Hoa Nam Tình báo Cục – Anh là ai?
Tác giả: Duan Dang
Phần 1
Hẳn người Việt không có ai chưa từng nghe đến cái tên tình báo Hoa Nam, con ngáo ộp khét tiếng trong đời sống chính trị nước Việt Nam. Thế nhưng, gần như chẳng mấy ai biết được tình báo Hoa Nam, hay Hoa Nam tình báo cục, nằm ở đâu trong cơ cấu tình báo của Trung Quốc.
Đối với người Việt, Hoa Nam tình báo ngày nay dường như cụm từ là để chỉ tất cả mọi vấn đề liên quan đến tình báo phương Bắc. Cứ tình báo Trung Quốc thì sẽ được gọi là tình báo Hoa Nam, vốn được xem là một phân cục tình báo phụ trách Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đông Dương và Đông Nam Á.
Định kiến này sẽ dẫn đến sự nhầm tưởng tai hại rằng chỉ có một cơ quan tình báo Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, dưới tên gọi tình báo Hoa Nam. Thực tế, có rất nhiều cơ quan tình báo Trung Quốc cùng hoạt động ngầm ở Việt Nam, cũng như bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Vậy đối với người Việt, Hoa Nam tình báo bắt nguồn từ đâu và liệu có thực sự tồn tại một cơ quan như thế hay không? Câu trả lời là có và không.
Để tìm hiểu nguồn gốc Hoa Nam tình báo cục đối với người Việt, cần phải quay trở lại với thời kỳ quốc cộng liên minh kháng Nhật lần thứ hai ở Trung Quốc.
Tháng 10.1937, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) triệu tập hội nghị Bộ Chính trị về vấn đề hoạt động cách mạng ở 12 tỉnh phía nam Trung Quốc. Tại đại hội này, CCP quyết định thành lập Cục Trường Giang đặt tại Vũ Hán. Cục Trường Giang chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động cách mạng ở phía nam và Tân Tứ quân ở miền nam, đàm phán với Quốc dân đảng và mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản ở các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Quốc dân đảng.
Cục Trường Giang lúc này được xem như Bộ Chính trị thứ hai, với sự góp mặt của 5 ủy viên Bộ Chính trị là Chu Ân Lai, Vương Minh, Bác Cổ, Hạng Anh và Khải Phong. Bộ Chính trị thứ nhất lúc đó đặt tại Diên An dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Cục Trường Giang lúc đó rất có trọng lượng trong CCP và bị Mao xem như là một cái gai.
Chính Chu Ân Lai, người được xem là ông tổ của tình báo cách mạng Trung Quốc, lúc đó đã nỗ lực thiết lập một mạng lưới tình báo hiệu quả trong lòng địch ở phía nam. Đến tháng 10.1938, Cục Trường Giang được đổi tên thành Cục Nam Phương đặt tại Trùng Khánh. Sau đó, vào năm 1939, Chu ra lệnh cho Phan Hán Niên, một tên tuổi điệp báo lẫy lừng của CCP, thiết lập một mạng lưới tình báo lớn có trụ sở tại Thượng Hải, lấy tên là “Hoa Nam Tình báo Cục”.
Cục Tình báo Hoa Nam chính thức ra đời dưới sự quản lý của Cục Nam Phương (Southern Bureau) từ năm 1939, mặc dù mạng lưới của nó đã được thiết lập rải rác từ trước đó.
Cục Nam Phương phụ trách lãnh đạo kháng chiến ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô, Hồng Kông và đặc biệt phụ trách quan hệ với các phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.
Đây có lẽ là yếu tố then chốt khiến Cục Tình báo Hoa Nam trở nên khét tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á bởi việc cục này cài cắm gián điệp vào các phe phái đối địch với phong trào cộng sản ở khu vực hoặc thậm chí vào chính các đảng có quan hệ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi kinh đô của phong trào cộng sản ở Đông Á khi đó nằm tại Thượng Hải và Hồng Kông. Đây là hai địa bàn đặt trụ sở chính của tình báo Hoa Nam do Phan Hán Niên lãnh đạo. Cơ quan này cài cắm nhiều điệp viên nằm vùng trong lòng giới ngoại giao và quân đội Nhật Bản cũng như Quốc dân đảng.
Một trong những thành tích chói sáng nhất của tình báo Hoa Nam thời Đệ nhị thế chiến là nắm trước được thời điểm chiến dịch Barbarossa xảy ra. Đây là cuộc tiến công chớp nhoáng do Hitler phát động nhằm vào Liên Xô.
Theo sử sách Trung Quốc, một điệp viên của Hoa Nam tình báo ở Trùng Khánh đã nghe ngóng được trong giới ngoại giao Nhật Bản về một kế hoạch tấn công Liên Xô của Đức Quốc xã vào ngày 22.6.1941. Thông tin này được chuyển đến Chu Ân Lai và Chu lập tức ký một bức điện gửi về Diên An, rồi từ đó nó được gửi đến Moscow vào ngày 20.6, hai ngày trước khi cuộc tấn công nổ ra.
Vài tháng sau đó, Hoa Nam tình báo tiếp tục nắm bắt được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về quá trình chuẩn bị của quân đội Nhật cho một cuộc chiến tranh với Mỹ. Đến tháng 10, Hoa Nam tình báo kết luận quá trình chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất và quân đội của Thiên Hoàng sắp sửa gây chiến với Mỹ. Thông tin này được gửi về Diên An và một lần nữa được chuyển tiếp cho các lãnh đạo Liên Xô. Ngày 7.12.1941 chuyện gì đã xảy ra? Xin mời search nếu quên.
Đến lúc này, có lẽ câu hỏi liệu có thực sự tồn tại một tổ chức có tên Hoa Nam Tình báo Cục hay không đã được giải đáp. Vấn đề còn lại là Hoa Nam Tình báo Cục đã thoát thai hoán cốt ra sao trong dòng lịch sử kinh thiên động địa ở Đông Á tiếp diễn sau đó. Liệu nó có tiếp tục tồn tại hay không và nếu tồn tại thì nó đang nằm ở đâu trong guồng máy tình báo khét tiếng của Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, hãy quay trở lại Diên An, gặp gỡ một Mao Trạch Đông đang tức tối và ủ mưu thâu tóm các quyền hành bị phân tán cho Cục Nam Phương của Chu Ân Lai. Tại đây, chúng ta cũng sẽ gặp gỡ một nhân vật độc nhất vô nhị không thể không nhắc đến trong lịch sử tình báo Trung Quốc – trùm mật vụ được mệnh danh là “Beria của Trung Quốc”: Khang Sinh.
Phần 2
Lịch sử cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) rất phức tạp, xuất phát từ địa hình rộng lớn của nước này và các cuộc đấu đá quyền lực liên miên trong nội bộ đảng. Năm 1937, Cục Trường Giang của CCP ở Vũ Hán lãnh đạo mặt trận hợp tác kháng Nhật với Quốc dân đảng trong khi Bộ Chính trị thứ nhất của Mao Trạch Đông núp lùm tại Diên An. Cục Trường Giang khi đó đặt dưới sự lãnh đạo của Vương Minh, thủ lĩnh của nhóm 28 Bolshevik vừa trở về từ Moscow. Trước đó Vương Minh là trưởng đoàn của Trung Quốc tại Đệ tam quốc tế (Comintern) trong giai đoạn 1933-1937. Phó đoàn của Vương là Khang Sinh, người tu nghiệp tại các trường đào tạo mật vụ của NKVD và KGB.
Tuy Mao tỏ ra tôn kính Vương Minh lúc ban đầu khi nhà lãnh đạo này trở về với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Comintern, song mâu thuẫn nhanh chóng nảy sinh giữa hai đối thủ này. Cục Trường Giang dưới sự lãnh đạo của Vương Minh và Chu Ân Lai chủ trương hợp tác thực tình với Quốc dân đảng để kháng Nhật. Tuy nhiên, Mao lại chỉ muốn đánh cầm chừng và xây dựng cơ sở đảng trong các khu vực kiểm soát của Quốc dân đảng. Hiềm khích nảy sinh giữa Mao và Vương Minh là không thể tránh khỏi.
Trong nỗ lực giành lợi thế trước Vương Minh, Mao đã kết thân với Khang Sinh, giữa hai người này hình thành mối quan hệ liên minh chiến lược. Đặc biệt, Khang Sinh chính là người mai mối giữa Mao Trạch Đông với Giang Thanh, khi đó là một điệp viên được cài cắm ở Thượng Hải. Có nhiều lý do để Mao liên kết với Khang Sinh. Thứ nhất, vì từng là phó đoàn của Trung Quốc ở Comintern, nên Khang có thể giúp Mao thu hút được sự ủng hộ của Comintern lúc đó đang đổ dồn vào Vương Minh. Thứ hai, liên kết với Khang Sinh giúp làm suy yếu phe của Vương Minh. Và thứ ba, kinh nghiệm mật vụ của Khang sẽ giúp Mao thâu tóm hoạt động tình báo và an ninh. Sau này, chính Khang là đao phủ thủ trong đợt vận động chỉnh phong Diên An, thực chất là cuộc thanh trừng các đối thủ chính trị của Mao.
Cuộc đấu đá quyền lực giữa hai bộ chính trị của CCP dâng lên đến cao trào tại hội nghị trung ương sáu của Đại hội 6 từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1938 ở Diên An, và người chiến thắng là Mao Trạch Đông. Trong nỗ lực làm suy yếu Vương Minh, Mao quyết định bãi bỏ Cục Trường Giang, chia cục này làm ba cục là Cục Nam Phương do Chu Ân Lai lãnh đạo và Cục Trung Nguyên do một người thân tín của Mao là Lưu Thiếu Kỳ lãnh đạo và Cục Đông Nam. Cục Trung Nguyên sau được đổi tên thành Cục Hoa Trung. Tuy thời gian xuất hiện có thể khác nhau và trải quá vài đợt sáp nhập, chia tách, nhưng nhìn chung sau năm 1949, CCP phân chia thành các cục là Cục Hoa Bắc, Cục Đông Bắc, Cục Hoa Đông, Cục Tây Bắc, Cục Tây Nam và Cục Trung Nam, tương ứng với 6 đại địa khu tồn tại từ 1949 đến 1954.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động an ninh và tình báo đối với quá trình thâu tóm quyền hành của mình, Mao muốn thống nhất các cơ quan tình báo thành một tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của mình. Vì vậy, Mao quyết định thủ tiêu Cục An ninh chính trị và thành lập Bộ Xã hội do Khang Sinh làm bộ trưởng vào tháng 10.1939. Đây có thể xem là cơ quan tình báo thống nhất đầu tiên của CCP, tiền thân của Bộ Công an và Bộ An ninh quốc gia sau này.
Tổ chức của Bộ Xã hội (SAD) có các cục tình báo khu vực gắn liền với các cục của CCP. Và Hoa Nam tình báo cục chính là cơ sở của SAD ở Cục Nam Phương. Tuy nhiên, do e ngại sức ảnh hưởng quá lớn của Khang Sinh nên Mao đích thân triệu tập lãnh đạo tình báo Lý Khắc Nông của Cục Nam Phương ở Trùng Khánh về Diên An làm thứ trưởng thường trực của SAD.
Lý Khắc Nông lúc ấy là tổng thư ký phụ trách tình báo và an ninh của Cục Nam Phương. Việc triệu tập Lý Khắc Nông về Diên An làm phó tướng cho Khang Siinh phải nói là một đòn bậc thầy của Mao, vừa giúp kiểm soát Khang, vừa làm suy yếu Chu Ân Lai và lợi dụng được những kinh nghiệm vô giá về tình báo trong lòng địch của Lý Khắc Nông.
(Còn tiếp)
Tác giả: Duan Dang
Phần 1
Hẳn người Việt không có ai chưa từng nghe đến cái tên tình báo Hoa Nam, con ngáo ộp khét tiếng trong đời sống chính trị nước Việt Nam. Thế nhưng, gần như chẳng mấy ai biết được tình báo Hoa Nam, hay Hoa Nam tình báo cục, nằm ở đâu trong cơ cấu tình báo của Trung Quốc.
Đối với người Việt, Hoa Nam tình báo ngày nay dường như cụm từ là để chỉ tất cả mọi vấn đề liên quan đến tình báo phương Bắc. Cứ tình báo Trung Quốc thì sẽ được gọi là tình báo Hoa Nam, vốn được xem là một phân cục tình báo phụ trách Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đông Dương và Đông Nam Á.
Định kiến này sẽ dẫn đến sự nhầm tưởng tai hại rằng chỉ có một cơ quan tình báo Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, dưới tên gọi tình báo Hoa Nam. Thực tế, có rất nhiều cơ quan tình báo Trung Quốc cùng hoạt động ngầm ở Việt Nam, cũng như bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Vậy đối với người Việt, Hoa Nam tình báo bắt nguồn từ đâu và liệu có thực sự tồn tại một cơ quan như thế hay không? Câu trả lời là có và không.
Để tìm hiểu nguồn gốc Hoa Nam tình báo cục đối với người Việt, cần phải quay trở lại với thời kỳ quốc cộng liên minh kháng Nhật lần thứ hai ở Trung Quốc.
Tháng 10.1937, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) triệu tập hội nghị Bộ Chính trị về vấn đề hoạt động cách mạng ở 12 tỉnh phía nam Trung Quốc. Tại đại hội này, CCP quyết định thành lập Cục Trường Giang đặt tại Vũ Hán. Cục Trường Giang chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động cách mạng ở phía nam và Tân Tứ quân ở miền nam, đàm phán với Quốc dân đảng và mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản ở các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Quốc dân đảng.
Cục Trường Giang lúc này được xem như Bộ Chính trị thứ hai, với sự góp mặt của 5 ủy viên Bộ Chính trị là Chu Ân Lai, Vương Minh, Bác Cổ, Hạng Anh và Khải Phong. Bộ Chính trị thứ nhất lúc đó đặt tại Diên An dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Cục Trường Giang lúc đó rất có trọng lượng trong CCP và bị Mao xem như là một cái gai.
Chính Chu Ân Lai, người được xem là ông tổ của tình báo cách mạng Trung Quốc, lúc đó đã nỗ lực thiết lập một mạng lưới tình báo hiệu quả trong lòng địch ở phía nam. Đến tháng 10.1938, Cục Trường Giang được đổi tên thành Cục Nam Phương đặt tại Trùng Khánh. Sau đó, vào năm 1939, Chu ra lệnh cho Phan Hán Niên, một tên tuổi điệp báo lẫy lừng của CCP, thiết lập một mạng lưới tình báo lớn có trụ sở tại Thượng Hải, lấy tên là “Hoa Nam Tình báo Cục”.
Cục Tình báo Hoa Nam chính thức ra đời dưới sự quản lý của Cục Nam Phương (Southern Bureau) từ năm 1939, mặc dù mạng lưới của nó đã được thiết lập rải rác từ trước đó.
Cục Nam Phương phụ trách lãnh đạo kháng chiến ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô, Hồng Kông và đặc biệt phụ trách quan hệ với các phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.
Đây có lẽ là yếu tố then chốt khiến Cục Tình báo Hoa Nam trở nên khét tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á bởi việc cục này cài cắm gián điệp vào các phe phái đối địch với phong trào cộng sản ở khu vực hoặc thậm chí vào chính các đảng có quan hệ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi kinh đô của phong trào cộng sản ở Đông Á khi đó nằm tại Thượng Hải và Hồng Kông. Đây là hai địa bàn đặt trụ sở chính của tình báo Hoa Nam do Phan Hán Niên lãnh đạo. Cơ quan này cài cắm nhiều điệp viên nằm vùng trong lòng giới ngoại giao và quân đội Nhật Bản cũng như Quốc dân đảng.
Một trong những thành tích chói sáng nhất của tình báo Hoa Nam thời Đệ nhị thế chiến là nắm trước được thời điểm chiến dịch Barbarossa xảy ra. Đây là cuộc tiến công chớp nhoáng do Hitler phát động nhằm vào Liên Xô.
Theo sử sách Trung Quốc, một điệp viên của Hoa Nam tình báo ở Trùng Khánh đã nghe ngóng được trong giới ngoại giao Nhật Bản về một kế hoạch tấn công Liên Xô của Đức Quốc xã vào ngày 22.6.1941. Thông tin này được chuyển đến Chu Ân Lai và Chu lập tức ký một bức điện gửi về Diên An, rồi từ đó nó được gửi đến Moscow vào ngày 20.6, hai ngày trước khi cuộc tấn công nổ ra.
Vài tháng sau đó, Hoa Nam tình báo tiếp tục nắm bắt được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về quá trình chuẩn bị của quân đội Nhật cho một cuộc chiến tranh với Mỹ. Đến tháng 10, Hoa Nam tình báo kết luận quá trình chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất và quân đội của Thiên Hoàng sắp sửa gây chiến với Mỹ. Thông tin này được gửi về Diên An và một lần nữa được chuyển tiếp cho các lãnh đạo Liên Xô. Ngày 7.12.1941 chuyện gì đã xảy ra? Xin mời search nếu quên.
Đến lúc này, có lẽ câu hỏi liệu có thực sự tồn tại một tổ chức có tên Hoa Nam Tình báo Cục hay không đã được giải đáp. Vấn đề còn lại là Hoa Nam Tình báo Cục đã thoát thai hoán cốt ra sao trong dòng lịch sử kinh thiên động địa ở Đông Á tiếp diễn sau đó. Liệu nó có tiếp tục tồn tại hay không và nếu tồn tại thì nó đang nằm ở đâu trong guồng máy tình báo khét tiếng của Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, hãy quay trở lại Diên An, gặp gỡ một Mao Trạch Đông đang tức tối và ủ mưu thâu tóm các quyền hành bị phân tán cho Cục Nam Phương của Chu Ân Lai. Tại đây, chúng ta cũng sẽ gặp gỡ một nhân vật độc nhất vô nhị không thể không nhắc đến trong lịch sử tình báo Trung Quốc – trùm mật vụ được mệnh danh là “Beria của Trung Quốc”: Khang Sinh.
Phần 2
Lịch sử cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) rất phức tạp, xuất phát từ địa hình rộng lớn của nước này và các cuộc đấu đá quyền lực liên miên trong nội bộ đảng. Năm 1937, Cục Trường Giang của CCP ở Vũ Hán lãnh đạo mặt trận hợp tác kháng Nhật với Quốc dân đảng trong khi Bộ Chính trị thứ nhất của Mao Trạch Đông núp lùm tại Diên An. Cục Trường Giang khi đó đặt dưới sự lãnh đạo của Vương Minh, thủ lĩnh của nhóm 28 Bolshevik vừa trở về từ Moscow. Trước đó Vương Minh là trưởng đoàn của Trung Quốc tại Đệ tam quốc tế (Comintern) trong giai đoạn 1933-1937. Phó đoàn của Vương là Khang Sinh, người tu nghiệp tại các trường đào tạo mật vụ của NKVD và KGB.
Tuy Mao tỏ ra tôn kính Vương Minh lúc ban đầu khi nhà lãnh đạo này trở về với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Comintern, song mâu thuẫn nhanh chóng nảy sinh giữa hai đối thủ này. Cục Trường Giang dưới sự lãnh đạo của Vương Minh và Chu Ân Lai chủ trương hợp tác thực tình với Quốc dân đảng để kháng Nhật. Tuy nhiên, Mao lại chỉ muốn đánh cầm chừng và xây dựng cơ sở đảng trong các khu vực kiểm soát của Quốc dân đảng. Hiềm khích nảy sinh giữa Mao và Vương Minh là không thể tránh khỏi.
Trong nỗ lực giành lợi thế trước Vương Minh, Mao đã kết thân với Khang Sinh, giữa hai người này hình thành mối quan hệ liên minh chiến lược. Đặc biệt, Khang Sinh chính là người mai mối giữa Mao Trạch Đông với Giang Thanh, khi đó là một điệp viên được cài cắm ở Thượng Hải. Có nhiều lý do để Mao liên kết với Khang Sinh. Thứ nhất, vì từng là phó đoàn của Trung Quốc ở Comintern, nên Khang có thể giúp Mao thu hút được sự ủng hộ của Comintern lúc đó đang đổ dồn vào Vương Minh. Thứ hai, liên kết với Khang Sinh giúp làm suy yếu phe của Vương Minh. Và thứ ba, kinh nghiệm mật vụ của Khang sẽ giúp Mao thâu tóm hoạt động tình báo và an ninh. Sau này, chính Khang là đao phủ thủ trong đợt vận động chỉnh phong Diên An, thực chất là cuộc thanh trừng các đối thủ chính trị của Mao.
Cuộc đấu đá quyền lực giữa hai bộ chính trị của CCP dâng lên đến cao trào tại hội nghị trung ương sáu của Đại hội 6 từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1938 ở Diên An, và người chiến thắng là Mao Trạch Đông. Trong nỗ lực làm suy yếu Vương Minh, Mao quyết định bãi bỏ Cục Trường Giang, chia cục này làm ba cục là Cục Nam Phương do Chu Ân Lai lãnh đạo và Cục Trung Nguyên do một người thân tín của Mao là Lưu Thiếu Kỳ lãnh đạo và Cục Đông Nam. Cục Trung Nguyên sau được đổi tên thành Cục Hoa Trung. Tuy thời gian xuất hiện có thể khác nhau và trải quá vài đợt sáp nhập, chia tách, nhưng nhìn chung sau năm 1949, CCP phân chia thành các cục là Cục Hoa Bắc, Cục Đông Bắc, Cục Hoa Đông, Cục Tây Bắc, Cục Tây Nam và Cục Trung Nam, tương ứng với 6 đại địa khu tồn tại từ 1949 đến 1954.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động an ninh và tình báo đối với quá trình thâu tóm quyền hành của mình, Mao muốn thống nhất các cơ quan tình báo thành một tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của mình. Vì vậy, Mao quyết định thủ tiêu Cục An ninh chính trị và thành lập Bộ Xã hội do Khang Sinh làm bộ trưởng vào tháng 10.1939. Đây có thể xem là cơ quan tình báo thống nhất đầu tiên của CCP, tiền thân của Bộ Công an và Bộ An ninh quốc gia sau này.
Tổ chức của Bộ Xã hội (SAD) có các cục tình báo khu vực gắn liền với các cục của CCP. Và Hoa Nam tình báo cục chính là cơ sở của SAD ở Cục Nam Phương. Tuy nhiên, do e ngại sức ảnh hưởng quá lớn của Khang Sinh nên Mao đích thân triệu tập lãnh đạo tình báo Lý Khắc Nông của Cục Nam Phương ở Trùng Khánh về Diên An làm thứ trưởng thường trực của SAD.
Lý Khắc Nông lúc ấy là tổng thư ký phụ trách tình báo và an ninh của Cục Nam Phương. Việc triệu tập Lý Khắc Nông về Diên An làm phó tướng cho Khang Siinh phải nói là một đòn bậc thầy của Mao, vừa giúp kiểm soát Khang, vừa làm suy yếu Chu Ân Lai và lợi dụng được những kinh nghiệm vô giá về tình báo trong lòng địch của Lý Khắc Nông.
(Còn tiếp)
Nguồn: Nghiên cứu quốc tế
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét