Trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ảnh: Thanh Việt Tiêu.
.
.
Học giả Trung Quốc chụp trộm tài liệu
ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN
RFA
2018-10-31
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nguyên Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm Việt Nam, vào ngày 31 tháng 10 cho biết thủ thư của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (NCHN) vào sáng ngày 30 tháng 10 phát hiện một độc giả nữ đến từ Trung Quốc sử dụng chiếc kính đặc biệt để chụp các tài liệu mà cô ta mượn của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày cho Đài RFA biết về vụ việc như sau:
“Cô này mới đến Việt Nam và đây là buổi đầu tiên mà cô ta đến đọc sách tại thư viện. Cô ấy sử dụng 1 cái kính có gắn camera và khi chúng tôi phát hiện đã lập biên bản và kiểm tra chiếc kính đặc biệt của cô ấy có gắn camera đã chụp được 175 hình ảnh những trang sách chữ Hán Nôm.”
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì vị độc giả này sinh năm 1981, công tác tại Viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn của Trung Quốc. Nam Dương tức là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên của độc giả này hiện không được công bố.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết, sau khi chụp xong bằng chiếc kính có gắn camera, những dữ liệu được chuyển sang máy điện thoại của cô không cần dây nối. Những người có chức trách của Viện NCHN đã lập biên bản, tịch thu cái kính đó, đồng thời tạm giữ máy điện thoại và máy tính. Sau khi kiểm tra đã trả lại điện thoại và máy tính cho cô ấy.
Cuộc làm việc có sự chứng kiến của nhân viên A87 Bộ Công an; tuy nhiên theo lời thuật lại của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì lực lượng chức năng chỉ đến chứng kiến chứ không có chỉ đạo hay can thiệp gì.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết đây là lần thứ hai một học giả Trung Quốc chụp lén tài liệu cổ tại Viện Nghiện cứu Hán Nôm. Lần trước đây là một thanh niên trẻ hơn dùng điện thoại để chụp ảnh. Việc làm đó cũng bị người của Viện phát hiện rồi thu điện thoại, xóa hết dữ liệu xong trả lại điện thoại cho người đó.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội không phải là một thư viện công cộng mà là một thư viện chuyên ngành; nhưng vẫn được mở cửa để tất cả những người Việt Nam và nước ngoài có thể đến nghiên cứu. Tuy vậy tại đó có một số bản quý và bản đặc biệt thuộc danh sách đề nghị không được đọc đến, sờ đến hiện vật đó. Những người nào muốn photocopy phải làm đơn, và đơn đó phải được lãnh đạo viện NCHN phê duyệt, chuyển lên các bộ phận chức năng kiểm tra 1 lần nữa mới đưa đi photocopy và chuyển cho người khách bản photocopy đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết độc giả Trung Quốc vừa bị bắt quả tang chụp trộm đã có 2 đơn xin được đọc, đơn thứ nhất gồm khoảng 200 cuốn sách. Trong số này có các tài liệu liên quan đến lịch sử, địa lý, cương vực nên ông Phó Viện trưởng không đồng ý. Đơn thứ 2 cô ta đưa ra 15 đầu sách thì ông Phó Viện trưởng chỉ đồng ý với 7 đầu sách.
Trong 7 đầu sách thì có 4 cuốn thuộc bộ sách Minh Mệnh chính yếu, tức là những ghi chép chủ yếu về các mặt của đời sống Việt Nam vào thời vua Minh Mạng.
.
RFA
2018-10-31
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nguyên Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm Việt Nam, vào ngày 31 tháng 10 cho biết thủ thư của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (NCHN) vào sáng ngày 30 tháng 10 phát hiện một độc giả nữ đến từ Trung Quốc sử dụng chiếc kính đặc biệt để chụp các tài liệu mà cô ta mượn của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày cho Đài RFA biết về vụ việc như sau:
“Cô này mới đến Việt Nam và đây là buổi đầu tiên mà cô ta đến đọc sách tại thư viện. Cô ấy sử dụng 1 cái kính có gắn camera và khi chúng tôi phát hiện đã lập biên bản và kiểm tra chiếc kính đặc biệt của cô ấy có gắn camera đã chụp được 175 hình ảnh những trang sách chữ Hán Nôm.”
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì vị độc giả này sinh năm 1981, công tác tại Viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn của Trung Quốc. Nam Dương tức là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên của độc giả này hiện không được công bố.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết, sau khi chụp xong bằng chiếc kính có gắn camera, những dữ liệu được chuyển sang máy điện thoại của cô không cần dây nối. Những người có chức trách của Viện NCHN đã lập biên bản, tịch thu cái kính đó, đồng thời tạm giữ máy điện thoại và máy tính. Sau khi kiểm tra đã trả lại điện thoại và máy tính cho cô ấy.
Cuộc làm việc có sự chứng kiến của nhân viên A87 Bộ Công an; tuy nhiên theo lời thuật lại của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì lực lượng chức năng chỉ đến chứng kiến chứ không có chỉ đạo hay can thiệp gì.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết đây là lần thứ hai một học giả Trung Quốc chụp lén tài liệu cổ tại Viện Nghiện cứu Hán Nôm. Lần trước đây là một thanh niên trẻ hơn dùng điện thoại để chụp ảnh. Việc làm đó cũng bị người của Viện phát hiện rồi thu điện thoại, xóa hết dữ liệu xong trả lại điện thoại cho người đó.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội không phải là một thư viện công cộng mà là một thư viện chuyên ngành; nhưng vẫn được mở cửa để tất cả những người Việt Nam và nước ngoài có thể đến nghiên cứu. Tuy vậy tại đó có một số bản quý và bản đặc biệt thuộc danh sách đề nghị không được đọc đến, sờ đến hiện vật đó. Những người nào muốn photocopy phải làm đơn, và đơn đó phải được lãnh đạo viện NCHN phê duyệt, chuyển lên các bộ phận chức năng kiểm tra 1 lần nữa mới đưa đi photocopy và chuyển cho người khách bản photocopy đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết độc giả Trung Quốc vừa bị bắt quả tang chụp trộm đã có 2 đơn xin được đọc, đơn thứ nhất gồm khoảng 200 cuốn sách. Trong số này có các tài liệu liên quan đến lịch sử, địa lý, cương vực nên ông Phó Viện trưởng không đồng ý. Đơn thứ 2 cô ta đưa ra 15 đầu sách thì ông Phó Viện trưởng chỉ đồng ý với 7 đầu sách.
Trong 7 đầu sách thì có 4 cuốn thuộc bộ sách Minh Mệnh chính yếu, tức là những ghi chép chủ yếu về các mặt của đời sống Việt Nam vào thời vua Minh Mạng.
.
Tài liệu Minh Mệnh
chính yếu mà nữ học giả kia chụp lén là ghi chép các chính sách quan trọng dưới
triều Minh Mệnh, chia thành 22 mục: Kính Thiên, Pháp tổ, Đôn thân, thể thần, Cầu
hiền, Kiến quan, Cần chính, Aí dân, Trọng nông, Sùng kiệm, Lễ nhạc, giáo hóa,
Chế binh, Thận hình, Tài phú, Pháp độ, Dùng văn, Phân vũ, Quảng ngôn lộ, Cố
phong thủ, Phủ biến, Khu viễn.
______________
Theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm:
Trong tác phẩm Minh Mệnh chính yếu 明命政要 có đoạn ghi về Hoàng Sa như sau: “英吉利商船遭風難于黃沙, 逸入平定省九十餘人. 帝命省臣宣旨賑給, 皆叩頭長跪不已. 衷懷感激溢於言貌. 省臣以聞”(7)//(Thương thuyền nước Anh gặp nạn ở Hoàng Sa, hơn 90 người trôi dạt vào tỉnh Bình Định. Nhà vua sai tỉnh thần tuyên chỉ chẩn cấp, mọi người đều cúi đầu lạy tạ mãi. Sự cảm động trong lòng của họ thể hiện ra lời nói và khuôn mặt. Tỉnh thần đã tâu lên).
______________
Theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm:
Trong tác phẩm Minh Mệnh chính yếu 明命政要 có đoạn ghi về Hoàng Sa như sau: “英吉利商船遭風難于黃沙, 逸入平定省九十餘人. 帝命省臣宣旨賑給, 皆叩頭長跪不已. 衷懷感激溢於言貌. 省臣以聞”(7)//(Thương thuyền nước Anh gặp nạn ở Hoàng Sa, hơn 90 người trôi dạt vào tỉnh Bình Định. Nhà vua sai tỉnh thần tuyên chỉ chẩn cấp, mọi người đều cúi đầu lạy tạ mãi. Sự cảm động trong lòng của họ thể hiện ra lời nói và khuôn mặt. Tỉnh thần đã tâu lên).
Mình không có ý định vơ đũa cả nắm, nói người TQ xấu. Nhưng người TQ ra thế giới bên ngoài ai cũng coi thường thậm chí là khinh rẻ.
Trả lờiXóaGian dối lẻo mép, trôm cắp, thiếu văn hóa, nói một đường làm một nẻo, lật lọng chỉ có TQ. Đứng trong Vườn Hồng thủ đô nước Mỹ, Tập Cận Bình nói với TT Trump và báo giới, TQ không có ý quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông (của VN). Về nước, Tâp đưa các thiết bị quân sự đe dọa biển Đông. Nói một đường làm một nẻo. Vừa rồi Mỹ bắt cán bộ tình báo TQ ăn cắp thông tin công nghệ máy bay thương mại, theo dõi để bắt từ bên châu Âu. Bắt tận tay day tận mặt như thế mà cha phát ngôn viên ngoại giao TQ còn nói do Mỹ dựng chuyện. Gian xảo, chối tội. Chuyện xấu đại loại như thế của TQ thì nhiều lắm, kể hoài không hết.
Gian dối, trộm cắp, lật lọng, thiếu nhân cách . . . đã thành hệ thống từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất của TQ thì chuyện trôm cắp tài liệu của ả TQ nào đó ở viện Hán Nôm chỉ là chuyện cỏn con. Có điều mình thấy “lăn tăn” là bất cứ chuyện gì xẩy ra có dính líu với TQ thì truyền thông của xứ ta lại nơm nớp. Rõ chán !
Dữ liệu máy tính và điện thoại xoá vậy đã an toàn chưa?
Trả lờiXóaNó dùng điện thoại vệ tinh truyền trực tiếp dữ liệu lên vệ tinh rồi truyền về tàu.
Trả lờiXóa- theo tôi thì nên tịch thu cả kính cả đt vì dù có xóa dữ liệu đã chụp thì khi về nước Tàu chúng nó lại phục hồi lại được dữ liệu.
Tôi cũng nghĩ thế. Nếu USB và điện thoại chỉ mới bị xóa file thôi chứ chưa bị format để xóa trắng cả thiết bị thì dự liệu mới bị xóa vẫn có khả năng được phục hồi sau đấy.
XóaĐám mây đang kéo về rồi. Không sợ nó tải dữ liệu về Tầu đâu.
Xóahọc giả china mà còn bầy nhầy như vầy. thì không biết một người china trung bình/average sẽ như thế nào. chả trách tây nó gọi là china tourist là locust
Trả lờiXóaGián điệp rành rành rồi còn học giả chỉ là mác thôi?
XóaKhoảng năm 1995 (một chín chín năm), với máy tính để bàn-vẫn được gọi là PC, việc khôi phục các File đã bị xóa không có gì là khó.
Trả lờiXóaCòn bây giờ, việc truyền dữ liệu từ ca mê ra vào máy tính, vào điện thoại hay lên vệ tinh dễ như nhắn tin qua điện thoại di động.
Tốt nhất là tránh xa bon hủi này ra.Không chừng bây giờ giở các tài liệu đã bị chụp ra trắng xoá cả rồi.Thời của chiến tranh hoá học và sinh học mà.Nghĩ mà gai cả người. Cực kỳ nguy hiểm đấy.
Trả lờiXóaVới những tài liệu quý ở viện Hán-Nôm, nhất là những tài liệu đặc biệt Viện không nên cho bạn đọc tự copy. Có lẽ nên làm như Thư viện và Lưu trữ Vatican: bạn đọc vào phòng đọc và tra cứu ở hai nơi này chỉ được mang giấy trắng, bút chì và phải đeo găng tay trắng. Nếu muốn sao chép thì ghi lại số trang cần và nhân viên của Thư viện và lưu trữ sẽ sao chụp sau đó sẽ giao lại cho người yêu cầu sao chụp và phải trả tiền. Từ năm 2000 tôi có dịp đến đây đã phải tuân thủ như vậy.
Trả lờiXóa