Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Trần Đình Thu: QUAN TOÀ THỜI XƯA VÀ QUAN TÒA THỜI NAY


QUAN TOÀ THỜI XƯA VÀ QUAN TÒA THỜI NAY  
Trần Đình Thu

Năm 1928 tại làng Phong Thạnh quận Giá Rai tỉnh Bạc Liêu xảy ra thảm án Đồng Nọc Nạn. Nguyên nhân là từ tranh chấp đất đai giữa 1 bên là các hộ nông dân Biện Toại, Mười Chức, và bên kia là một Hoa kiều giàu có là Bang Tắc. Qua nhiều lần giải quyết khiếu kiện, lên đến Toàn quyền Đông Dương, cuối cùng Bang Tắc được Thống đốc Nam Kỳ ký giao đất, dẫn đến vụ nổi dậy của các hộ nông dân. Họ đã giết chết viên cảnh sát Pháp là Tournier đang giúp cho nhà Bang Tắc thu lúa của các hộ nông dân. Một cảnh sát Pháp khác là Bouzou đã bắn chết 4 nông dân. Cộng thêm 1 nông dân khác do Tournier bắn chết là 5.
......


Trong phiên tòa, công tố viên Moreau đề nghị tha bổng cho hầu hết các nông dân. Công tố viên còn lên án một số quan chức chính quyền địa phương tắc trách dẫn đến vụ thảm án và đề nghị sa thải họ.
......
Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề đất đai. Ông cho rằng chính sách ruộng đất do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, việc cấp đất không xem xét thực tế, quyết định chỉ dựa trên báo cáo. Ông nói: 

“Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).
......

Chánh án Tòa đại hình Cần Thơ là ông De Rozario đồng ý với biện hộ của luật sư và nhận định của công tố viên, tuyên tha cho các nông dân chưa bị giam, và tuyên 6 tháng tù cho 1 nông dân đã bị giam 6 tháng, nghĩa là người này được trả tự do ngay tại phiên tòa.
......

Điều thú vị trong vụ án này là, công tố viên là người buộc tội nhưng chính ông đã thấy được nguyên nhân vụ án là do sự bất công của chính quyền địa phương trong việc áp dụng luật đất đai dẫn đến sự khốn cùng của người nông dân nên ông ta thông cảm cho họ. Mặc dầu khu đất tranh chấp đã được chính Thống đốc Nam kỳ ký giao đất cho nhà Bang Tắc nhưng công tố viên vẫn bảo vệ các nông dân. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào.
......

Vụ án Đặng Văn Hiến ở Đắc Lắc xét đại thể có nhiều nét giống vụ án Đồng Nọc Nạn nhưng có 1 điểm bức xúc hơn vụ Nọc Nạn là chính người tranh chấp đất với anh Đặng Ngọc Hiến đưa xe vào san ủi hoa màu nông dân, còn vụ Nọc Nạn là nhân viên công quyền vào hỗ trợ nhà Bang Tắc thu tô theo đúng quy định. Và vụ Nọc Nạn thì nông dân giết chết nhân viên công quyền còn ở đây anh Hiến giết chết những người vượt quá quyền hạn. Thế nhưng tòa án 2 cấp chẳng thèm đếm xỉa gì đến các lời bào chữa của luật sư, lạnh lùng tuyên án tử hình.
.....

Công tố viên người Pháp Moreau cùng quan tòa De Rozario là những người đến từ 1 quốc gia cai trị nhưng có cái nhìn ấm áp tình người hơn các công tố viên và quan tòa Việt ngày nay. Vì thế họ được nhân dân ghi nhớ mãi.

.....

8 nhận xét :

  1. Những Người lớn tuổi ở Miền Nam đều nói sống qua mấy chế độ chỉ thấy chế độ Cộng Sản miền Bắc tràn vào Miền Nam là Tàn Ác Nhất .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan tòa ngày xưa xử án bằng lương tâm và trái tim. Quan tòa ngày nay xử án bằng chỉ đạo của cấp ủy với án bỏ túi.

      Xóa
  2. Khác nhau ở bản chất của luật pháp. Một đàng vì Nhân Văn và Con Người. Một đàng vì tiền tài và quyền lực...!...

    Trả lờiXóa
  3. Xem ra,sống trong sự đô hộ của thực dân Pháp còn công bằng,nhân văn hơn sự đô hộ của thực dân đảng.

    Trả lờiXóa
  4. Quan tòa mà không có trái tim thì khác gì thú vật . Tuy nhiên cũng nên thông cảm các quan tòa cũng có lương tâm nhưng phải xử những án mang màu sắc chính trị , phải xử và tuyên án theo chỉ đạo , giới nghề gọi là án bỏ túi .

    Trả lờiXóa
  5. Nọc Nạn và tinh thần công lý thời thuộc địa Pháp cho ta nhận thấy điều gì? Lòng tin hay sự chán nản?

    Trả lờiXóa
  6. Thẩm phán và cả Ủy viên công tố các nước pháp quyền độc lập rất cao - thẩm phán có thể nói tuyệt đối (ho xử mà sau đó không sợ có sự trả thù vì được bảo vệ!), còn ủy viên công tố còn 1 chút chỉ đạo, tuy vậy khi thấy có tội hay không có tội họ cũng rất rõ ràng trong quan điểm, chứ không ngả theo 1 chỉ đạo chính trị nào như ở ta. Chính vì vậy mới có vụ án Đồng Nọc nạn và nếu tham khảo cả thời phát xít những năm đầu khi Tòa án Đức xử vu án đốt cháy Tòa quốc hội Đức – trong đó có nghi phạm là lãnh tụ cộng sản người Bun-Ga-Ri Dimitroff thì do Tòa án thiếu cơ sở buộc tội những đồng nghi phạm trong đó có Dimitroff nên đã buộc phải tha bổng những người đó. Và cơ quan xét xử là Tòa án với các thẩm phán và cả Viện công tố với các ủy viên công tố như ở các nước này (cả trong những thời kỳ đen tối nhất – thời xử Dimitroff là giai đoạn đầu chính quyền phát xít) muốn độc lập với các chỉ đạo chính trị (độc lập thực sự) thì từ Hiến pháp đã phải có các quy định chặt chẽ - chứ quy định như Hiến pháp VN hiện nay: thẩm phán độc lập khi xét xử thì xét về lý thuyết họ sẽ không độc lập trước khi xét xử, và tất nhiên cũng không độc lập sau khi xét xử - và chả thẩm phán nào dại dột lấy quyền „độc lập khi xét xử“ ra 1 bản án công bằng, nhưng không theo chỉ đạo để rồi hậu quả thế nào với họ thì chắc ai cũng rõ!

    Trả lờiXóa
  7. Họ nhà tôi ở Thanh oai Hà nội (xưa thuộc Hà đông) có vụ án ông trưởng họ chào bán nhà thờ của họ . Vụ án qua 2 cấp xét xử , cuối cùng ,ông chánh án Hà đông (năm 1929 ,thời Pháp cai trị ) tuyên án rõ ràng : nhà thờ là tài sản chung ,không phải của riêng , ông trưởng không được bán .Đến nay ,vẫn cái nhà thờ ấy ,ông kế trưởng được ông chánh án huyện bảo kê ,quyết chiếm làm của riêng, cả họ đi kiện ,15 năm nay ,tòa không xử xong (vì bảo kê cho kẻ chiếm đoạt trái pháp luật ). Thế là sau gần trăm năm ,pháp luật thua thời đế quốc thực dân .

    Trả lờiXóa