Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

ĐÀM PHÁN MỸ - TRUNG BAO GIỜ KÝ HAY SẼ CHẲNG BAO GIỜ KÝ


ĐÀM PHÁN MỸ - TRUNG ÍT NHẤT PHẢI VÀI NĂM NỮA MỚI KÝ TÁ GÌ ĐÓ HOẶC SẼ CHẲNG BAO GIỜ KÝ

Trần Đình Thu

Tới giờ này tôi nghĩ đã có thể biết kết quả cuộc gặp ở G20 tới đây. Chắc chắn sẽ chẳng có bất kỳ một ký tá nào diễn ra.

Mà cũng lạ, không hiểu sao nhiều người lại nghĩ có thể ký tá cái gì ở G20 tới đây!

Trước hết là nhìn từ không gian cuộc gặp. Một cuộc đàm phán chính thức giữa Mỹ và Trung quốc có thể diễn ra ở nước thứ 3 nhưng không thể diễn ra bên lề một hội nghị khác. Nó phải được tổ chức riêng cho mình nó. Đây là vấn đề sinh tử của 2 nền kinh tế, sao có thể làm bên lề? Chỉ có thể làm bên lề khi nó mang tính chất gặp mặt không mấy quan trọng mà thôi.

Theo tôi, ngay từ đầu Mỹ cũng đã xác định nó chỉ là một cuộc gặp để đưa yêu cầu nên mới chọn bên lề G20 như thế.

Đó là chưa kể, những vấn đề như thế này phải cần đến hàng vài chục cuộc gặp tương tự và kéo dài nhiều năm mới đi đến kết quả chứ làm sao mà xong ngay được. Có rất nhiều các vấn đề về quan điểm từ lớn tới nhỏ mà các lãnh đạo cần trao đổi, cân nhắc, vô vàn những vấn đề về kỹ thuật mà các chuyên viên cần sửa đổi để hoàn chỉnh.

Cần nhớ là có những cuộc đàm phán kéo dài trên 10 năm mới xong. Còn ngắn thì cũng vài năm. Ngay một cuộc đàm phán mua bán có khi cũng cả năm trời, huống gì đây là vấn đề mang tầm cỡ hành tinh!

Tuy nhiên với ông Trump, do bản tính hay tung hỏa mù cho đối phương rối rắm nên ông làm cho nhiều nhà phân tích cứ nghĩ là sắp đình chiến tới nơi rồi.

Để chuẩn bị cho cuộc gặp G20, cách đây mấy tuần phía Mỹ có gửi cho Trung quốc bản yêu cầu nhằm cho Trung quốc nghiên cứu trước để tới lúc ngồi lại với nhau thì có thể nói chuyện với nhau. Và tới ngày gặp, hai bên có thể chính thức trao đổi thêm những ý kiến để biết rõ thêm quan điểm lớn của 2 bên. Theo tôi chỉ có thế.

Và việc gặp mặt và trao yêu cầu này chắc chắn không làm thay đổi các chính sách đã định sẵn của Mỹ về cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên để cho không khí cuộc gặp không ngột ngạt, Mỹ khéo léo sắp xếp nó diễn ra trước lịch trình áp thuế của họ mà thôi.

Theo thông tin hiện nay, bản yêu cầu của Mỹ có 142 điều và Trung quốc cho biết có rất nhiều điều họ không thể thỏa mãn. Dĩ nhiên là như vậy rồi. Làm gì có chuyện họ đồng ý ngay hoàn toàn mọi yêu cầu phía Mỹ đưa ra. Dù có thua thì họ cũng phải đánh đã chứ chưa đánh đã thua sao được. Cho nên ở đây là một lần nữa các nhà phân tích nghĩ quá giản đơn.

Sau cuộc gặp G20, chắc chắn sẽ có nhiều cuộc gặp khác và suốt tiến trình đó, Mỹ cũng sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung quốc theo kế hoạch đã định sẵn của họ.

Cuộc đàm phán cuối cùng để hai bên đặt bút ký sẽ cần rất nhiều cuộc gặp trước đó và có thể diễn ra khi nền kinh tế Trung quốc đã vô cùng kiệt quệ hoặc sẽ chẳng bao giờ có cuộc đàm phán này vì Trung quốc dã vỡ vụn. 
 
 

3 nhận xét :

  1. Mình tán thành quan điểm của nhà báo Trần Đình Thu. Cuộc hội nghị của G20 sẽ nói chuyện đại sự của thế giới, tất nhiên họ sẽ đề cập về ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với thế giới. Hai nền kinh tế đó đứng nhất nhì thế giới. Ký kết cái gì đó của hai nước làm sao có thể xẩy ra tại hội nghị này. Những ai có suy nghĩ này chẳng khác nào bạn bè ngồi cùng bàn nhậu nói với nhau : Ê, ê , mày cho tao địa chỉ để tao ghé chơi.

    Trả lờiXóa
  2. Rất mong những gì bác Trần Đình Thu phân tích, nhận định lâu nay sẽ diễn ra.
    Mong cho tàu sẽ chìm xuống tận đáy Đại dương.

    G20 trừ 1 ngày [G20 - 1 ngày] 'chưa phải là Tết',
    chờ 'Tết' xem sao.

    Trả lờiXóa
  3. Những bài của tác giả TĐT rất đáng đọc và suy ngẫm .

    Trả lờiXóa