VNE
Thứ bảy, 8/1/2011, 09:03 (GMT+7)
- Ưu điểm lớn của các doanh nhân Việt Nam là tính năng
động, tháo vát, nghiệp vụ cao và có ý chí vươn lên rất mạnh. Nhưng bên
cạnh đó, nhược điểm là có phần vội vàng, thậm chí quá nóng vội trong
việc làm giàu cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân.
Người tôi khâm phục nhất là Bill Gates, và đã có cơ
hội trò chuyện với ông tại Hong Kong năm 1999. Đây là mẫu điển hình cho
lớp doanh nhân thời đại mới vươn lên bằng trí tuệ. Tôi phục đức tính
quyết đoán, dám dừng lại việc học đại học của mình để ra mở một doanh
nghiệp riêng. Nhiều người cho rằng, việc Bill Gates bỏ học đại học mà
vẫn thành đạt nghĩa là không cần bằng cấp vẫn có thể thành công. Tôi
không nghĩ vậy. Bởi thực tế, sau khi bỏ học Bill Gates đã phải tự học
rất nhiều ở trường đời. Ông là tấm gương sáng cho thế hệ doanh nhân trẻ
vì lòng yêu thương nhân loại, cộng đồng khi hiến phần lớn tài sản mình
để làm từ thiện và chỉ để lại một số lượng rất nhỏ cho con cái. Tôi nghĩ
không phải ai cũng làm được điều này.
- Nhiều đại gia vì quá đam mê kiếm tiền mà bỏ bê gia đình, để rồi khi quay lại họ trở nên cô độc. Giáo sư nghĩ sao về điều này?
- Trong thời buổi kinh tế thị trường thì mặc nhiên
phải có sự cạnh tranh để có được vật chất tốt hơn. Người nào có năng lực
thì của cải vật chất sẽ nhiều hơn. Nhưng bi kịch cũng từ đây nảy sinh.
Có một số người quá háo hức chuyện làm giàu cũng như khẳng định vị trí
xã hội của mình bằng của cải dẫn đến tình trạng làm giàu vội vàng bằng
bất kể giá nào. Một số người thất bại và họ cảm thấy đau đớn thậm chí
bất mãn.
Có những người thành đạt quá và đến một thời điểm nào
đó sự thành đạt cũng trở nên vô nghĩa. Khi có tiền bạc đến mức thừa
thãi, một số người không đứng vững được và lao vào ăn chơi sa đọa. Đó
chính là bi kịch. Nhiều người khác quá ham làm giàu gặp phải bi kịch là
quay trở lại thì thấy gia đình mình có vấn đề. Mỗi người đều có một lý
tưởng và hoài bão riêng. Tôi cho rằng, mỗi người cần phải biết điểm dừng
để xác định đâu là điều quan trọng nhất.
- Vì sao ông không trở thành doanh nhân để làm giàu?
- Mỗi người có một năng khiếu, tôi có cảm giác mình
không có tài trong việc kinh doanh. Hồi xưa, tôi cùng những người bạn đã
mang máy tính sang cho Nga, xây dựng đề án đổi hàng triệu máy tính lấy
phân đạm. Nếu chiến dịch đó thành công thì Viện Công nghệ vi điện tử hồi
đó của tôi sẽ có một thành quả không kém các tập đoàn nổi tiếng đâu.
Vậy là tôi cũng suýt giàu đấy chứ.
Tôi thấy mình phù hợp với công việc nghiên cứu về văn
hóa, xã hội, tổ chức xuất bản sách hơn. Tôi làm Tổng biên tập Nhà xuất
bản Tri thức nhưng không phải để làm giàu vật chất mà là xây dựng tủ
sách tinh hoa tri thức thế giới. Mục tiêu sẽ là dịch và phát hành những
cuốn sách kinh điển của thế giới làm giàu cho tri thức nhân loại. Cũng
là một cách làm giàu nhưng không phải giàu vật chất mà là giàu tri thức
văn hóa.
- Đang rất ham mê lĩnh vực công nghệ, ông chuyển sang đầu quân cho giáo dục. Tại sao ông lại chuyển hướng đi?
- Giáo dục của Viêt Nam đang nặng về kỹ thuật mà không
thiên về lòng yêu thương, sự vị tha. Giáo dục vẫn còn nặng về đào tạo
những lớp người thụ động, biết tôn trọng kỷ luật đến mức phục tùng. Đây
là một vấn nạn và chính điều này làm hại tư duy sáng tạo của trẻ em.
Tôi muốn thay đổi nền giáo dục để đào tạo ra những lớp
người biết tư duy, giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống và
đặc biệt là khơi dậy tình yêu thương của thế hệ trẻ ngay từ khi còn
nhỏ. Càng ngày văn minh vật chất càng cao, nhưng nền văn hóa nói chung
cũng như đạo đức xã hội lại chưa bắt kịp. Tôi muốn chúng ta thay đổi
cách giáo dục, thấm nhuần triết lý nhân bản để dạy cho thế hệ trẻ tự duy
độc lập, không câu nệ và tràn đầy lòng nhân ái. Bạn nghĩ sao nếu sau
này chúng ta có rất nhiều doanh nhân giàu có thành đạt nhưng lại sống
ích kỷ chỉ cho bản thân mình?
- Có nhiều người tâm niệm hạnh phúc là tiền bạc,
số khác cho rằng, hạnh phúc là sự sẻ chia... Còn giáo sư quan niệm thế
nào là hạnh phúc?
- Tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện thế này. Vào
năm 1987, trước sự chỉ trích của báo chí nước ngoài về việc phát triển
chậm của Bhutan (một đất nước thanh bình, nằm sâu trong lục địa Nam Á,
dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, giữa Trung Quốc và Ấn Độ), nhà Vua đã trả lời
rằng: Đối với Bhutan “Tổng hạnh phúc Quốc gia” còn quan trọng hơn Tổng
sản phẩm Quốc nội (GDP).
Tôi cho rằng, đến nay “ Tổng Hạnh phúc Quốc gia” vẫn
chỉ là một ẩn dụ, đó là một thông điệp hơn là một chỉ số đo lường. Tôi
vẫn tâm niệm cái hạnh phúc thật sự trong thông điệp về “ Tổng Hạnh phúc
Quốc gia” không chỉ là sự sung túc, tiện nghi trong đời sống vật chất.
Điều quan trọng hơn là sự an lạc trong cuộc sống tinh thần. Hạnh phúc là
có cuộc sống vật chất không quá khó khăn, tinh thần thoải mái, tự do và
có sáng tạo.
- Giáo sư có thể chia sẻ bí quyết để có được hạnh phúc trong cuộc sống?
- Để cuộc sống thanh thản, tôi thường có 3 điều nhớ và
3 điều quên. Nhớ mình là người bình thường và mình có thể sai, không
phải lúc nào mình cũng đúng. Mình luôn là mình, không sống bon chen với
người khác.
Điều đầu tiên phải quên là quên tuổi tác. Tôi năm nay
đã 70 tuổi nhưng cố quên là mình đã già. Thỉnh thoảng tôi vẫn đi lại
nhanh nhẹn như thanh niên. Các cụ dạy rằng: "70 tuổi vẫn chưa già, 60
tuổi vẫn còn là trung niên", tôi nghĩ mình vẫn đang ở độ tuổi trung
niên. Điều thứ hai là quên bệnh tật, vì tôi quan niệm có quên bệnh tật
mới sống vui vẻ được. Thứ ba là quên thù hận. Nếu có xích mích thù oán
gì thì càng gỡ ra bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
Tôi nghĩ ai hay nghĩ xấu về người khác thì rất bất
hạnh. Tôi là người nghiêm túc về giờ giấc, nhưng nếu ai đã hẹn với tôi
mà đến trễ thì tôi nghĩ đơn giản rằng họ bận đột xuất nên lỡ hẹn với
mình. Nghĩ vậy tôi thấy lòng mình thanh thản hơn.
Xin chúc các bạn có sự an lạc trong tinh thần để cảm thấy mình hạnh phúc.
.
.
|
Hoàng Lan
Anh Chu Hảo tóc bạc trắng như anh Nguyễn Phú Trọng. Anh nhiều hơn anh trọng 4 tuổi. Tóc trắng như nhau nhưng tri thức khác nhau. Tri thức của anh Hảo là những kiến thức khoa học tự nhiên kết hợp với kiến thức khoa học xã hội, mang tính thực tiễn cao. Tri thức của anh Trọng là kiến thức văn học ví von kết hợp với khoa học triết học M-L, nên rất lãng mạn và mơ hồ, ảo tưởng. Tri thức của anh Trọng thoát ly thực tiễn. Đó là điều tối kị đối với một nhà CM, vì như thế xã hội sẽ không phát triển theo đúng quy luật của nó.
Trả lờiXóaNPT nghiên cứu XD Đảng, Bảo Vệ, Phát triển đảng Cs theo kinh nghiệm LX . Trong lí lịch NPT chỉ thấy ông ta đi học ở LX, bảo vệ luận án Phó tiến sĩ XD Đảng rồi về làm việc trong nước, ở Tạp Chí Cộng Sản, ở HĐ LL TW, ban TG Hà Nội, rồi BT thành uỷ Hà Nội rồi cứ thế đi lên tới địa vị ngày nay. Lí lịch cũng ghi khả năng ngoại ngữ của NPT là tiếng Nga .
Trả lờiXóaCòn Chu Hảo, học Khoa Vật Lý ở Kiev ( Ucraina ) luận án tiến sĩ ở Pháp. Về nước làm khoa học Vật Lý, làm Thứ Trưởng Bộ KHCN, đưa internet vào VN .
NPT , một con người lí thuyết của chủ nghĩa CS, còn Chu Hảo, một nhà khoa học thực tiễn . Môi trường và cái nhìn của NPT trong phạm vi Đảng CS LX, VN. Còn Chu Hảo, môi trường khoa học VN và thế giới ! Khả năng ngoại ngữ của Chu Hảo chắc cắn rất giỏi tiếng Pháp mới bảo vệ được luận án tiến sĩ QG Pháp . Bảo vệ luận án tiến sĩ QG Pháp là không có khoan nhượng, không có bằng tiến sĩ hữu nghị, là trước một HĐ uy nghi như phiên toà Đại Hình, với những giáo sư thực thụ đầu hai thú tóc , nghiêm khắc và uy tín quốc tế . Luận án tiến sĩ QG Pháp hoàn toàn là một sáng tạo mới mẻ, tuyệt đối không có đạo văn, chép qua chép lại của người khác !
Ts Chu Hảo " suýt giàu " tiền bạc thì nay , nhờ ơn đảng cho " thoái " , ông giàu thật rồi , " giàu " số người ngưỡng mộ nhân cách , tri thức của ông .
Trả lờiXóaChúc Ts luôn mạnh khỏe đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp khai sáng dân trí .
GS Chu Hảo quả thật là một trong những tinh hoa của dân tộc! Những đóng góp của Gs cho đất nước là vô giá; nhưng tiếc rằng Ông chưa có đủ cơ hội để phát huy hết tiềm năng bẩm sinh cho đât nước, đặc biệt là gd thời kim tiền: họ (quan chức) phải dùng tiền phạt cho những hành vi 'trò xúc phạm thầy'. cái môi trường gd kiểu ấy sao có thể có một cộng đồng quan tâm học hỏi lẫn nhau được? Chúc mừng Gs Chu Hảo cho quá nửa chặng đường của cuộc đời đã giữ cho mình (gs) có một cuộc 'hành trình' đầy ý nghĩa. Kính chúc Gs dồi dào sức khỏe, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước!
Trả lờiXóaXin cải chính một chi tiết: cách đây mấy năm, ông Chu Hảo đã nghỉ chức chủ tịch Hội Việt Pháp hữu nghị, chức này, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang giữ. Dám chắc, chuyện buồn hôm nay, ông Chu Hảo đã biết trước. Biết trước từ lâu lắm. Nhưng một người như ông, "Nắm được quy luật là tự do", ông không thể không làm những việc như ông đã làm. Chúc mừng ông, một bản lĩnh người đáng khâm phục và noi theo. Biết có lẽ là thừa, vẫn xin kính chúc ông không buồn, hay không buồn nhiều, nếu nay mai, họ không cho ông làm tiếp những việc ích nước lợi dân mà đông đảo trí thức ghi nhận...
Trả lờiXóa"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"!cám ơn GS Chu Hảo!
Trả lờiXóa