Nhà báo Hồ Bất Khuất
18 - 7 - 2018
NHÀ BÁO SAI, SAO LẠI TRỪNG PHẠT ĐỘC GIẢ?
tuoitre.vn - Phiên bản điện tử của báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) có sai phạm trong đưa tin. Sai thì bị xử lý, bị phạt (nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ sai phạm). Với việc đưa tin sai lần này, báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng, phiên bản điện bị đình bản 3 tháng (còn tất cả các ấn phẩm báo giấy đều hoạt động bình thường).
18 - 7 - 2018
NHÀ BÁO SAI, SAO LẠI TRỪNG PHẠT ĐỘC GIẢ?
tuoitre.vn - Phiên bản điện tử của báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) có sai phạm trong đưa tin. Sai thì bị xử lý, bị phạt (nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ sai phạm). Với việc đưa tin sai lần này, báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng, phiên bản điện bị đình bản 3 tháng (còn tất cả các ấn phẩm báo giấy đều hoạt động bình thường).
Tôi không hiểu việc đình bản tuoitre.vn 3 tháng nhằm mục đích gì? Trừng phạt kiểu này thì ai có lợi? Ai bị thiệt hại?
Về nguyên tắc, trong bất cứ hình phạt nào đều có yếu tố giáo dục. Có thể việc đình bản 3 tháng khiến lãnh đạo, phóng viên của báo Tuổi Trẻ thấm thía hơn chăng? Họ sẽ trở nên thận trọng hơn chăng? - Điều này không ai dám chắc.
Nhưng có một điều rõ ràng, chắc chắn: Độc giả thiệt hại rất nhiều khi trong những ngày này không thể tiếp cận nguồn tin trên tuoitreonline. Nhiều độc giả trung thành của tuoitre.vn khó chịu, bực tức, thất vọng vì không được đọc báo Tuổi Trẻ trên mạng nữa; đặc biệt là những độc giả không chỉ đơn thuần đọc cho biết, mà họ còn đọc để nghiên cứu, để rút ra những kết luận ở những lĩnh vực mà họ quan tâm. Việc đình chỉ tuoitre.vn ảnh hưởng rất lớn đến công việc của họ. Họ có cảm giác mình bị trừng phạt chứ không phải báo Tuổi Trẻ bị phạt.
Theo tôi, cần nghiên cứu kỹ các hình thức phạt khi báo chí mắc sai lầm. Phạt tiền thì đúng rồi! Khiển trách, cảnh cáo, thu hồi Thẻ Nhà báo của những người vi phạm cũng đúng nốt. Còn việc đình bản có nên không? Cái lợi của đình bản có thời hạn nằm ở chỗ nào? Theo tôi, việc đình bản cơ quan báo chí là làm gián đoạn dòng chảy thông tin. Điều này có hại cho độc giả nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.
Tôi đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông suy nghĩ, cân nhắc điều này. Là Bộ Thông tin và Truyền thông mà lại làm gián đoạn dòng chảy thông tin thì có nên không? Hành động này có thể hiện tính trí tuệ không hay nó chỉ mang tính hành chính đơn thuần?
Quản lý nhà nước nhìn chung chủ yếu dựa vào các biện pháp hành chính. Song, trong một số lĩnh vực, cũng nên áp dụng những biện pháp mang tính trí tuệ.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét