
khấu sự ưu tiên số một trong chọn lựa. Sân khấu là nơi Thanh Nga đón
nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn thành công khác như Sắc đẹp nàng vô tội (Nguyễn Liêu), Mưa rừng (Hà Triều - Hoa Phượng), Gió ngược chiều (Nguyễn Thành Châu), Hoa
Mộc Lan, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, Mạnh Lệ Quân, Dương Quý Phi, Tiếng
hạc trong trăng, Giữa chốn bụi hồng, Mộng Bá Vương, San Hậu, Phụng Nghi
Đình, Đời cô Lựu, Sau ngày cưới, Bóng tối và ánh sáng, Tấm lòng của
biển, Bên cầu dệt lụa..
Nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng - ông Phạm Duy Lân - Ảnh: Tư liệu
Thanh Nga tham gia phim ảnh nhiều là từ năm 1969, bà trở thành một
trong những diễn viên điện ảnh đại diện miền Nam tham dự Liên hoan phim Á
Châu tại Đài Bắc năm 1971, giải "Diễn viên xuất sắc nhất” tại Đại hội
Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974 cũng tại Đài Bắc (Đài Loan) với vai cô
gái Huế trong phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự Đại hội Điện ảnh Ấn Độ năm 1969. Bà được cố Thủ tướng Indira Gandhi đón tiếp, hình ảnh đăng trên báo chí Ấn Độ.
Hình ảnh nghệ sĩ Thanh Nga tài sắc vẫn còn đọng lại mãi trong lòng người mộ điệu.
Ảnh: Tư liệu
Hình ảnh của nghệ sĩ Thanh Nga vẫn còn lưu giữ trong những thước phim
viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hồng Kông. Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng,
Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt nữ diễn viên tiêu biểu, mỗi người
với thế mạnh riêng, đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975).
Thanh Nga mất đi, thì những câu chuyện liên quan đến Thanh Nga lúc
sinh thời bỗng nhiên trở nên vô cùng đặc biệt, có những câu chuyện trở
thành giai thoại và được lưu truyền trong lòng khán giả nhiều thế hệ.
Tiểu Vũ
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét