Nguyễn Ngọc Lanh
Nước ta hiếm trí thức "đúng nghĩa"?
Trong
cuộc thảo luận năm 2007 về đề tài trí thức do báo VietnamNet khởi xướng
– được rất nhiều người tham gia – có một bài đăng ở báo này, nhưng nay
không tìm được nữa (bị mất, do vụ báo bị harker tấn công); nhưng may
mắn... nó được tờ báo của Liên Hiệp Hội Khoa Học VN (VUSTA) đăng lại
nguyên văn. Nguyên văn từ nhan đề (Trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa), nguyên văn nội dung và giữ nguyên cả lời dẫn của tòa soạn. Chính là cái "lời dẫn" này đã gây tò mò tới tận hôm nay.
Cũng chính hai chữ "đúng nghĩa" của bài là cảm hứng để hôm nay bài Chu Hảo – một trí thức đúng nghĩa
này được viết ra. Cân nhắc rồi. Nếu thay "đúng nghĩa" bằng "chân
chính", "đích thực", "khí phách", "cương trực" hoặc gì gì khác... vẫn
chưa thật căn bản. Bởi vì, những mỹ từ đó đều bắt nguồn từ định nghĩa mà
ra. Nói khác, muốn xét một nhân vật có là trí thức hay không, phải dựa
vào định nghĩa. Và phải là định nghĩa gốc. Đó là cái định nghĩa ra đời
từ một khái niệm hình thành từ hàng trăm năm trước (1906). Về sau, xuất
hiện rất nhiều định nghĩa – tuy khá dài dòng trong các từ điển tiếng
Việt – vẫn không thể hiện được bản chất trí thức. Chỉ vì chúng không
xuất phát từ gốc. Chính là từ định nghĩa gốc, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...
tuy bằng cấp chưa cao, vẫn cứ là trí thức. Cũng từ định nghĩa gốc, mà
nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo... – nạn nhân vụ Nhân văn –
Giai phẩm – vẫn đường đường là những trí thức.
Cái tên bài Trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa
đã gợi tò mò. Chả lẽ, hàng triệu con người đã qua đào tạo – trên các
văn bản chính thức đều được gọi là "trí thức" – lại chưa đúng nghĩa? Đọc
thử "cái chơi", sự tò mò còn nằm ngay trong lời dẫn của VietnamNet: "bài thể hiện quan niệm của cá nhân tác giả".
Hóa ra, tòa báo cũng sợ. Tò mò đọc tiếp ít dòng, phát hiện ngay một câu
rất... liều mạng. Người viết cứ xưng xưng khẳng định "Từ một nền kinh tế tiểu nông chỉ có thể mọc lên chế độ vua quan".
Không chỉ là chuyện đời xửa, đời xưa; mà là ngay đời nay. Khi có tới
3/4 hoặc 2/3 dân ta vẫn sản xuất bằng con trâu, cái cày, thì chế độ ta
hiện nay – về bản chất – vẫn chỉ là chế độ vua quan. Đoạn sau, còn đưa
ra các bằng chứng và kết thúc bằng "vân vân"...
Bài khởi đầu cuộc thảo luận: Chính là của Chu Hảo
Đó là bài Trí thức nước nhà mạnh hay yếu? đăng
ngày 12–1–2007. Có thể coi đây là cái mốc. Mốc về sự về nhận thức (đã
đến lúc cần phân biệt rạch ròi "trí thức" với lao động trí óc – dù là
bậc cao). Mốc về sự chuyển biến trong hành xử. Chu Hảo và những người
tham gia thảo luận đều ít nhiều hy vọng cuộc thảo luận sẽ tác động "lên
cao" để sau đó họ được phép (chưa nói tới "có quyền") hành xử như một
trí thức. Và còn muốn xã hội có một lớp trí thức... Hình dưới đây gợi
nhớ về ngày ấy.
Trí thức nước nhà mạnh hay yếu?
http://vietnamnet.vn/nhandinh/2007/01/652978/
Cập nhật lúc 03:58, Thứ Sáu, 12/01/2007 (GMT+7)
,
(VietNamNet)
– Trong lịch sử nước nhà, mỗi thắng lợi vang dội đều là kết quả của
nguồn lực tổng hợp toàn dân tộc, và trên mỗi chặng đường đều có dấu ấn
để lại của những trí thức, kể cả từ rất xa xưa như Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Trãi, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du… Để thành công trong cuộc hội nhập khốc
liệt hiện nay, chúng ta lại càng phải chân nhận rõ những giá trị quý giá
của dân tộc. Báo Điện tử VietNamNet cùng tạp chí Khoa học và Tổ quốc sẽ cùng phối hợp mở cuộc thảo luận với chủ đề “Trí thức Việt Nam”.
Để mở đầu cuộc thảo luận, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS. TS. Chu Hảo.
|
Tới đây, chỉ xin nói thêm một câu: Cuộc thảo luận này được thực hiện khá sớm kể từ khi Chu Hảo nghỉ hưu.
Giới lãnh đạo và quản lý nghĩ gì khi đó (2007)?
Cuộc
thảo luận do Chu Hảo nêu vấn đề đã được nhiều người đáp ứng, kèm theo
là rất nhiều comments. Nhiều tác giả là người Việt đang sống ở nước
ngoài. Nhiều tờ báo khác cũng có bài riêng, hoặc rinh từ VietnamNet về
đăng lại... Nhưng nó tác động tới cấp lãnh đạo và quản lý thời đó ra sao
(ví dụ, tới ông Tổng Bí thư và ông Bộ trưởng Bộ TT–TT)? Nay, coi lại
việc làm, thái độ và khẩu khí của các vị này... thì té ra, các vị sẽ từ
chối mình là trí thức. Hơn nữa, các vị rất lo trí thức thiếu trật tự, dễ
lộn xộn. Cần phải xếp trí thức thành đội ngũ và tự do ngôn luận trong
phạm vi cái "lề phải" được ấn định.
Dưới đây, xin sơ lược vài nét tóm tắt.
– Đầu thế kỷ XX, cái tính từ
intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) được một nhà báo
dùng như danh từ – để chỉ một loại người có phẩm chất cao quý. Như vậy,
đây là danh từ mới toanh, chưa có trong bất cứ đại từ điển nào. Đó là
năm 1906. Người đầu tiên xứng đáng có danh hiệu Intellectuel là nhà văn
Zola. Vậy từ nay, phải có đủ phẩm chất như Zola, thì một lao động trí óc
bậc cao mới được gọi là Intellectuel.
– Thời đó,
các học giả Nhật và Trung Quốc dịch intellectual là "phần tử tri thức" –
về nghĩa, vẫn chỉ là người có học vấn cao, hoặc học giả... có mặt khá
đông đảo trong xã hội. Nhà văn Zola cũng vậy, nhưng ông còn một phẩm chất khác: Đó là sự dấn thân chống lại cái xấu, bảo về chân lý và cảnh tỉnh xã hội. Khải niệm "trí thức" hình thành.
Thật
là đáng khâm phục, khi các cụ nhà ta đã dịch intellectuel là "trí thức"
mà không thèm dùng từ ngữ có sẵn từ bên Tàu, bên Nhật. "Trí" thì rõ rồi
(điều kiện cần); nhưng tuyệt vời là ở cái chữ "thức" (điều kiện đủ).
Nghĩa gốc, cũng như nội hàm của "trí thức" (intellectuel) là từ đây mà
ra. Sau đó, con cháu các cụ cứ dần dần hiểu sai, tầm thường hóa cái từ
"trí thức", thậm chí cố ý bóp méo nội hàm của "trí thức". Do vậy mới có
chuyện Trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa.
– Nguyên nhân và điều kiện nào? Trước hết, đó là do sự giản đơn, tùy tiện và bị thua số đông (dân trí thấp) mà coi coi trí thức chỉ là người có học vấn cao. Thêm nữa,
do từ 1930 đảng ta tiếp thu thứ lý luận cách mạng không coi trọng vai
trò của trí thức (lại còn kỳ thị, cảnh giác với họ) – mà coi lao động cơ
bắp mới là động lực cách mạng. Và cuối cùng, hai nguyên nhân
trên càng phát huy hiệu lực trong điều kiện ý thức hệ phong kiến được
hình thành từ xa xưa trên nền kinh tế tiểu nông mênh mông ở nước ta.
–
Một trăm năm sau, năm 2007 – khi có cuộc thảo luận về trí thức – Tổng
Bí thư là cụ Nông Đức Mạnh. Cụ này, khi khai lý lịch – dù bản thân đã có
bằng kỹ sư của Nga – vẫn tự khoe mình là... "công nhân". Có lẽ, cụ muốn
dùng chính mình làm ví dụ để đánh bại luận điệu "công nhân không thể
lãnh đạo cách mạng". Nhưng cũng do vậy – ở cương vị Tổng Bí thư – cụ
chưa bao giờ tỏ ra bận tâm chuyện làm rõ khái niệm "trí thức", mà muốn
lưu danh bằng cái Nghị Quyết về trí thức – do chính cụ ký để ban hành –
trong đó coi bất cứ ai có tấm bằng từ Cao đẳng trở lên đều là trí thức
(!). Ngoài ra, cụ còn ký Nghị Quyết về công nhân nữa. Tất cả, hai đối
tượng này đều được đặt trong đội ngũ
– khi được
xếp vào đội ngũ, công nhân thấy vinh dự. Hy vọng rất nhiều. Nhưng trên
thực tế, cuộc sống cứ khốn khổ, họ buộc phải quan tâm tới quyền bãi công
mà quên béng sứ mạng lãnh đạo cách mạng. Họ phó mặc cho đội tiên phong
của họ làm tuốt.
Còn trí thức? Dẫu đang là trí
thức "đúng nghĩa", chỉ cần bước một chân vào "đội ngũ" thì sẽ... hết
đúng nghĩa. Bởi lẽ, đứng trong đội ngũ đồng nghĩa với răm rắp nghe lệnh.
Liệu còn dám ho he phản biện?
– Vị Bộ trưởng Bộ
4T (quản lý báo chí, ngôn luận) cách nay 11 năm là cụ Lê Doãn Hợp. Qua
việc làm và lời nói, nhiều người thấy vị Bộ trưởng này cũng thật sự muốn
để lại "cái gì đó" trong sự nghiệp của mình. Thế thì, cả nước từng biết
cụ này là tác giả độc quyền của cụm từ "lề phải, lề trái" dành cho nhà
báo nói riêng (dưới quyền cụ) và trí thức nói chung. Đáp lại, Tổng biên
tập Nguyễn Anh Tuấn (người dám tổ chức cuộc thảo luận nói trên) nói toạc rằng: "Lề của tôi chính là bạn đọc, là nhân dân và những người kỳ vọng và đặt niềm tin vào mình". Đây là hành động dũng cảm, nhưng chưa phải là phản biện. Đó chỉ là nói khác, chứ chưa phải tranh cãi đúng, sai.
Còn cái câu của cụ Bộ trưởng "dân trí đến đâu, dân chủ đến đấy":
Hy vọng nó sẽ trường tồn. Dân trí đến nay vẫn thấp (sau ngần ấy năm)
thì mức hưởng dân chủ cũng chỉ "vậy vậy" thôi. Còn Chu Hảo, dùng nhà
xuất bản Tri Thức để nâng cao dân trí lại đang gặp phiền toái. Hai cụ
này đều là tiến sĩ, một cụ là trí thức.
Tôi hưởng ứng cuộc thảo luận
Đọc
bài của Chu Hảo, tôi rất thích, nhưng thấy chưa nên vội bàn chuyện làm
thế nào để "trí thức nước nhà mạnh lên" mà trước hết cần phải làm rõ
"thế nào là trí thức" cái đã. Thật ra, trí thức giúp đất nước có thể hội
nhập bình đẳng và hiệu quả (theo bài đề xướng của Chu Hảo) chỉ là gián
tiếp. Vai trò căn cốt và vĩnh viễn của họ là dùng phản biện để ngăn chặn
sự tha hóa quyền lực, đồng thời nâng cao dân trí. Do vậy, bài đầu tiên
hưởng ứng Chu Hảo là bài Suy nghĩ về khái niệm trí thức. với lời giới thiệu của tòa soạn: ...Tác giả đã gửi loạt bài, VietNamNet xin đăng dưới đây bài đầu tiên trong loạt bài đó".
Cũng dịp này, trong một cuộc phỏng vấn của báo Dân Trí, Chu Hảo đưa ra một câu (vừa chắc nịch, vừa đơn nghĩa, không thể hiểu sai): Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức! Khỏi cần dài dòng "thế nào là trí thức". Cũng khỏi cần dài dòng cắt nghĩa, tại sao Chu Hảo chính là một trí thức đúng nghĩa.
Xin minh họa thêm bằng bài Đã đến lúc cần phải đối thoại (2016) của ông. Nó rất đáng được đọc lại trong dịp ông thoái đảng.
Nói thêm: "trí thức" trong hệ thống quyền lực
Quan
lại của chế độ phong kiến không thể là trí thức. Can đảm lắm, một ông
quan mới dám khúm núm can vua. Khí tiết lắm mới dám "treo ấn, từ quan".
Khi bị oan ức, chỉ mong có ngày thánh thượng hồi tâm. Đã làm giặc (như
Tống Giang) vẫn mong vua chiêu hồi và tha tội... Đó là xã hội thần dân
(thần: là tôi tớ; quan tự xưng với vua là "kẻ hạ thần", hoặc tự xếp là
"bề tôi"). Khái niệm "phản biện" chưa thể sinh ra. Thời nay nhìn lại,
chế độ vua quan không tốt đẹp, nhưng vẫn có nhiều minh quân, hiền
thần... xứng đáng được ghi danh trong sử sách.
Sang
xã hội công dân thì khác. Nó đủ điều kiện để lớp trí thức – với sứ mệnh
phản biện xã hội – được sinh ra. Nhưng trong hệ thống quyền lực, thì
nguyên tắc vẫn là cấp dưới tuân lệnh cấp trên – dù ở thời nào, ở nước
nào cũng vậy. Phải như thế mới khỏi... loạn. Bà Hillary tranh chức ứng
cử viên tổng thống với ông Obama (trong nội bộ đảng Dân Chủ), bà cứ việc
cãi nhau kịch liệt với đối thủ. Nhưng khi bà đã đồng ý làm Bộ trưởng
Ngoại giao, bà phải răm rắp theo tuân lệnh của Tổng thống Obama.
Chu
Hảo cũng vậy. Khi còn là Thứ trưởng, ông phải chấp hành ý kiến Bộ
trưởng và các cấp cao hơn. Cái tài, cái tâm là ông thuyết phục được các
cấp trên cho phép mình thực hiện dự định để nay trở thành một trong
những người có công lớn đưa Internet vào nước ta ở thời điểm sớm nhất.
Chất trí thức trong con người này đã sớm xuất hiện và nảy mầm mạnh mẽ,
nhưng ông chưa chính thức là trí thức. Và ông càng chưa thể mở đầu cuộc
thảo luận về trí thức khi chưa thôi biên chế – mà là "rất sớm sau ra
khỏi biên chế".
Biết – Quen – Hiểu: Càng khâm phục
Cuối
năm 2015, tôi nhận được điện thoại, tự xưng danh là Chu Hảo. Nghĩ bụng:
Tôi biết ông từ lâu rồi ạ! Lòng khâm phục và sự đồng cảm vẫn nguyên
vẹn. Té ra, ông thuyết phục tôi nhận giải thưởng của quỹ Văn hóa Phan
Châu Trinh (về nghiên cứu). Thế là tôi phải tìm hiểu Quỹ này cái đã. Khi
thấy mục tiêu cao cả của nó và nó đã hàng chục năm trao giải, tôi càng
khâm phục Chu Hảo gấp bội khi biết ông là một trong vài ba vị sáng lập.
Nhân tiện, Chu Hảo gợi ý tôi ký vào một cái bản "Kiến nghị" gì đó. Tất
nhiên, tôi xin được xem trước. Thì ra, hầu hết nội dung của nó vừa hợp
với suy nghĩ bấy lâu của tôi, lại vừa được trình bày rất ôn hòa, thẳng
thắn, đàng hoàng. Trước đó khá lâu, tôi đã viết bài tỏ ý không muốn tên
nước là "xã hội chủ nghĩa", thì nay bản Kiến nghị cũng đề nghị quốc hiệu
trở lại cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi kiến nghị cũng đề cấp
tới nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc – như tôi đang lo lắng... Còn mấy
cuốn sách rất bổ ích của nhà xuất bản Tri Thức, té ra do Chu Hảo làm
giám đốc. Thế thì... ký phắt!
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về "tội" của Chu Hảo
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rằng: Ông
Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu
tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
– Nói về suy thoái tư tưởng chính trị.
Thế thì... nếu làm theo những gì Mác viết hẳn là "không suy thoái" mà
còn là vững vàng. May quá, Mác đã tóm tắt toàn bộ chủ thuyết của mình
bằng một câu. Vâng, nhõn một câu – cực dễ hiểu. Đó là: Xóa bỏ tư hữu.
Đảng đã tước đoạt tư hữu (đúng như Mác dạy) trong Cải cách ruộng đất và
Cải tạo tư sản. Rồi sau năm 1986 lại làm ngược lại: Cố gây dựng giai cấp
tư sản. Vậy có phải là suy thoái?
Ngày nay nhân
loại coi tư hữu là quyền con người (để nó khác con vật). Vậy, nỡ nào Mác
tước bỏ cái quyền cơ bản này khiến con người hết là... con người?
Chính Chu Hảo – rất thông thạo ngoại ngữ để đọc Mác – rơi vào cái hoàn cảnh không thể cứ nhất nhất làm theo mọi điều Mác dạy.
– Nói về cái tội "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của Chu Hảo.
Khốn nỗi, quy mô và mức độ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong phạm
vi rộng lớn nhất và sâu xa nhất chính là cơ quan đầu não của đảng – nơi
đưa ra đường lối. Nhưng tôi lại hoàn toàn tán thành và khâm phục cái tội
tự diễn biến này. Và mừng cho đảng ta nhiều lần thoát hiểm chính là nhờ
biết "tự diễn biến" khi chưa muộn – ví dụ, đảng công nhận nhiều quyền
tư hữu, công nhận doanh nghiệp tư nhân, công nhận kinh tế thị trường...
và sẽ công nhận xã hội dân sự... Toàn là làm trái lời Mác dạy. May, Mác
không cách nào hiện về để mắng mỏ đảng ta. Nhưng Chu Hảo lại bị đảng
mắng mỏ chỉ vì ông... vẫn còn là đảng viên. Tuy nhiên, phải là đảng
viên, ông mới xin được giấy phép thành lập NXB Tri Thức, mới lập được
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh... và nhiều việc có ích khác cho dân, cho
nước. Nhưng ông cũng giúp đảng hạn chế tốc độ mất niềm tin từ dân. Tôi
không làm nổi 1% những gì Chu Hảo đã làm. Thế, lại được yên thân.
Nếu
ông bỏ đảng, lập tức đảng chẳng còn tư cách gì kết tội ông nữa. Về đạo
đức cá nhân, ông là người lương thiện, trong sạch, dân không bắt tội mà
còn khen.
Ở lại đảng hay bỏ đảng là quyền Chu Hảo. Miễn ai khen hay chê một cách vô lối.
Chu
Hảo rất khác với các đồng chí đảng viên dùng quyền lực để tham nhũng và
đàn áp dân. Chính các đồng chí này mới không dám bỏ đảng. Nhưng sẽ rất
nguy hiểm cho đảng ta, nếu các đồng chí này cứ lẵng nhẵng bám đảng, dùng
đảng để ngụy trang những hành vi xấu xa.
Đảng bắt đầu trừng trị một đảng viên là trí thức "đúng nghĩa"?
–
Luật chống tham nhũng được ban hành từ thời cụ Nguyễn Tấn Dũng mới chập
chững làm Thủ tướng. Đảng khẳng định: Nếu không chặn được tham nhũng
thì đảng hết cơ tồn tại. Ấy thế mà chỉ "đấy với đấy" tham nhũng đã cấu
kết thành đội ngũ; đã leo tới tận Bộ Chính trị (tiên phong là đồng chí
Đinh La Thăng) và lan rộng tới mọi ngõ ngách – cụ Nguyễn Phú Trọng gọi
là "tham nhũng vặt". Cứ như chính cơ chế này sinh ra tham nhũng.
Nếu
đảng cứ tiếp tục kết tội các đồng chí tham nhũng (bị lộ) thì chẳng có
gì phải lạ. Có chăng, số bị lộ chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Chỉ ngạc nhiên
là sau thảm cảnh Nhân văn – Giai phẩm, đây là lần đầu tiên đảng ta lại
muốn trừng trị một trí thức “đúng nghĩa”. Các vị trong Ủy ban Kiểm tra
Trung ương nay bao nhiêu tuổi để thấu được cái thảm cảnh từ 60 năm
trước?
Thời thế đã khác. Xin đừng để xảy ra một vụ đàn áp tư tưởng nào nữa!
-------------------
Tham khảo
Nguồn: Văn Việt
Gs. Nguyễn ngọc Lanh giảng nghĩa hộ nội dung của câu " Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ " là thế nào ạ .
Trả lờiXóaBài viết hay quá. Đọc đoạn cuối mới hiểu Đảng hơn, về chuyện tự diễn biến, tự chuyển hóa ấy mà.
Trả lờiXóaCám ơn Gs thật Nguyễn Ngọc Lanh! Cám ơn NGƯỜI TỬ TẾ - Chu Hảo!
Trả lờiXóaDân xóm liều xin lú ngoài lý luận. Hình như, Xã hội phát triển không theo ý trí của ai. Muôn vàn dự đoán, ý tưởng. Chỉ điên lú mới chộp một ý tưởng. Cái gì chưa rõ thì thảo luận công khai trên truyền hình, lắng nghe trí sỹ. Đã từng theo lý luận, dự đoán cũ... phạm lỗi kinh hoàng. Xoá bóc lột. Xoá kinh tế tư nhân. Xoá thị trường. Xoá cạnh tranh. Xoá chứng khoán... Đã tự diễn biến, tự chuyển hoá, tự chống chính mình rất đau đớn, trả giá bằng hàng triệu sinh linh, bằng lầm than cơ cực, bằng sự khinh mạn của Thái, Mã, Singapore... Điều này thì không bàn: Thời kỳ cơ bắp Mac - Lê... chưa hề có kiến thức về kinh tế trí thức, về số hoá, về 4.0. Những gì ngày xưa nói về NGƯỜI TỬ TẾ có thể lắng nghe, còn về KINH TẾ, KỸ THUẬT thì... thì. UBKT TW tuổi gì nhỉ?
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Trả lờiXóaTiếng gươm khua, tiếng thơ kêu...xé lòng.