Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Tin NÓNG: ĐÌNH BẢN BÁO TUỔI TRẺ ĐIỆN TỬ 3 THÁNG, PHẠT 220 TRIỆU


Xử phạt 220 triệu đồng, 
đình bản 3 tháng báo Tuổi Trẻ Online

Pháp luật TP HCM
Thứ Hai, ngày 16/7/2018 - 19:18
 

(PLO)- Hôm nay, 16-7-2018, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT Lưu Đình Phúc đã ký Quyết định số 140/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ. 

Theo đó, báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử (đình bản) với báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng và buộc cải chính xin lỗi với hai nội dung thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu. 

Theo quyết định, báo Tuổi Trẻ Online đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình” trên báo ngày 19-6-2018 và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” trên báo Tuổi Trẻ Online ngày 26-5-2017.

Quyết định xử phạt này có hiệu lực kể từ ngày ký và báo Tuổi Trẻ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

TÙNG NGUYỄN
____________


.

_______________

Toàn văn bài báo:

Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình

Tuổi trẻ
19/06/2018 09:44 GMT+7

TTO - Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này. 

Dự thảo luật Quyền biểu tình Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 

.
Đại biểu Quốc hội, chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay cử tri tại buổi tiếp xúc 
sáng 19-6 - Ảnh: TỰ TRUNG

Sáng 19-6, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM tổ chức buổi tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Các đại biểu đơn vị số 1 gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, Nguyễn Như Khuê, Lâm Đình Thắng và Ngô Tuấn Nghĩa đã tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4.

Lãnh đạo phải nêu gương

Nhiều cử tri bày tỏ sự quan tâm đến nội dung dự thảo luật về đặc khu và Luật An ninh mạng. Trong đó tất cả ý kiến của cử tri không đồng tình việc dự thảo luật về đặc khu cho phép thuê đất đến 99 năm. 

.
Một cử tri đang nêu những vấn đề tâm huyết về các vấn đề quan trọng 
của đất nước. Ảnh: TỰ TRUNG

Cử tri Lê Thanh Tùng (quận 3) nói: "Với Việt Nam, cử tri cho rằng 100 năm được xác định là nhượng địa, có lẽ vì vậy mà dự thảo luật "lách" còn 99 năm, do đó nên cần nghiên cứu lại cho kỹ trước khi thông qua. Chúng ta phải nghiên cứu cho kỹ, không bao giờ quên bài học về Hoàng Sa, Trường Sa để giữ vững niềm tin của người dân, chủ quyền của tổ quốc".

Ông Tùng cũng đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm xử lý nghiêm vụ thu hồi giải tỏa dẫn tới khiếu kiện kéo dài xảy ra tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

"Dù cán bộ cấp cao của TP có dính líu, đương chức hay về hưu thì cũng không thể tránh né, cần phải xử lý nghiêm để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và xây dựng một thành phố nghĩa tình, đáng sống" - ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, lãnh đạo cấp cao cần nêu gương hơn nữa vì đã có trường hợp lãnh đạo lên diễn đàn nói mà dân không tin vì họ không gương mẫu, nói không đi đôi với làm.

Tham nhũng, vi phạm Luật Đất đai làm dân đau lòng

Cử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3) gay gắt nêu ra các vấn đề về tham nhũng, lãng phí và vi phạm Luật Đai tại một số dự án ở TP.HCM. 

.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu kiến nghị về việc phải xử lý nghiêm các sai phạm 
về ngân hàng, đất đai - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Châu cho rằng việc xử lý đến cấp ủy viên Bộ Chính trị trong vụ vi phạm tại Tập đoàn Dầu khí, các tướng công an dính líu tới tổ chức cờ bạc xuyên quốc gia, nhiều nguyên lãnh đạo các ngân hàng... vừa qua thể hiện một bước tiến dài về công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Dù vậy, ông Châu vẫn băn khoăn về hàng loạt vụ việc khác, đề nghị Quốc hội theo dõi, chỉ đạo xử lý.

"Vụ Mobifone mua AVG rất nghiêm trọng với một kịch bản, đạo diễn có nhiều khuất tất gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Tới nay mới xử lý sai phạm một vài cá nhân, trong khi hàng loạt người có liên quan chưa bị xử lý, đề nghị phải xử lý nghiêm" - ông Châu kiến nghị.

Theo ông Châu, việc xử lý cán bộ sai phạm như vừa qua là cần thiết, nhưng chừng đó là chưa đủ mà phải xử lý cả những cán bộ sai phạm mà sau đó được bố trí ở chức vụ cao hơn.

"Ý kiến tâm huyết, xác đáng"

"Rất nhiều ý kiến của các cử tri hết sức tâm huyết, xác đáng, chúng tôi trân trọng tiếp thu. Vấn đề gì thuộc thẩm quyền của chúng tôi trên vai trò, vị trí được giao sẽ thực hiện hết trách nhiệm của mình.

Chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của các cử tri, báo cáo đầy đủ với Quốc hội và trao đổi với cơ quan chức năng để xử lý, giải quyết", đại biểu Trần Đại Quang nói khi phát biểu ý kiến tiếp thu ý kiến của cử tri. 

.
Đại biểu Trần Đại Quang hứa sẽ báo cáo Quốc hội và xử lý các vấn đề 
thuộc trách nhiệm được giao - Ảnh: TỰ TRUNG

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói: "Dự thảo Luật Đặc khu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng khu vực đặc biệt, có sức cạnh tranh, phát triển mạnh nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chủ trương này đã được thế chế hoá trong Hiến pháp và nhiều bộ luật đã được thông qua trước đó, trong đó có Luật Quốc phòng".

Ông Quang dẫn chứng quá trình xây dựng dự thảo Luật Đặc khu rất công phu, Ban soạn thảo đã tổng kết, đánh giá các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam trong 25 năm qua.

Chính phủ cũng nghiên cứu 13 quốc gia, vũng lãnh thổ khác, cả thành công lẫn thất bại; khảo sát, nghiên cứu các cơ chế chính sách đặc thù.

Dự thảo cũng đã được đưa ra lấy ý kiến của các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín, lấy ý kiến của người dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội.

"Việc xây dựng luật này là đặc biệt quan trọng, cấp thiết. Quá trình xây dựng dự thảo luật diễn ra trong nhiều năm, lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, người dân. Tuy nhiên tới hôm nay, tôi nhận thấy vẫn chưa đủ, chưa rộng rãi và sâu rộng, sau hôm nay chúng tôi sẽ có kiến nghị tiếp tục", đại biểu Trần Đại Quang nói.

Liên quan tới Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, ông Quang khẳng định đây là xu thế chung của quốc tế, không thể tránh khỏi.

Việc ban hành luật là nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức cũng như Nhà nước chứ không xâm phạm đời tư của công dân.

Theo chủ tịch nước, những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.HCM là do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo phá rối an ninh trật tự. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị bắt giữ, xử lý.

Về chống "giặc nội xâm" tham nhũng, chủ tịch nước cho rằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa hài lòng. Quốc hội, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm từ các vụ việc lớn tới cả nạn tham nhũng vặt đã khiến người dân thấy nhức nhối.

Ông Quang cũng đồng tình với các ý kiến kiến nghị cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo Quốc hội về nội dung này.

Cần có Luật Biểu tình

Nhiều cử tri kiến nghị Quốc hội ban hành Luật Biểu tình càng sớm càng tốt để người dân thực hiện quyền hiến định của mình một cách hợp pháp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Một cử tri kiến nghị: "Quốc hội đã giao Chính phủ, Bộ Công an chủ trì xây dựng dự thảo luật. Theo tôi, không nên giao cho Bộ Công an nữa, vì bộ này hiện quá bận rộn với việc đảm bảo an ninh trật tự.

Thêm vào đó, Bộ Công an cũng là cơ quan thực thi luật. Nên giao cho một cơ quan khác xây dựng, có sự tham gia của Chính phủ, Bộ Công an cũng như các đơn vị khác.

Quốc hội cũng cần nghiên cứu chủ động xây dựng luật chứ không đợi Chính phủ, các bộ, ngành xây dựng rồi góp ý thông qua, như vậy là không đúng với bản chất của cơ quan lập pháp".

Nguồn Tuổi Trẻ

Bài được lưu trữ tại đây:
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tin-tuc/chu-tich-nuoc-dong-y-can-ban-hanh-luat-bieu-tinh-12153

7 nhận xét :

  1. Rất đơn giản, xác minh xem ông Chủ tịch có nói thế không. Ông chủ tịch vẫn sống sờ sờ.

    Trả lờiXóa
  2. Việc xác minh báo TT đưa tin có đúng hay không thì quá dễ.Bộ TTTT cần phải tổ chức và thông tin cho người đọc biết kèm theo nội dung xử phạt.Nếu thực tế đúng như bản báo thông tin thì không thể xử phạt được vì báo chí chỉ có giá trị khi phản ánh trung thực những gì đã xẩy ra,nếu mất đi điểm này thì đó chỉ là báo...hại

    Trả lờiXóa
  3. Một tin nóng về biểu tình do chủ tịch nói ra thế nào cũng có video clip làm bằng chứng, Ký giả báo chí luôn luôn phải làm như vậy để tự bảp vệ trong xã hội chúng ta. Hãy chờ it ngafy nữa nó sẽ xuất hiện trên youtube

    Trả lờiXóa
  4. Báo TT bị phạt là phải rồi!
    Người ta ghét cay ghét đắng luật biểu tình mà lại nói người ta muốn là thế nào.

    Trả lờiXóa
  5. Vậy đâu là sự thật?. Trong khẩu ngữ, trong tất tần tật các tiếp xúc... Chủ tịch Trần Đai Quang và TBT chưa thấy xuất hiện cái gọi Luật biểu tình, đìa danh Hoàng Sa, Trường Sa. Ghép các ông vào các vấn đề này là bịa đặt, làm mất uy tín lãnh đạo!

    Trả lờiXóa
  6. Báo tuổi trẻ đăng bài tất nhiên là có băng ghi âm ghi hình rồi...Ở đây là họ thực hiện "một điều nhịn bằng chín điều lành" để khỏi mất cái cần câu cơm'
    Qua đây tôi xin góp 1 ý nhỏ với đại Biểu QH là nên hoãn vô thời hạn việc thông qua luật đặc khu. Không phải là tôi không tin vào quyết tâm chính trị của đảng trong việc triển khai 3 đặc khu...Vì trước đây đảng quyết định thành lập các tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước làm "quả đấm thép".
    Đến nay kết quả như thế nào thì toàn đảng toàn dân đã biết. Tôi không muốn kế hoạch 3 đặc khu đi theo vết xe đổ của các "quả đấm thép"

    Trả lờiXóa
  7. CTN Trần Đại Quang . Ông mạnh dạn lên chứ !

    Trả lờiXóa