Phần mộ Triết gia Trần Đức Thảo
Nguyễn Xuân Diện
Nhiều người, trong đó có tôi không biết phần mộ GS Trần Đức Thảo ở đâu. Năm trước một số Fb có đăng về việc tro cốt của GS khi đưa từ Paris về căn hộ của Giáo sư được cấp ở tầng 2, nhà B6 khu tập thể Kim Liên (Q. Đống Đa, HN), thì không được đưa vào nhà mà phải để ở gầm cầu thang một đêm. Hôm sau thuê (với giá đắt đắng) được một chỗ ở gầm cầu thang nhà tang lễ Phùng Hưng chờ làm lễ tang. Anh bạn tôi là Lê Dũng Vo Va hối thúc tôi đi tìm nơi để tro cốt hoặc mộ của Giáo sư để hô hào anh em lo tôn tạo cho cụ phần mộ khang trang.
Nguyễn Xuân Diện
Nhiều người, trong đó có tôi không biết phần mộ GS Trần Đức Thảo ở đâu. Năm trước một số Fb có đăng về việc tro cốt của GS khi đưa từ Paris về căn hộ của Giáo sư được cấp ở tầng 2, nhà B6 khu tập thể Kim Liên (Q. Đống Đa, HN), thì không được đưa vào nhà mà phải để ở gầm cầu thang một đêm. Hôm sau thuê (với giá đắt đắng) được một chỗ ở gầm cầu thang nhà tang lễ Phùng Hưng chờ làm lễ tang. Anh bạn tôi là Lê Dũng Vo Va hối thúc tôi đi tìm nơi để tro cốt hoặc mộ của Giáo sư để hô hào anh em lo tôn tạo cho cụ phần mộ khang trang.
Bẵng đi đến vừa rồi đưa tang một bác hàng xóm, tôi tranh thủ theo lệ thường mỗi lần đến Văn Điển, ra thắp hương cho ông bà ngoại vợ tôi, rồi hai cụ Vũ Đình Huỳnh - Phạm Thị Tề, cụ Chu Đình Xương, gia đình nhà thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Tôi bỗng thấy mộ của Giáo sư Trần Đức Thảo. Ngôi mộ đẹp, ốp đá màu ghi xám do các cựu sinh viên Văn khoa, khóa 1954 - 1957 của Đại học Sư phạm Hà Nội cùng đại diện Gia tộc họ Trần và một số cơ quan, cá nhân ái mộ GS Thảo tôn tạo nhân dịp tròn 100 năm sinh của Giáo sư (tháng 9/2017).
THÀNH KÍNH TRI ÂN
Cựu Sinh viên Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội 1954 - 1957 cùng Đại diện gia tộc,
một số cơ quan, cá nhân ái mộ triết gia tôn tạo Đinh Dậu tháng Trọng thu (9- 2017)
nhân kỷ niệm 100 năm sinh của triết gia
Cựu Sinh viên Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội 1954 - 1957 cùng Đại diện gia tộc,
một số cơ quan, cá nhân ái mộ triết gia tôn tạo Đinh Dậu tháng Trọng thu (9- 2017)
nhân kỷ niệm 100 năm sinh của triết gia
Đã thấy ấm lòng, và vô cùng biết ơn những người tôn tạo phần mộ. Và mong có dịp ai; đoàn thể hay hội nhóm nào nhớ tới Ông, xin hãy ghé Khu A nghĩa trang Văn Điển thắp hương cho Giáo sư.
Hà Nội, 8/7/2018.
Hà Nội, 8/7/2018.
Nghiêng mình trước mộ phần của ông, một danh nhân của Việt Nam!
Trả lờiXóaLãng phí nhân tài . Đất Nước cứ mãi chậm tiến lạc hậu ! Nhân tài VN được đào tạo từ Đông sang Tây, từ Tầu sang Mỹ nhưng về tới quê nhà mấy người được trọng dụng ? Nhân tài bị vùi dập, đoạ đầy . Thật vô lí !
Trả lờiXóaTrần đức Thảo , Nguyễn mạnh Tường , những tài danh của đất nước thế kỷ 20 . Thời trẻ ở Pa ri , tài năng các cụ đã làm vẻ vang cho dân Việt . Thành kính biết ơn các cụ . Rất không may là một thời người ta không dùng ngọc , chỉ dùng đá .
Trả lờiXóaChuẩn không cần chỉnh!
XóaCầu cho GS Trần Đức Thảo an nghỉ ngàn thu ! Nay thì Ông có thể ngậm cười nơi chín suối ! R I P TRẦN ĐỨC THẢO .
Trả lờiXóaThế cái mộ của ai ở Mai Dịch mà hằng ngày bị "người lạ" đổ phân lên trên đầu hả bác Diện? Nghe nói sau đó người nhà lén bốc đưa về quê có phải không?
Trả lờiXóaNhưng cũng vẫn bị "người quen" đổ shit.
XóaMộ đó là của Lê Đức THọ, một trong những kẻ phá nát Việt Nam
XóaCám ơn bác Tễu rất nhiều. Đi thăm phần mộ của những nhà tư tưởng lớn như triết gia Trần Đức Thảo, nhà văn Lưu Quang Vũ gia, nhà thơ Hữu Loan ... cũng là một hành động vinh danh và giữ gìn di sản văn học của đất nước. Ước mong giới trẻ thay vì giải trí vào games hay chỉ thích du lịch nên hướng một chút vào những hoạt động có tính văn hoá một chút cũng là rất giúp ích cho sự trưởng thành của các em.
Trả lờiXóaRất cảm ơn các tác giã đã đưa hình ảnh phần mộ hiện nay của GS Trần đức Thảo lên XDHN để mọi người có dịp tỏ lòng kính trọng quý mến Ông được nhớ lại và suy nghĩ về thân thế sự nghiệp của Ông - một triết gia lỗi lạc ở Pháp và thế giới nhưng về VN đã thất nghiệp có khi đã lên chăn bò ở ! nông trường bò không xa HN...
Trả lờiXóaTôi cảm thấy hân hạnh đã đèo xe máy đưa ông từ góc phố Hàng chuối Vĩnh hồ về nhà B6 kim Liên trong khi trời nắng nóng ông thất thểu đi bộ 1 mình với chiếc bị cói trống rỗng trên vai, và vài lần khác không xa nhà ông ở B6 Kim liên.Để biết thêm thông tin về nhà triết học các bạn có thể tìm đọc tác phẩm "Ba phút sự thật" của nhà thơ Phùng Quán.
Khi nào mà chính quyền làm được như những nước có văn hóa cao. Như ở Pháp có viện bảo tàng các danh nhân, luôn ghi công các danh nhân và đương thời các danh nhân được cống hiến trọn mình cho sự tiến bộ và công bằng xã hội thì khi đó đất nước mới bứt phá để phát triển.
Trả lờiXóaRất quý trọng nghĩa cử này. Ở VN, những người mà chế độ không ưa đều là yêu nước và làm rạng danh cho dân tộc, cho niềm tự hào VN mà GS Trần Đức Thảo, LS Nguyễn Mạnh Tường, cụ Phan Khôi là những điển hình. Cám ơn ông Nguyễn Xuân Diện và TỄU blog, trang web tôi thường xuyên theo dõi. Nhân đây, xin nhắn với ông rằng, nhiều năm trước, tôi đọc được một phóng sự trên báo Lao Động, bài "Chiều Mai Dịch", tác giả viết chuyện thăm mộ ông Nguyễn Khắc Viện ở nghĩa trang này. Tôi đã lưu lại nhưng vì tha phương cầu thực, di chuyển chỗ ở quá nhiều, nay thất lạc, nếu được, có dịp GS viếng nơi này, chép lại bài thơ cụ NKV cho con cháu khắc trên mộ ông. Thành thật biết ơn.
Trả lờiXóaGiá như không có 3 dòng dưới tên Trần Đức Thảo.
Trả lờiXóa