Viên gạch trên con đường
Trung Bảo
20-10-2018
Khi các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định bị bắt tôi có viết một bài “Những viên gạch lót đường”, đại ý con đường đi đến dân chủ rất dài và không bao giờ bằng phẳng, mỗi người đấu tranh hay ủng hộ là một viên gạch lót cho con đường ấy trở nên bằng phẳng. Chúng ta bước đi trên con đường lót bởi những viên gạch được tôi rèn bằng mất mát, đau khổ, do đó chúng ta đừng đòi hỏi ai phải đấu tranh hay hy sinh theo ý chúng ta.
Và nay, khi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm) vừa bước ra khỏi nhà tù đến Mỹ lập tức xuất hiện những thắc mắc về bước đi sắp tới của chị.
Biết Mẹ Nấm từ 12-13 năm trước, tôi có cơ hội quan sát những bài viết và từng bước đi của chị. Từ những bài viết đầu tiên “hừng hực khí thế tiến công” chị dần viết mềm mại hơn, lý lẽ hơn và ôn hoà hơn. Chị tham gia không ngần ngại bất kỳ một hoạt động nào nhưng luôn trong tâm thế của một người vì việc chung chứ không phải vì bản thân.
Năm 2012 tôi và các bạn ở diễn đàn Hoangsa.org tổ chức chương trình “Vòng tròn bất tử” ở Suối Lương, chị Quỳnh cũng lặn lội ra dự. Những ngày ấy, việc nhắc nhớ Trường Sa – Hoàng Sa cũng còn là điều khiến nhiều người nghi ngại. Cơ quan an ninh lo lắng vây vòng trong, vòng ngoài và điều kiện họ chuyển đến với tôi là “Nếu chương trình muốn diễn ra thì Mẹ Nấm và vài người nữa không được vào khán phòng”. Tôi phân vân mãi, chị lặn lội mấy trăm cây số ra dự mà lẽ nào cấm cửa, tôi nói với chị về yêu cầu của cơ quan an ninh và nói nếu chị muốn vào dự thì tôi không ngăn cản vì đó là quyền của chị. Mẹ Nấm đã ngồi ngoài.
Một nguồn tin thân cận với gia đình chị Quỳnh cho biết chị đã từ chối đi Mỹ và chỉ yêu cầu cho hai con cùng mẹ già đi. Yêu cầu đó đương nhiên không được chấp thuận. Hai con và mẹ của chị chỉ được đi khi có chị. Đó là một lựa chọn vất vả của một người đấu tranh. Gia đình hay lý tưởng.
Thời gian biết nhau lẫn kinh nghiệm của một người làm báo khiến tôi dám nghĩ rằng dù đến xứ người chị cũng sẽ không rời khỏi lý tưởng đã chọn. Dù con đường đi của chị bây giờ đã khác xưa. Có thể, chị sẽ không sát cánh với những phong trào trong nước nữa nhưng chị có cơ hội để xuất hiện ở các diễn đàn lớn hơn. Còn nếu chị muốn vì tương lai của Nấm của Gấu mà chọn một cuộc đời bình lặng sau bao đau đớn đã trải qua với hai con? Tôi vẫn đến thăm chị khi có dịp và ngồi cafe như lần sau cùng tôi và chị ngồi ở Nha Trang năm 2015 dưới sự giám sát của hai ông “xe ôm”.
Có lẽ chúng ta không nên phí lời với những kẻ mở miệng “đấu tranh để đi Mỹ”. Với loại này chỉ có hai chữ: Đê tiện.
Trung Bảo
20-10-2018
Khi các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định bị bắt tôi có viết một bài “Những viên gạch lót đường”, đại ý con đường đi đến dân chủ rất dài và không bao giờ bằng phẳng, mỗi người đấu tranh hay ủng hộ là một viên gạch lót cho con đường ấy trở nên bằng phẳng. Chúng ta bước đi trên con đường lót bởi những viên gạch được tôi rèn bằng mất mát, đau khổ, do đó chúng ta đừng đòi hỏi ai phải đấu tranh hay hy sinh theo ý chúng ta.
Và nay, khi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm) vừa bước ra khỏi nhà tù đến Mỹ lập tức xuất hiện những thắc mắc về bước đi sắp tới của chị.
Biết Mẹ Nấm từ 12-13 năm trước, tôi có cơ hội quan sát những bài viết và từng bước đi của chị. Từ những bài viết đầu tiên “hừng hực khí thế tiến công” chị dần viết mềm mại hơn, lý lẽ hơn và ôn hoà hơn. Chị tham gia không ngần ngại bất kỳ một hoạt động nào nhưng luôn trong tâm thế của một người vì việc chung chứ không phải vì bản thân.
Năm 2012 tôi và các bạn ở diễn đàn Hoangsa.org tổ chức chương trình “Vòng tròn bất tử” ở Suối Lương, chị Quỳnh cũng lặn lội ra dự. Những ngày ấy, việc nhắc nhớ Trường Sa – Hoàng Sa cũng còn là điều khiến nhiều người nghi ngại. Cơ quan an ninh lo lắng vây vòng trong, vòng ngoài và điều kiện họ chuyển đến với tôi là “Nếu chương trình muốn diễn ra thì Mẹ Nấm và vài người nữa không được vào khán phòng”. Tôi phân vân mãi, chị lặn lội mấy trăm cây số ra dự mà lẽ nào cấm cửa, tôi nói với chị về yêu cầu của cơ quan an ninh và nói nếu chị muốn vào dự thì tôi không ngăn cản vì đó là quyền của chị. Mẹ Nấm đã ngồi ngoài.
Một nguồn tin thân cận với gia đình chị Quỳnh cho biết chị đã từ chối đi Mỹ và chỉ yêu cầu cho hai con cùng mẹ già đi. Yêu cầu đó đương nhiên không được chấp thuận. Hai con và mẹ của chị chỉ được đi khi có chị. Đó là một lựa chọn vất vả của một người đấu tranh. Gia đình hay lý tưởng.
Thời gian biết nhau lẫn kinh nghiệm của một người làm báo khiến tôi dám nghĩ rằng dù đến xứ người chị cũng sẽ không rời khỏi lý tưởng đã chọn. Dù con đường đi của chị bây giờ đã khác xưa. Có thể, chị sẽ không sát cánh với những phong trào trong nước nữa nhưng chị có cơ hội để xuất hiện ở các diễn đàn lớn hơn. Còn nếu chị muốn vì tương lai của Nấm của Gấu mà chọn một cuộc đời bình lặng sau bao đau đớn đã trải qua với hai con? Tôi vẫn đến thăm chị khi có dịp và ngồi cafe như lần sau cùng tôi và chị ngồi ở Nha Trang năm 2015 dưới sự giám sát của hai ông “xe ôm”.
Có lẽ chúng ta không nên phí lời với những kẻ mở miệng “đấu tranh để đi Mỹ”. Với loại này chỉ có hai chữ: Đê tiện.
Cù huy hà Vũ , anh Hải Điếu cầy , Mẹ Nấm Nguyễn ngọc như Quỳnh , Trần huỳnh duy Thức ...là những người vì nước quên thân , vì dân phục vụ. Chúng ta yêu mến , kính trọng và biết ơn họ . Có ai đó nói họ đấu tranh để đi Mĩ bởi vì họ không hiểu nhà tù là cái gì , thế thôi .
Trả lờiXóaTổ quốc là của mọi người. Sao một nhóm có quyền muốn đuổi ai ra khỏi Tổ quốc thì đuổi ? Muốn cho ai về thăm Tổ quốc mới được về ?...
Trả lờiXóa