Tuyệt đối tin tưởng
Tạ Duy Anh
20-7-2018
Nghe nói Hà Giang có công văn yêu cầu nhân dân trong tỉnh tuyệt đối tin tưởng vào chỉ đạo của tỉnh, không lan truyền rộng chuyện chữa điểm, tự dưng thấy phì buồn cười.
Chuyện sửa điểm đang ầm ỹ cả thế giới, như một trong những nỗi ê chề của nền giáo dục nước nhà, vậy thì việc yêu cầu dân Hà Giang không lan truyền tin tức ấy ra ngoài thì có ích gì?
Có thể ngài chủ tịch tỉnh, cũng lại nghe nói là người ký cái công văn ấy, không dốt như thiên hạ nghĩ, mà chỉ là một thói quen bắt chước Trung Ương. Thấy Trung ương hay chém tay nói đến tuyệt đối và khi Trung ương nói vậy thì cử tọa bên dưới cứ im phăng phắc, cảm giác kê xương bò lên mặt họ mà chặt cũng không thể khiến họ thay đổi mảy may, vì thế mình, dù địa phương, chả tội gì mà không làm thế?
Bắt chước Trung ương hiện đã là một hội chứng… đến mức kháng thuốc từ lâu. Bạn cứ thử cầm một vài chục tờ báo của các tỉnh, sẽ thấy nó giống hệt báo Nhân Dân, (hoặc báo Quân đội nhân dân), giống như lông chân và lông tay. Cứ copy Trung ương cho chắc cú. Bài in báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, Tạp chí cộng sản… mà in lại trên báo địa phương, thì được cả chì cả chài lẫn cá: Không mất tí ti công động não, yên tâm về nội dung mà lại được tiếng là tuyệt đối tin tưởng Trung ương.
Bạn cứ nhìn một ông quan tỉnh mà xem, chẳng hạn như ông Triệu Tài Vinh, sẽ thấy ông ấy luôn xuất hiện với trang phục y như trang phục các lãnh đạo Trung Ương, từ to nhất tới nhỏ nhất. Khoản đi lại, ăn nói thì còn giống hơn. Và đặc biệt là cũng rất thích mị dân, hay nói những câu vô thưởng vô phạt và vô duyên…
Từ “tuyệt đối” chắc chắn được bắt chước nhiều nhất, nhai đi nhai lại nhiều nhất, ở mọi cấp chứ không chỉ riêng địa phương. Đơn giản vì nó đem lại lờ lãi vô kể, trong cuộc buôn bán quyền lực thảm khốc và bi hài hiện nay.
Nhưng tôi cam đoan rằng, hầu hết các lãnh đạo ngày nào cũng nói đến hai chữ “tuyệt đối” không biết là mình đang tự vả vào chính miệng mình. Học thuyết Mác-Lê, thứ học thuyết làm kim chỉ nam của các vị, khẳng định không có thứ gì trên cõi đời này là tuyệt đối. Tuyệt đối là duy tâm, phản tiến hóa! Bài học này, tôi nhớ không nhầm, được dạy cho học sinh từ cấp ba thời xưa.
Nghĩa là những vị đã qua lò Chính trị cao cấp, thì loại kiến thức đó là muỗi.
Thế mà các vị cứ khơi khơi sử dụng ngay thứ mà mình chống lại, không một chút lăn tăn nghĩ ngợi, y như những con robot được lập trình sẵn?
Vì vậy mới phì buồn cười, chứ chả có ý gì.
Tạ Duy Anh
20-7-2018
Nghe nói Hà Giang có công văn yêu cầu nhân dân trong tỉnh tuyệt đối tin tưởng vào chỉ đạo của tỉnh, không lan truyền rộng chuyện chữa điểm, tự dưng thấy phì buồn cười.
Chuyện sửa điểm đang ầm ỹ cả thế giới, như một trong những nỗi ê chề của nền giáo dục nước nhà, vậy thì việc yêu cầu dân Hà Giang không lan truyền tin tức ấy ra ngoài thì có ích gì?
Có thể ngài chủ tịch tỉnh, cũng lại nghe nói là người ký cái công văn ấy, không dốt như thiên hạ nghĩ, mà chỉ là một thói quen bắt chước Trung Ương. Thấy Trung ương hay chém tay nói đến tuyệt đối và khi Trung ương nói vậy thì cử tọa bên dưới cứ im phăng phắc, cảm giác kê xương bò lên mặt họ mà chặt cũng không thể khiến họ thay đổi mảy may, vì thế mình, dù địa phương, chả tội gì mà không làm thế?
Bắt chước Trung ương hiện đã là một hội chứng… đến mức kháng thuốc từ lâu. Bạn cứ thử cầm một vài chục tờ báo của các tỉnh, sẽ thấy nó giống hệt báo Nhân Dân, (hoặc báo Quân đội nhân dân), giống như lông chân và lông tay. Cứ copy Trung ương cho chắc cú. Bài in báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, Tạp chí cộng sản… mà in lại trên báo địa phương, thì được cả chì cả chài lẫn cá: Không mất tí ti công động não, yên tâm về nội dung mà lại được tiếng là tuyệt đối tin tưởng Trung ương.
Bạn cứ nhìn một ông quan tỉnh mà xem, chẳng hạn như ông Triệu Tài Vinh, sẽ thấy ông ấy luôn xuất hiện với trang phục y như trang phục các lãnh đạo Trung Ương, từ to nhất tới nhỏ nhất. Khoản đi lại, ăn nói thì còn giống hơn. Và đặc biệt là cũng rất thích mị dân, hay nói những câu vô thưởng vô phạt và vô duyên…
Từ “tuyệt đối” chắc chắn được bắt chước nhiều nhất, nhai đi nhai lại nhiều nhất, ở mọi cấp chứ không chỉ riêng địa phương. Đơn giản vì nó đem lại lờ lãi vô kể, trong cuộc buôn bán quyền lực thảm khốc và bi hài hiện nay.
Nhưng tôi cam đoan rằng, hầu hết các lãnh đạo ngày nào cũng nói đến hai chữ “tuyệt đối” không biết là mình đang tự vả vào chính miệng mình. Học thuyết Mác-Lê, thứ học thuyết làm kim chỉ nam của các vị, khẳng định không có thứ gì trên cõi đời này là tuyệt đối. Tuyệt đối là duy tâm, phản tiến hóa! Bài học này, tôi nhớ không nhầm, được dạy cho học sinh từ cấp ba thời xưa.
Nghĩa là những vị đã qua lò Chính trị cao cấp, thì loại kiến thức đó là muỗi.
Thế mà các vị cứ khơi khơi sử dụng ngay thứ mà mình chống lại, không một chút lăn tăn nghĩ ngợi, y như những con robot được lập trình sẵn?
Vì vậy mới phì buồn cười, chứ chả có ý gì.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44898214
Trả lờiXóaNâng điểm thi THPT: Ông Nhạ 'không thể không chịu trách nhiệm'
KHÔNG TỪ CHỨC THÌ ĐÚNG LÀ MẶT DÀY, MÀY DẠN.
Chúng còn trơ mặt gửi công văn đến các địa phương để "quán triệt" tin tưởng... thì không biết chúng còn có óc nữa không nhỉ?
XóaHay quá! Suy ra, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ở các cấp, tình hình sẽ ra sao?
Trả lờiXóaMột tỉnh có những " nhà " lãnh đạo ưu tú như Nguyễn Trường Tô , Triệu Tài Vinh thì rất chi là xứng đáng được bà con tỉnh nhà tin tưởng ...tuyệt đối .
Trả lờiXóaCòn thầy Sầm Đức Xương nũa!
Xóa