Sau Thanh Hóa,
đến lượt Quảng Bình thu phí trâu bò ăn cỏ
Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 7/8/2018 - 15:08
(PLO)- Hợp tác xã buộc người dân chăn thả trâu, bò ra đồng ăn cỏ và sử dụng các loại máy gặt, máy cày phải nộp phí.
Tin liên quan:
Vụ trâu bò ăn cỏ, chủ phải trả phí: Phê bình chủ tịch xã
Vụ thu phí trâu bò ở Thanh Hóa: Sẽ xin lỗi dân và trả lại tiền
Chủ tịch TP Thanh Hóa lên tiếng vụ trâu bò ăn cỏ phải đóng phí
Người dân ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang rất bức xúc vì hợp tác xã (HTX) buộc người dân phải đóng những khoản phí vô lý. Nếu không đóng sẽ không được thả trâu, bò ra đồng ăn cỏ và sử dụng các loại máy gặt, máy cày.
Theo người dân xã An Ninh, nhiều năm qua, người dân nơi đây muốn đưa trâu ra ăn cỏ ở cánh đồng buộc phải đóng lệ phí cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất và HTX Dịch vụ Hoành Vinh. Cụ thể, mỗi năm người dân phải trả 50.000 đồng-100.000 đồng/con trâu, bò.
Ngoài thu phí đồng cỏ, hai HTX trên còn thu phí bảo trì đường bộ 300.000-500.000 đồng/máy đối với các hộ dân có máy cày, máy gặt muốn ra đồng sản xuất.
Bà Võ Thị L. (thôn Thống Nhất, xã An Ninh), cho biết nhà bà có năm con trâu, từ nhiều năm nay, gia đình bà muốn lùa đàn trâu ra ăn cỏ ở cánh đồng trước nhà phải đóng lệ phí cho HTX dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất. Những năm gần đây, giá trâu trẻ nên người dân xin HTX hạ mức phí, tuy nhiên HTX không đồng ý.
Chiều 7-8, ông Trương Văn Long, Chủ tịch UBND xã An Ninh, cho biết khi nhận được thông tin, xã đã cử người xuống địa phương để kiểm tra tình hình. Ban đầu xác định hai HTX trên đã có những khoản thu lệ phí trâu bò ăn cỏ.
Ông Long khẳng định việc thu tiền trâu bò ăn cỏ, bảo trì đường bộ đối với những người có máy cày, máy gặt không phải chủ trương của UBND xã. “Nói xã bán đồng cỏ, thu lệ phí đồng cỏ thì thực chất không phải vì xã cũng không có đồng cỏ để bán thu lệ phí đâu. Việc thu lệ phí bảo trì đường bộ cũng vậy, xã không có chủ trương thu các khoản này”.
Ông Long cho biết qua xác minh ban đầu, tại địa phương có một số bờ đập ở khu nội đồng liền kề với đất sản xuất thì HTX thống nhất với các hộ dân về việc ai có nhu cầu khai thác những vạt cỏ đó để chăn nuôi thì đăng ký. Việc thu phí nhằm gắn trách nhiệm của người được phép sử dụng đồng cỏ cho trâu bò ăn phải có trách nhiệm bảo vệ diện tích cây trồng.
"Các HTX cho biết mục đích việc thu này nhằm bảo vệ đồng lúa. Vì nếu không có các khoản thu, người dân sẽ ồ ạt thả trâu, bò ra các bờ đê để gặm cỏ. Lúc đó không thể quản lý được, dễ dẫn đến việc phá hại các đồng lúa" - ông Long nói.
Ông Long cũng thông tin hiện nay xã đã làm báo cáo gửi UBND huyện để xin ý kiến, xử lý vụ việc.
Trước đó, ở Thanh Hóa cũng từng xảy ra tình trạng tương tự. Để trâu bò ra đồng gặm cỏ, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) phải đóng phí mỗi con 100.000 đồng cho hợp tác xã.
Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 7/8/2018 - 15:08
(PLO)- Hợp tác xã buộc người dân chăn thả trâu, bò ra đồng ăn cỏ và sử dụng các loại máy gặt, máy cày phải nộp phí.
Tin liên quan:
Vụ trâu bò ăn cỏ, chủ phải trả phí: Phê bình chủ tịch xã
Vụ thu phí trâu bò ở Thanh Hóa: Sẽ xin lỗi dân và trả lại tiền
Chủ tịch TP Thanh Hóa lên tiếng vụ trâu bò ăn cỏ phải đóng phí
Người dân ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang rất bức xúc vì hợp tác xã (HTX) buộc người dân phải đóng những khoản phí vô lý. Nếu không đóng sẽ không được thả trâu, bò ra đồng ăn cỏ và sử dụng các loại máy gặt, máy cày.
Theo người dân xã An Ninh, nhiều năm qua, người dân nơi đây muốn đưa trâu ra ăn cỏ ở cánh đồng buộc phải đóng lệ phí cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất và HTX Dịch vụ Hoành Vinh. Cụ thể, mỗi năm người dân phải trả 50.000 đồng-100.000 đồng/con trâu, bò.
Ngoài thu phí đồng cỏ, hai HTX trên còn thu phí bảo trì đường bộ 300.000-500.000 đồng/máy đối với các hộ dân có máy cày, máy gặt muốn ra đồng sản xuất.
Bà Võ Thị L. (thôn Thống Nhất, xã An Ninh), cho biết nhà bà có năm con trâu, từ nhiều năm nay, gia đình bà muốn lùa đàn trâu ra ăn cỏ ở cánh đồng trước nhà phải đóng lệ phí cho HTX dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất. Những năm gần đây, giá trâu trẻ nên người dân xin HTX hạ mức phí, tuy nhiên HTX không đồng ý.
Chiều 7-8, ông Trương Văn Long, Chủ tịch UBND xã An Ninh, cho biết khi nhận được thông tin, xã đã cử người xuống địa phương để kiểm tra tình hình. Ban đầu xác định hai HTX trên đã có những khoản thu lệ phí trâu bò ăn cỏ.
Ông Long khẳng định việc thu tiền trâu bò ăn cỏ, bảo trì đường bộ đối với những người có máy cày, máy gặt không phải chủ trương của UBND xã. “Nói xã bán đồng cỏ, thu lệ phí đồng cỏ thì thực chất không phải vì xã cũng không có đồng cỏ để bán thu lệ phí đâu. Việc thu lệ phí bảo trì đường bộ cũng vậy, xã không có chủ trương thu các khoản này”.
Ông Long cho biết qua xác minh ban đầu, tại địa phương có một số bờ đập ở khu nội đồng liền kề với đất sản xuất thì HTX thống nhất với các hộ dân về việc ai có nhu cầu khai thác những vạt cỏ đó để chăn nuôi thì đăng ký. Việc thu phí nhằm gắn trách nhiệm của người được phép sử dụng đồng cỏ cho trâu bò ăn phải có trách nhiệm bảo vệ diện tích cây trồng.
"Các HTX cho biết mục đích việc thu này nhằm bảo vệ đồng lúa. Vì nếu không có các khoản thu, người dân sẽ ồ ạt thả trâu, bò ra các bờ đê để gặm cỏ. Lúc đó không thể quản lý được, dễ dẫn đến việc phá hại các đồng lúa" - ông Long nói.
Ông Long cũng thông tin hiện nay xã đã làm báo cáo gửi UBND huyện để xin ý kiến, xử lý vụ việc.
Trước đó, ở Thanh Hóa cũng từng xảy ra tình trạng tương tự. Để trâu bò ra đồng gặm cỏ, nhiều hộ dân ở xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) phải đóng phí mỗi con 100.000 đồng cho hợp tác xã.
NGUYỄN DO
Đả đảo chế độ thực dân-phong kiến sưu cao thuế nặng bóc lột nhân dân
Trả lờiXóaĐánh thuế cỏ để xẻ thịt trâu . Hết cỏ lấy gì trâu ăn mà không thịt .
Trả lờiXóaThan ôi câu ca dao ngàn đời nay đã hết thời :
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn .
Thương con trâu cầy. Bạn thân thiết ngàn đời của nhà nông VN nay sắp đi vào dĩ vãng !