Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

PHÁT HIỆN MỚI, RẤT NGHIÊM TRỌNG VỀ DỰ THẢO "LUẬT ĐẶC KHU"


Luật sư Trần Đình Dũng
2-6-2018

Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc):

Cho phép Tòa án nước ngoài xét xử công dân Việt Nam về sự việc trên lãnh thổ quốc gia!

Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).

Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài "nhảy vào" giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).

Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh 3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.

Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.

Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…

Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính - kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Saigon 2.6.2018

9 nhận xét :

  1. Nữ luật sư Trần Hồng Phúc, người bảo vệ bác sỹ Hoàng Công Lương, vụ chạy thận chết 9 người ở Hòa Bình, bật khóc tại tòa. Luật sư chính trực, vì dân nghèo Võ An Đôn, bị Hội luật gia Việt Nam tước thẻ luật sư..Những người có tâm và có tầm như vậy bị gạt ra rìa, là một nguyên nhân của sai lầm nghiêm trọng này. "Tiến sỹ" Nguyễn Đức Kiên hãy trả lời về tội tày đình của ban soạn thảo trước toàn dân đi nhé. Rồi, ông phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu, từng là bộ trưởng tư pháp (?), "dụ dân như dỗ trẻ", giải thích xem nào. Sau đó đến lượt chủ tịch quốc hội. Cuối cùng là cụ tổng Trọng...Mờ mắt vì lợi riêng, ăn cơm của Dân mà hoàn toàn quên Dân, những kẻ như vậy hãy tự xử và cúi đầu tạ tội không chỉ trước Nhân Dân hôm nay mà cả các bậc tiền bối và tiên tổ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Ngân "méc" "mách" với dân là ông Trọng chỉ thị xuống quốc hội! Như vậy bà Ngân được thưởng chứ nhỉ? bà Ngân nói ra thì mới biết tác giả là ông Trọng! Chính ông Trọng! Bà Ngân chỉ tay vào ông Trọng!
      Ông Uông Chu Lưu nói "đón phượng hoàng" là diễn dịch cái ý nghĩa chỉ thị của ông Trọng. Ông Uông Chu Lưu đâu có quyền mà nói "đón phượng hoàng" (!), chỉ là ông Uông Chu Lưu truyền đi thánh chỉ mà thôi!
      Đầu tiên là ông Trọng! Ông Trọng và chỉ là ông Trọng!!!

      Xóa
  2. Cho phép Tòa án nước ngoài vào xét xử công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia!
    Tôi tán thành điều này. Các lãnh đạo Việt nam sẽ bị Tòa án nước ngoài (Trung Quốc) bắt và xử ngay tại đất của họ mà không ai có thể can ngăn "cứu" họ được vì có Luật Đặc khu của VN đã được Quốc Hội Việt nam thông qua.
    Thật đáng mừng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cho phép Tòa án nước ngoài vào xét xử công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia!"
      THẾ THÌ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ Ở CHỖ NÀO NHỈ? CÓ PHẢI LÀ LỐI TƯ DUY NÔ LỆ?

      Xóa
  3. Quá phản động của bộ luật bán nước.
    Đây là tiền đề cho việc bán nước toàn phần.
    Giao cho Tòa án nước ngoài được quyền xét xử công nhân Việt Nam trên ngay đất nước của họ đồng nghĩa với mất chủ quyền quốc gia.
    Hãy xem xét lại tư cách kẻ nào đưa ra dự thảo này ?

    Trả lờiXóa
  4. Thằng nào dự thảo cái luật này mà ngu vậy, hay là tay sai của Tầu? Nếu gần 500 ông bà nghị mà bấm nút thông qua thì chẳng lẽ cũng ngu như nó?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây chắc chắn là những mảnh đất màu mỡ cho bọn mối chúa, mối thợ sống và sinh sôi nảy nở thì chúng mới thế.

      Xóa
  5. Rồi chúng ta sẽ bị trả giá bởi sự tham lam ngu muội, cả sự hèn hạ của chính mình. Việt Nam ơi! Rồi cũng như Tây Tạng.

    Trả lờiXóa
  6. ĐÁNH THỨC CON
    Dậy đi con, Dậy ba dắt con đi
    Đến vân đồn. Đến bắc vân phong , Phú quốc.
    Nhanh lên con kẻo không còn kịp
    Ngày hôm nay người ta bấm nút
    Quyết định cho thuê đất của tổ quốc mình
    Con tôi vẫn ngái ngủ trong giường
    "Người ta thuê chứ có phải mua đâu cha
    Thuê rồi trả lại! "

    99 năm sau ơi con khờ dai
    Lúc đó con và cha xanh cỏ mấy đời.
    Nhanh lên con sắp tới giờ bấm nút rồi.
    Có thể những đặc khu kia láng giềng người ta đến ở
    Và cư dân nói chuyện bằng hoa ngữ
    Cha con mình đến đấy có được ko?
    Con tôi vẫn uể oải trong màn

    "Đặc khu là gì cha?"

    Là nơi mà người ta đến đầu tư nhận nhiều ưu đãi
    Là nơi mà tiền mọc ra chúng ta chỉ thò tay là hái.
    Là chốn người ta cày để chia lãi cho mình.

    Con tôi bật dậy thật nhanh
    "Thật không cha. Có quốc gia nào mà ngu như rứa.
    Mà làm ra tiền chia ta nhiều rứa ????"
    "Sao người ta không làm đặc khu cho dân mình cha nhỉ??? "
    Chỉ cho dân mình thuê thôi!???

    Dậy đi con trời tảng sáng rồi.
    Dậy để cha nói với con những điều cha suốt đêm cha không tài nào chợp mắt
    Người ta dậy cha nền kinh tế việt nam nên bước lên bằng nội lực
    Bằng mũi nhọn xoáy vào công nghiệp nặng con ơi
    Bao nhiêu năm mà vẫn thế thôi
    Ngành luyện kim ì ạch.
    Bán dầu thô cho nước khác
    Mua về xăng dầu đã lọc
    Buồn ơi.

    Dậy đi con. Mở bản đồ tổ quốc ra cha nói con này
    Tổ quốc mình một dải
    Bờ biển xanh xanh nối tiếp chân trời
    Những quần đảo hoàng sa trường sa ở giữa biển khơi
    Nước lạ ngang nhiên cướp của mình hơn phân nửa.
    Người ta ngang nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí
    Người ta dùng tàu đánh đuổi ngư dân
    Người ta xây cả đường băng
    Nếu Nối Trên bản đồ vào ba đặc khu
    Như hình chân vạc

    Tim cha như có ai bóp nghẹt
    Đi thôi con đến thăm những mảnh đất
    99 năm cho thuê
    Rất có thể
    Thành chỗ di dân
    Người nước ngoài đông hơn cả việt nam
    " sao không là một trăm năm hả cha"
    Một trăm là số có ba chữ số
    Nghe thấy kinh rồi
    99 thôi con ơi

    Cái này cha sẽ chỉ cho con thấy ở chiêu bài định giá
    Của những nhà marketing
    Dậy mà xem những chuyện nực cười
    ông giao dục nước mình vẫn luẩn quẩn trong vòng cải cách
    Ông giao thông trưng tấm biển "thu giá" cho trạm bot
    Ông giáo dục cũng chẳng vừa
    Thay "học phí" bằng học giá liền sau
    Cha một đời cúi cổ cày sâu
    Con chữ cắn đôi chưa rành mà vẫn thấy gai con mắt
    Mà thấy tim mình đau thắt
    Người ta ngang nhiên nhân danh cho thế hệ hậu sinh mình.

    Trả lờiXóa