Thứ nhất là chúng ta không có cơ chế bảo hiến thông qua hệ thống tư pháp (toà án độc lập) để bảo vệ sự toàn vẹn quyền lực và ý chí thực sự của nhân dân được ấn định trong văn bản luật tối cao này.
Thứ hai là lỗ hổng của thể chế trong việc tổ chức và vận hành quyền lực đã dẫn tới tình trạng ban hành văn bản pháp luật một cáhc tuỳ tiện mà rồi không bị xử lý. Và chính sự chồh chéo và xung đột của luật pháp kiểu này mà đã tạo ra khoảng trống để tạo ra những sự hành xử mang tính ngoại lệ của luật pháp từ các thiết chế. Và nó chính là mảnh đất tạo nên luật pháp của chính quyền.
Thứ ba là người dân đã không thể tham gia vào việc lập pháp cũng như việc bảo vệ luật pháp, đặc biệt là những quyền năng chính trị được ghi nhận vào tronng Hiến pháp và đảm bảo thực thi trên thực tế. Chính vì vậy mà không thể quyết định đến được sự tồn tại hay không tồn tại, tốt đẹp hay không tốt đẹp của luật pháp cũng như phải gánh chịu hậu quả tất yếu của các hành vi áp vận từ phía chính thể.
Thứ tư là ngay cả khi tồn tại tình trạng những văn bản trái luật nhiều đến mức như thế, nhưng lại phải đặt ra một vấn đề là luật pháp được tham chiếu và làm cơ sở có thực sự đúng đắn và hàm chứa trong nó sự khoa học, hình hài của công lý hay chưa, hay chính bản thân luật pháp đó cũng lại chứa đầy những lỗ hổng, sai lầm, thiếu sót hoặc cũng trái với Hiến pháp? Mà rồi Hiến pháp đã thực sự trở nên là hoàn toàn hợp lý và sáng suốt đúng với tinh thần của luật tự nhiên gắn với con người hay chưa?
Thứ năm là ở trong những quốc gia độc đảng và đản lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội thì những chỉ thị của tổ chức này mới thực sự tạo nên cái khung thực sự của luật pháp và nó mới là luật pháp tối cao mà tất cả các tinh thần pháp luật khác, dù tồn tại dưới dạng thức nào, đều phải tuân theo và dựa vào đó mà triển khai, diễn giải và định hình.
Nếu không thể giải quyết cái gốc rễ và đúng bản chất với vấn đề mà hệ thống tổ chức quyền lực đang gặp phải thì cũng chỉ như việc một người chỉ chăm chăm sơn phết màu sắc của chiếc xe mà vốn nó không thể khởi động và di chuyển vì đang bị hỏng hóc ở động cơ của nó.
Như trong cuốn Dân trị và Chính quyền, tôi đã phân tích và chỉ rõ vấn đề lớn nhất của mô hình thể chế tổ chức theo kiểu hình kim tự tháp ngược chính là việc tiếm đoạt quyền lực đa tầng, và sẽ tạo ra một thực thể siêu quyền lực và vô hình trước luật pháp; và việc chính thể sẽ thường xuyên ban hành ra đủ thứ luật pháp mâu thuẫn, xung đột nhau để từ đó tạo ra khoảng trống (tức là luật pháp) nhằm chính quyền có thể tuỳ nghi hành động và tuỳ nghi tạo ra luật pháp của chính mình.
Và khi không có luật pháp đúng đắn và khoa học để làm cơ sở cho hành xử, đất nước và xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mà nguyên cớ chính yếu tạo ra tình trạng đó chính là do và bởi sự rối loạn của luật pháp bất định tạo nên.
Chính vì thế mới có nghịch cảnh bi đát đến mức là người ta đi kêu kiện ròng rã tới hơn 20 năm trời, khánh kiệt tài sản lẫn sức khoẻ mà rồi công lý và lẽ phải vẫn chỉ như ảo ảnh và một bóng ma lẩn khuất trong đêm tối vậy.
Thứ hai là lỗ hổng của thể chế trong việc tổ chức và vận hành quyền lực đã dẫn tới tình trạng ban hành văn bản pháp luật một cáhc tuỳ tiện mà rồi không bị xử lý. Và chính sự chồh chéo và xung đột của luật pháp kiểu này mà đã tạo ra khoảng trống để tạo ra những sự hành xử mang tính ngoại lệ của luật pháp từ các thiết chế. Và nó chính là mảnh đất tạo nên luật pháp của chính quyền.
Thứ ba là người dân đã không thể tham gia vào việc lập pháp cũng như việc bảo vệ luật pháp, đặc biệt là những quyền năng chính trị được ghi nhận vào tronng Hiến pháp và đảm bảo thực thi trên thực tế. Chính vì vậy mà không thể quyết định đến được sự tồn tại hay không tồn tại, tốt đẹp hay không tốt đẹp của luật pháp cũng như phải gánh chịu hậu quả tất yếu của các hành vi áp vận từ phía chính thể.
Thứ tư là ngay cả khi tồn tại tình trạng những văn bản trái luật nhiều đến mức như thế, nhưng lại phải đặt ra một vấn đề là luật pháp được tham chiếu và làm cơ sở có thực sự đúng đắn và hàm chứa trong nó sự khoa học, hình hài của công lý hay chưa, hay chính bản thân luật pháp đó cũng lại chứa đầy những lỗ hổng, sai lầm, thiếu sót hoặc cũng trái với Hiến pháp? Mà rồi Hiến pháp đã thực sự trở nên là hoàn toàn hợp lý và sáng suốt đúng với tinh thần của luật tự nhiên gắn với con người hay chưa?
Thứ năm là ở trong những quốc gia độc đảng và đản lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội thì những chỉ thị của tổ chức này mới thực sự tạo nên cái khung thực sự của luật pháp và nó mới là luật pháp tối cao mà tất cả các tinh thần pháp luật khác, dù tồn tại dưới dạng thức nào, đều phải tuân theo và dựa vào đó mà triển khai, diễn giải và định hình.
Nếu không thể giải quyết cái gốc rễ và đúng bản chất với vấn đề mà hệ thống tổ chức quyền lực đang gặp phải thì cũng chỉ như việc một người chỉ chăm chăm sơn phết màu sắc của chiếc xe mà vốn nó không thể khởi động và di chuyển vì đang bị hỏng hóc ở động cơ của nó.
Như trong cuốn Dân trị và Chính quyền, tôi đã phân tích và chỉ rõ vấn đề lớn nhất của mô hình thể chế tổ chức theo kiểu hình kim tự tháp ngược chính là việc tiếm đoạt quyền lực đa tầng, và sẽ tạo ra một thực thể siêu quyền lực và vô hình trước luật pháp; và việc chính thể sẽ thường xuyên ban hành ra đủ thứ luật pháp mâu thuẫn, xung đột nhau để từ đó tạo ra khoảng trống (tức là luật pháp) nhằm chính quyền có thể tuỳ nghi hành động và tuỳ nghi tạo ra luật pháp của chính mình.
Và khi không có luật pháp đúng đắn và khoa học để làm cơ sở cho hành xử, đất nước và xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mà nguyên cớ chính yếu tạo ra tình trạng đó chính là do và bởi sự rối loạn của luật pháp bất định tạo nên.
Chính vì thế mới có nghịch cảnh bi đát đến mức là người ta đi kêu kiện ròng rã tới hơn 20 năm trời, khánh kiệt tài sản lẫn sức khoẻ mà rồi công lý và lẽ phải vẫn chỉ như ảo ảnh và một bóng ma lẩn khuất trong đêm tối vậy.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét