Nhà giáo Phạm Toàn (Nhóm Cánh buồm) và PGS.TS Tâm lý học Mạc Văn Trang.
Bỏ kỳ thi “2 trong 1” được rồi!
Mạc Văn Trang
21-7-2018
Việc tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT kết hợp lấy điểm vào trường Cao
đẳng, Đại học như đã thực hiện năm 2018 và mấy năm trước đã chứng tỏ sai
lầm, thất bại. Nhiều ý kiến đã nêu lý do cần bỏ phương thức thi này,
nhất là bài viết của TS Nguyễn Ngọc Chu, rất xác đáng.
Năm 2014 khi Bộ GD&ĐT hỏi về các
phương án thi, tôi đã có thư gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phản đối phương
án thi này. Nay nói rõ thêm mấy điểm.
1. Sứ mệnh của GD phổ thông là “tổ chức sự trưởng thành của thế hệ
trẻ của dân tộc” (Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm), chứ không phải để thi,
có tấm bằng tốt nghiệp THPT và chen nhau vào Đại học.
Sự TRƯỞNG THÀNH của thế hệ trẻ (cũng là đối với từng cá nhân) được
đánh giá bởi sự phát triển về THỂ CHẤT, NHÂN CÁCH (những phẩm chất, năng
lực, cá tính) và TRIỂN VỌNG VÀO ĐỜI lập thân, lập nghiệp.
2. Ai là người đánh giá đúng đắn nhất về sự trưởng thành của mỗi HS?
Đó là người giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy, là GV chủ nhiệm, là bạn
bè, cha mẹ HS và quan trọng nhất là BẢN THÂN HS. Những lớp thực nghiệm
dạy sách Cánh Buồm, ngay từ lớp 3 lớp 4, lớp 5, cuối năm HS đã làm bài
Tổng kết từng môn học và “Hội thảo khoa học” của lớp, HS phản biện lẫn
nhau rất sôi nổi, sinh động, trước sự chứng kến của GV và cha mẹ HS.
Dạy là hướng dẫn HS cách tự học, tự tìm tòi kiến thức, tự giải quyết
vấn đề, tự trải nghiệm, khám phá, sáng tạo và biết tự đánh giá. Trên cơ
sở đó kết thúc bậc học phổ thông (Có thể lớp 9, 10, 11 hay 12) năm, HS
có một Học bạ và Giấy Chứng chỉ học hết Phổ thông, do Hiệu trưởng chứng
nhận là đủ. Quan trọng là trong Học bạ, GV chủ nhiệm và các GV Bộ môn
ghi rõ MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH của mỗi HS về Thể chất, Nhân cách và Hướng
(Triển vọng) vào đời; ghi làm sao để bản thân HS tự đánh giá thấy đúng
đắn. Tự việc làm như vậy, sẽ nâng cao lòng tự trọng, tự chủ, trách nhiệm
của Hiệu trưởng, GV, HS, cha mẹ HS để có sự đánh giá/nhận xét sát hợp
với mỗi HS.
3. Thực tế đã cho thấy thi “2 trong một” xóa bỏ GD hướng nghiệp của nhà trường phổ thông.
Mỗi HS là một cá thể độc đáo, có một không hai, không ai giống ai.
Nhà trường phải giúp cho HS “Phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có
của mỗi em” (Hồ Chí Minh, 1945). Tâm lý học hiện đại cũng chứng minh,
trí khôn/ năng khiếu/năng lực của con người rất đa dạng, giữa bậc phổ
thông đã cần giáo dục/dạy học phân hóa để mỗi HS tự nhận thức được bản
thân và định hướng phát triển hứng thú, năng lực riêng của mình, định
hướng lập thân, lập nghiệp khi hết phổ thông. Kết thúc phổ thông, HS
phải tự trả lời rõ các câu hỏi:
– Bạn yêu thích/hứng thú nghề gì/công việc gi? Tại sao?
– Bạn có năng lực (Thể lực, tâm lực, trí lực, năng khiếu) học và hành nghề đó không? Bạn lấy gì chứng minh?
– Bạn định học nghề đó ở đâu? Hoàn cảnh bản thân và gia đình bạn có điều kiện theo học nghề đó không?
– Xã hội sẽ có cần nghề đó không? Bạn dự định sẽ làm việc ở đâu?
– Trả lời những câu hỏi đó rồi bạn có thể lựa chọn học Đại học, Cao
đẳng hay học nghề gì ở đâu là phù hợp. Nếu không có điều kiện đi học thì
bạn sẽ tự lập thân bằng cách nào?
Hết bậc học phổ thông, mức độ trưởng thành của HS là trả lời rõ những
câu hỏi trên và tự quyết định sự lựa chọn của mình, với niềm tin rằng,
trong hoàn cảnh nào mình cũng phải tự lập thân, lập nghiệp, sống có ích
cho bản thân, gia đình và xã hội.
Với quan niệm GD phổ thông như vậy, khuyên bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy dũng cảm làm 2 việc đễ nhất, tiết kiệm nhiều, hiệu quả cao:
Một là, Bỏ THI ĐUA trong giáo dục. Vì mỗi
HS là một cá thể không ai giống ai, nó phải “trở thành chính mình” (Hồ
Ngọc Đại, 1978), thì làm sao thi đua được với nhau? Mỗi trường, mỗi địa
phương một khác, thi đua chỉ làm khổ Hiệu trưởng, GV, làm hỏng HS, làm
GD trở thành hình thức, dối trá, “bệnh thành tích” vớ vẩn! Mỗi HS, mỗi
nhà trường, mỗi địa phương chỉ tự “thi đua” với chính mình, để năm sau
phát triển tốt hơn năm trước.
Hai là, bỏ kỳ thi “2 trong một”, trả quyền
đánh giá HS cho GV, Hiệu trưởng mỗi trường; trả quyền tuyển sinh cho mỗi
trường ĐH, Cao đẳng, Dạy nghề theo cách của họ, để tuyển chọn được
những HS đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo.
Trước khi Bộ giáo dục có chủ trương nhập 2 kỳ thi THPT & Kỳ thi Đại học vào 1 tôi đã có ý kiến trên trang cá nhân đề nghị bỏ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chỉ duy trì 1 kỳ thi đại học, tuy nhiên tiêng nói của tôi chẳng ai đái hoài và không thèm lắng nghe, bởi tôi chỉ như "con ong cái kiến". Lúc đó tôi cũng có đề xuất là học sinh THPT hết khoá học, nhà trường tự tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh của mình và hiệu trưởng được quyền cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh. Xuất phát từ việc so sánh với các trường Trung cấp Cao đẳng và Đại học, là những bậc học cao hơn THPT, nhưng Hiệu trưởng được quyền tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng cho HS Sinh viên của họ khi các em thi đỗ...
Trả lờiXóaVây thì hà cớ gì hiệu trưởng các trường THPT không được tự tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng cho học sinh của mình ?
Việc thi Đại học do các trường tổ chức thi. Học sinh nào có nhu cầu thi tự nguyện tham gia.
Nếu mà ý kiến trên của tôi được BGD lắng nghe thực hiện thì chắc không có vụ án chữa điểm như vừa rồi ở Hà Giang - lạng sơn Sơn La và 1 số tỉnh thành trong cả nước.
Sau Cụ Nguyễn Văn Huyên (Bộ trưởng bộ Giáo dục) và Cụ Tạ Quang Bửu (Bộ trưởng bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp), nước ta chẳng có một bộ trưởng nào của ngành giáo dục và đào tạo nào cho ra hồn.
Trả lờiXóaCũng khó lắm. Phổ thpppng gian đằng phổ thông. Đại học gian dằng đại học, các ông ơi. Vì con lãnh đạo chỉ cần học chứ đâu cần giỏi!
Trả lờiXóaCon LĐ chỉ cần bằng đâu cần học . Bố nó không cần học chỉ cần có tiền để mua bằng , con cũng thế . Con hơn cha nhà có phúc đấy !
XóaXã hội ta là xã hội phong kiến trá hình. Sứ mệnh của giáo dục là đào tạo mọi em nhỏ thành thần dân. Chừng nào xã hội lột xác, giáo dục sẽ khác, và thi hay không thi...mới khoa học và phải lẽ...
Trả lờiXóaTài cán của BT PXN đã bị thử thách chứng tỏ sự kém cỏi, hẹp hòi . Biết đường thì nên rút sớm, đừng để mang hoạ cho QG !
Trả lờiXóa