Du khách tham quan phố cổ Hội An - Ảnh: T.T.D.
Xin đừng 'bóp cổ' Hội An
04/07/2018 10:46 GMT+7
TTO - Ý kiến phản hồi của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (nguyên trưởng khoa đô thị học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM) về thông tin “Xin làm cáp treo dài 7km tại Hội An”
Không gian Hội An với những chùa chiền, hàng quán, nhà thấp tầng, màu sắc rêu phong, thâm trầm kín đáo, cho thấy khiêm cung và sức hấp dẫn ở chiều sâu văn hóa Hội An. Khách đến đây không phải vì sự hoành tráng, tân kỳ mà vì sự yên bình, giản dị, thuần hậu và tử tế.
Thông tin Tập đoàn đầu tư NVN đang tiến hành thủ tục xin làm tuyến cáp treo dài 7km vượt sông Thu Bồn đến Hội An làm cho nhiều người thất kinh.
Hội An chỉ "bé bằng lòng bàn tay", chừng 0,3km2, bé đến nỗi đi loanh quanh một chút lại về nơi vừa mới đi qua. Năm 2017, Hội An đón 3,2 triệu khách du lịch (mỗi ngày đón gần 2.000 người). Trong du lịch và cả trong đời sống có một nguyên lý rằng đến với nhau vì cái gì thì họ sẽ rời bỏ nhau khi cái đó mất đi.
Khách đến Hội An, Đà Lạt không phải vì sự hoành tráng, tân kỳ mà vì sự yên bình, giản dị, thuần hậu và tử tế. So với cách nay 10 năm về trước Hội An đã dần lột xác trở nên lòe loẹt, diêm dúa, ồn ào, xô bồ và quá nhiều rác.
Đúng là nó vẫn còn khá hấp dẫn, nhưng liệu còn được bao lâu, khi những đặc sản bản địa mất dần đi? Có lẽ, hơn phân nửa dân đang sống ở Hội An là cư dân mới từ TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang và cả người nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp... và nhiều vùng khác. Họ đến tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Không gian kiến trúc Hội An (và nhiều nơi khác như Đà Lạt, Ninh Bình, Cần Thơ...) không thích hợp với những gì kỳ vĩ. Những chùa chiền, đình miếu, hội quán, nhà dân, quán ăn đều nhỏ bé, thấp tầng, màu sắc rêu phong tỏa ra sự thâm trầm kín đáo, vừa cho thấy khiêm cung vừa cho thấy sức hấp dẫn ở chiều sâu văn hóa.
Nhưng nay, các khối bêtông đồ sộ của một vài dự án kiểu như làng du lịch sinh thái làm cho cảnh quan nơi này bị phá vỡ. Thỉnh thoảng, những sự kiện kiểu như "ký ức Hội An" làm xáo trộn đời sống người dân vùng này.
Một thành phố, thị trấn cũng giống như bất kỳ một không gian vật lý, một tổ chức sinh thái, tổ chức xã hội đều có ngưỡng của nó. Môi trường tự nhiên, khả năng cung ứng nước, không khí sạch, không gian sống khả dụng tính trên đầu người, xử lý rác thải, khả năng tự cân bằng sinh thái của Hội An đã tới hạn, không thể nhét thêm được nữa.
Vào những ngày lễ hội, nhiệt độ của Hội An đã nóng bức hơn so với khu vực dân cư cách đó không xa, hơi nóng không chỉ do thời tiết mà còn chính từ hơi thở, nhiệt tỏa ra từ cơ thể của hàng nghìn người trong một không gian chật hẹp.
Môi trường xã hội cũng bị xô lệch nghiêm trọng, năm 2017 đã có gần 100 vụ cướp giật, phạm pháp hình sự. Máu đã đổ trên đường phố ở một nơi từng tự hào vì bình yên. Tiếng chuông báo động đã rung lên: Hội An đã quá tải.
Trong bối cảnh như thế, thêm một tuyến cáp treo, mỗi ngày mang hàng ngàn người phi thẳng tới Hội An thì quả thật đó là hành động không phải làm cho Hội An thêm thịnh vượng mà là bóp cổ Hội An, làm cho nó ngắc ngoải.
"Đừng nhân danh phát triển" - tôi muốn mượn câu của ông Nguyễn Sự, nguyên lãnh đạo Hội An, người luôn mong giữ Hội An đúng hồn chất của nó, không tăng trưởng bằng mọi giá và không nên bị dẫn dắt yếu tố lợi nhuận.
TTO - Ý kiến phản hồi của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (nguyên trưởng khoa đô thị học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM) về thông tin “Xin làm cáp treo dài 7km tại Hội An”
Không gian Hội An với những chùa chiền, hàng quán, nhà thấp tầng, màu sắc rêu phong, thâm trầm kín đáo, cho thấy khiêm cung và sức hấp dẫn ở chiều sâu văn hóa Hội An. Khách đến đây không phải vì sự hoành tráng, tân kỳ mà vì sự yên bình, giản dị, thuần hậu và tử tế.
Thông tin Tập đoàn đầu tư NVN đang tiến hành thủ tục xin làm tuyến cáp treo dài 7km vượt sông Thu Bồn đến Hội An làm cho nhiều người thất kinh.
Hội An chỉ "bé bằng lòng bàn tay", chừng 0,3km2, bé đến nỗi đi loanh quanh một chút lại về nơi vừa mới đi qua. Năm 2017, Hội An đón 3,2 triệu khách du lịch (mỗi ngày đón gần 2.000 người). Trong du lịch và cả trong đời sống có một nguyên lý rằng đến với nhau vì cái gì thì họ sẽ rời bỏ nhau khi cái đó mất đi.
Khách đến Hội An, Đà Lạt không phải vì sự hoành tráng, tân kỳ mà vì sự yên bình, giản dị, thuần hậu và tử tế. So với cách nay 10 năm về trước Hội An đã dần lột xác trở nên lòe loẹt, diêm dúa, ồn ào, xô bồ và quá nhiều rác.
Đúng là nó vẫn còn khá hấp dẫn, nhưng liệu còn được bao lâu, khi những đặc sản bản địa mất dần đi? Có lẽ, hơn phân nửa dân đang sống ở Hội An là cư dân mới từ TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang và cả người nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp... và nhiều vùng khác. Họ đến tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Không gian kiến trúc Hội An (và nhiều nơi khác như Đà Lạt, Ninh Bình, Cần Thơ...) không thích hợp với những gì kỳ vĩ. Những chùa chiền, đình miếu, hội quán, nhà dân, quán ăn đều nhỏ bé, thấp tầng, màu sắc rêu phong tỏa ra sự thâm trầm kín đáo, vừa cho thấy khiêm cung vừa cho thấy sức hấp dẫn ở chiều sâu văn hóa.
Nhưng nay, các khối bêtông đồ sộ của một vài dự án kiểu như làng du lịch sinh thái làm cho cảnh quan nơi này bị phá vỡ. Thỉnh thoảng, những sự kiện kiểu như "ký ức Hội An" làm xáo trộn đời sống người dân vùng này.
Một thành phố, thị trấn cũng giống như bất kỳ một không gian vật lý, một tổ chức sinh thái, tổ chức xã hội đều có ngưỡng của nó. Môi trường tự nhiên, khả năng cung ứng nước, không khí sạch, không gian sống khả dụng tính trên đầu người, xử lý rác thải, khả năng tự cân bằng sinh thái của Hội An đã tới hạn, không thể nhét thêm được nữa.
Vào những ngày lễ hội, nhiệt độ của Hội An đã nóng bức hơn so với khu vực dân cư cách đó không xa, hơi nóng không chỉ do thời tiết mà còn chính từ hơi thở, nhiệt tỏa ra từ cơ thể của hàng nghìn người trong một không gian chật hẹp.
Môi trường xã hội cũng bị xô lệch nghiêm trọng, năm 2017 đã có gần 100 vụ cướp giật, phạm pháp hình sự. Máu đã đổ trên đường phố ở một nơi từng tự hào vì bình yên. Tiếng chuông báo động đã rung lên: Hội An đã quá tải.
Trong bối cảnh như thế, thêm một tuyến cáp treo, mỗi ngày mang hàng ngàn người phi thẳng tới Hội An thì quả thật đó là hành động không phải làm cho Hội An thêm thịnh vượng mà là bóp cổ Hội An, làm cho nó ngắc ngoải.
"Đừng nhân danh phát triển" - tôi muốn mượn câu của ông Nguyễn Sự, nguyên lãnh đạo Hội An, người luôn mong giữ Hội An đúng hồn chất của nó, không tăng trưởng bằng mọi giá và không nên bị dẫn dắt yếu tố lợi nhuận.
Nguyễn Minh Hòa
Cảm ơn Tiến Sĩ đã lên tiếng thay cho người Hội An. Tôi là người Hội An, nhà tôi ở ngay Khu vườn tượng An Hội. Hội an đã quá tải, chất lượng sống ở Hội an xuống cấp thậm tệ. Tôi cũng đã tính đến chuyện bỏ Hội an mà đi ! Vườn tượng An Hội, Quảng trường sông Hoài, nhà Bảo tàng ... đang trở thành bến xe khách: Ồn ào, Bụi bặm, hôi hám, dơ bẩn, kẹt xe .... Mong chính quyền Hội an sớm tỉnh để Hội an bình yên !
Trả lờiXóa