Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

MỖI NĂM PHỤ HUYNH BỎ 1.000 TỶ MUA SGK ĐỂ RỒI BÁN GIẤY VỤN

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng cử tri bức xúc về việc sách giáo khoa sử dụng một lần gây lãng phí. Ảnh: Quochoi.vn
'Mỗi năm phụ huynh bỏ 1.000 tỷ mua sách giáo khoa rồi bán giấy vụn'

Zing
12:29 12/09/2018


Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho hay mỗi năm phụ huynh bỏ 1.000 tỷ mua sách giáo khoa nhưng chỉ dùng một lần, rất lãng phí.

Nhiều đại biểu cho bức xúc về việc lãng phí sách giáo khoa vì sử dụng một lần, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi vào sáng 9/12.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết hiện cử tri rất bức xúc liên quan đến việc sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần, quá lãng phí. Riêng năm học 2018-2019, Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra 100 triệu bản sách giáo khoa và sang năm hoàn toàn không còn sử dụng được, chỉ cỏ thể bán giấy vụn.

“Trung bình mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỷ đồng để mua sách giáo khoa. Việc sử dụng một lần chỉ do viết bài tập vào sách mà không phải lý do gì khác. Cử tri và đại biểu Quốc hội nói rất nhiều lần nhưng chưa có chuyển biến, đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT lần này quan tâm”, nữ Trưởng ban Dân nguyện lưu ý.

Nữ đại biểu cũng nhận định doanh thu, số lượng sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành chiếm tỷ lệ lớn cho thấy "có gì đó mang tính độc quyền".

Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng trong việc xuất bản, sử dụng sách giáo khoa đang có sự bất hợp lý và lãng phí rất lớn.

Theo ông, điều 39 của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong giảng dạy, học tập. "Việc này có ảnh hưởng đến tính thống nhất của chương trình giáo dục trên toàn quốc hay không? Các trường và địa phương chọn các bộ sách khác nhau thì học sinh chuyển trường phải mua sách mới?”, ông Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi.

Cho ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định không nên để các trường tự chọn sách giáo khoa vì sẽ không thống nhất, mỗi trường một kiểu lựa chọng khác nhau sẽ xảy ra bất cập trọng giảng dạy chung.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bổ sung thêm đổi mới phải thống nhất, đồng bộ, không nên mỗi nơi một kiểu, làm khổ học sinh. Sách giáo khoa phải có tính phổ quát, nên có chú thích để vùng miền nào cũng hiểu được.

Giải trình về việc đổi mới giáo dục Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định gần đây rộ lên câu chuyện liên quan đến tài liệu học tập dạy cho trẻ mới đi học. Năm ngoái, câu chuyện của ông GS.Bùi Hiền, nhưng Chính phủ hoàn toàn chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt.

"Sách Công nghệ giáo dục chỉ là một phương pháp đổi mới trong cách học tiếng Việt chứ không phải cải cách ngôn ngữ và đã làm nhiều năm nay. Chúng ta không thể không tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, mà đổi mới thì phải có thực nghiệm, thí nghiệm", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Thắng Quang

8 nhận xét :

  1. Nói về công nghệ giáo dục của ông HNĐ , Phó TT Vũ đức Đam nói : "... Chúng ta không thể không tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học , mà đổi mới thì phải có thực nhiệm ,thí nghiệm ." .Ối trời ơi là trời , ông Vũ dức Đam có ngủ mê không đấy ! . Thưa ông PTT , thí nghiệm của ông HNĐ đã làm 40 năm nay ở trường Thực nghiệm Liễu giai ,Ba đình ,Hà nội rồi . Các ông còn định mang hàng triệu các con của chúng tôi làm thí nghiêm đến bao giờ ?

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi năm một lần thay sách GK gây tốn kém cho HS và phụ huynh...
    Một kiểu độc quyền bắt chẹt nhau để bán sách thu lời.
    Lãng phí vô cùng. Nhiều HS giữ sách còn mới nguyên nhưng không sử dụng lại cho các bạn lớp sau.
    Quốc hội cần đưa ra bàn thảo về công tác xuất bản sách GK cho các bậc học phổ thông.

    Trả lờiXóa
  3. Tình trạng này kéo dài quá lâu mà CP vẫn để vậy !

    Trả lờiXóa
  4. Hư hỏng toàn diện. Nhìn gương các vị cao cấp như Bộ trưởng, Tướng và còn cao hơn nữa một mình ăn hàng trăm, hàng nghìn tỷ thì cả một 'chuỗi' có liên quan đến sách giáo khoa mới ăn được 1.000 tỷ thì nhằm nhò gì. Hiện tượng này bất cứ ai nếu không bị bệnh tâm thần, thiểu năng trí não thì dễ dàng nhận ra. Nhưng không chịu sửa. Còn nhiều chuyện hệ thống ăn tiền như thế lắm. Một cách tổng quát: nhiều chuyên bất hợp lý như thế nhưng người, những người có quyền không làm, vì làm thì động chạm đến quyền lợi ích kỷ của họ. Vậy làm sao đây ?

    Trả lờiXóa
  5. Không thể gọi bằng từ nào khác ngoài từ TỘI ÁC!

    Trả lờiXóa
  6. Theo cách đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại (con rể đồng chí cố TBT Lê Duẩn) thì các từ: con giai (trai), con rể, con rơi sẽ đọc là:
    Con dai, con dể, con dơi
    Ba thằng dờ ấy chơi trò mị dân

    Trả lờiXóa
  7. Ai là người đồng ý cho cải cách lung tung để rồi nhiễu nhương ngành giáo dục, vì tương lai con cháu hay vì tiền, vì sự phát triển dân tộc hay vì ngoại bang. Điều này thì nhân dân thấy rõ, không cần mấy cha hề nhân danh tiến sĩ. Bộ GDĐT, Chính phủ, Quốc hội làm rõ chuyện này không khó.

    Trả lờiXóa
  8. Ông Đam là TS làm Phó Thủ tướng mà không phân biệt được TIẾNG VIỆT với CHỮ VIẾT khác nhau thế nào(!)Tiếng Việt sao lại CC được nhỉ? Cái gọi là công trình của ông Bùi Hiền là CC văn tự (nói nôm là chữ viết). Mà văn tự là kí hiệu người ta đặt ra để ghi tiếng nói.Tiếng nói là âm thanh con người giao tiếp trực tiếp với nhau. Từ khi đặt ra được văn tự ghi lại được tiếng nói thì con người mới có khả năng giao tiếp gián tiếp với nhau bằng thư từ,tiếng nói mới có khả năng vượt không gian, thời gian. Ngày nay KH phát triển tiếng nói được ghi trực tiếp bằng máy... Thế mà PTT nhầm lẫn! Thật buồn cho trình độ LĐQG! (T.A.T)

    Trả lờiXóa