Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

ĐBQH Lê Thanh Vân: LUẬT ĐẶC KHU - NÊN HOÃN LẠI, XIN Ý KIẾN DÂN


Luật đặc khu: Nên hoãn lại để xin ý kiến nhân dân
(PL)- “Về dự luật đặc khu, tôi nghĩ chưa thể thông qua mà cần lùi lại để bàn cho kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân!”. 

ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách: 
Luật đặc khu: Nên hoãn lại để xin ý kiến nhân dân

Pháp luật TP HCM

Tiếp tục những vấn đề dư luận đang quan tâm về dự luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là dự luật đặc khu), Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH.

Tin liên quan
ĐB Dương Trung Quốc nói về dự Luật Đặc khu
'100 năm nữa, đặc khu ảnh hưởng gì tới chủ quyền đất nước?'
'Tranh luận đặc khu, có người cố tình đẩy yếu tố Trung Quốc!'


Ông Lê Thanh Vân bày tỏ: “Theo tôi, dự luật này chưa thể thông qua mà cần dời lại để bàn cho kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân!”. 

Cốt tử là môi trường đầu tư chứ không phải ưu đãi” 

. Phóng viên: Còn 10 ngày nữa, các ĐBQH sẽ bấm nút để quyết định số phận dự luật đặc khu. Quan điểm ông về dự luật này thế nào? 

+ ĐBQH Lê Thanh Vân: Dự luật về đặc khu kinh tế có mục tiêu đúng, là mong muốn thiết kế được một “phòng thí nghiệm về thể chế”, tạo ra sự đột phá cho sự phát triển như tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị. 

Tuy nhiên, nội dung của dự thảo luật còn một số vấn đề cần phải tiếp tục đánh giá kỹ càng, tạo nhận thức chung, phù hợp với mô hình và đặc điểm của nước ta. 

. Nhiều chuyên gia, trí thức lên tiếng phản biện về tính khả thi cũng như những băn khoăn về vấn đề chủ quyền lãnh thổ… liên quan đến dự luật này, ông cho biết cụ thể góc nhìn của một ĐBQH đại diện cho cử tri cả nước? 

+ Theo tôi, các vấn đề cần phải đánh giá kỹ, trước hết là mô hình đặc khu. Đến nay, thế giới đã trải qua ba thế hệ của mô hình đặc khu: Cảng tự do sơ khai, các đặc khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế hướng vào các giá trị lõi.

Ở thế hệ thứ hai, do bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực còn bị khép kín nên rất cần mở cửa với các ưu đãi vượt trội, hấp dẫn, lôi kéo mọi nguồn lực.

Ngày nay, kinh tế thế giới, khu vực đã thay đổi theo hướng mở với các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Do vậy, vấn đề cốt tử là môi trường đầu tư chứ không phải là các ưu đãi.
.
Luật đặc khu: Nên hoãn lại để xin ý kiến nhân dân - ảnh 1
ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. 
.
. Như ông nói, dự luật đưa ra quá nhiều ưu đãi như thời hạn cho thuê đất đến 99 năm, phát triển casino và các dịch vụ nghỉ dưỡng… và lo ngại hơn dự luật này cho phép kinh doanh quân trang quân dụng, linh kiện, trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, ông nghĩ sao?

+ Với việc xây dựng các “đặc khu” đặt ra ở dự thảo luật lần này, chúng ta phải xác định rõ những nhu cầu chiến lược cần thu hút đầu tư mà theo tôi là công nghệ cao, công nghệ vượt trội.

Do đó, quan điểm của tôi là dự luật chỉ nên ưu đãi lĩnh vực mà đất nước đang cần. 

Nếu ưu đãi tràn lan, một mặt sẽ vi phạm các cam kết trong các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết. Mặt khác, tạo sự bất bình đẳng về chính sách đối với các đối tác trong nước, tạo ra “cuộc đua xuống đáy” như các chuyên gia đã cảnh báo. 

Cần lắng nghe ý kiến phản biện vì lợi ích chung  

.Còn việc cho thuê đất thời hạn 99 năm, ông có cảnh báo gì? 

+ Vấn đề nữa có liên quan đến ưu đãi là thời hạn cho thuê đất lên tới 99 năm. Đây là vấn đề khiến dư luận xã hội đang rất bức xúc, bởi nó rất nhạy cảm với an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ.

. Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng về kỹ thuật lập pháp đối với dự thảo luật về đặc khu này có vấn đề, ông có thể chỉ ra những “lỗi kỹ thuật” trong dự luật này?

+ Tôi cho rằng những vấn đề liên quan đến kỹ thuật lập pháp, rất cần phải hoàn thiện cho kỹ.

Trong dự thảo luật đặc khu kinh tế có một số vấn đề về kỹ thuật lập pháp tôi thấy chưa ổn. Đó là tên luật và cách định nghĩa về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đây là điều không phù hợp với khoa học lập pháp.

Tôi đã nhiều lần kiến nghị rằng chỉ nên ban hành đạo luật về đặc khu. Trong đó định nghĩa đặc khu là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, để phân biệt với các đơn vị hành chính thông thường (tỉnh, huyện, xã) như đã ghi trong hiến pháp. Còn việc thành lập từng đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) thì ban hành nghị quyết riêng. Tuy nhiên, ý kiến của tôi chưa được chấp nhận. 

Bởi vậy, theo tôi, dự án luật này nên được dời lại để chuẩn bị kỹ hơn. Nếu cần thiết thì xin ý kiến nhân dân theo quy định của Luật Trưng cầu ý dân. Với một số vấn đề nhạy cảm, phải xin ý kiến từng ĐBQH trước khi trình QH xem xét, quyết định.  

. Dự luật này QH có xin ý kiến từng ĐBQH trước khi đưa ra để bàn, xem xét thông qua? 

+ Về kỹ thuật lập pháp, như cách làm luật hiện nay, ít khi lấy ý kiến đối với từng ĐBQH.

. Trước tình hình người dân đang rất lo ngại về những nguy cơ dẫn đến nếu dự luật được QH thông qua ở kỳ họp lần này, ông nghĩ việc cần làm lúc này là gì? 

+ Tôi nghĩ lãnh đạo Đảng, Chính phủ, QH phải lắng nghe đầy đủ các ý kiến đóng góp, phản biện vì lợi ích chung của đất nước. 

Theo tôi, dự luật này chưa thể thông qua mà cần dời lại để bàn cho kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân! 

. Xin cám ơn ông.


NGUYỄN ĐỨC thực hiện

14 nhận xét :

  1. Cứ lập đi, vấn đề sẽ rõ ràng cho một cuộc kháng chiến bùng nổ!
    Chúng ta đã thấy Thiên cơ đang hé lộ!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Đại biểu LÊ THANH VÂN đã sáng suốt nói hộ NHÂN DÂN!

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô Đại biểu Lê Thanh Vân !

    Trả lờiXóa
  4. VTV 12 giờ trưa nay nghe Nguyễn Xuân Phúc nói sẽ điều chỉnh thời gian thuê đất!
    Đòi hỏi của nhân dân không phải là thời gian thuê đât! Đối với nhân dân, việc cho thuê ba đảo Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú quốc là hành động phản quôc!

    Trả lờiXóa
  5. Đảng nên dẹp cái dự án đặc khu kinh tế! Ba cái đảo Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc nằm trong toan tính chiến lược khống chế Biển Đông của tầu. Điều này chỉ gây đe doạ cho an ninh và ngoại giao của Việt Nam. Ngoài ra, chính tầu cũng là đe doạ thường trực của Việt Nam.
    Bao lâu tầu chưa trả Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa thì tầu vẫn là địch!

    Trả lờiXóa
  6. Đích thực Người của Dân !

    Trả lờiXóa
  7. Việc hệ trọng liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc thế này thì phải trưng cầu dân ý (không cho tên BT Nguyễn Chí Dũng tham gia!).
    Hy vọng vẫn còn nhiều ông bà nghị sáng suốt, tỉnh táo như ông Vân.

    Trả lờiXóa
  8. Hoan nghênh ý kiến và ủng hộ đại biểu Trần Thanh Vân. Ông đã nắm được tâm tư và nói thay cho hành chục triệu cử tri VN yêu nước.

    Trả lờiXóa
  9. Ô. Lê thanh Vân là một ĐBQH dũng cảm, biết lắng nghe ý kiến của ND ! Chúc ông mạnh mẽ bênh vực lẽ phải . ND sẽ ghi công Ông ! Mong có nhiều ĐB dũng cảm như ông !

    Trả lờiXóa
  10. Đất nước của ta, ta làm chủ. Xem xét những vấn đề hệ trọng thì phải thận trọng. ta muộn so với thế giới thì đã muộn rồi, bây giờ làm luật đặc khu này chậm một năm cũng chưa chết ai. Hay có kẻ nào thúc ép các lãnh đạo? Vả lại cứ giữ độc quyền toàn trị thế này thì dù đặc khu có lamf ra gấp 10 lần tiền như hiện nay cũng chẳng đủ nuôi bộ máy cồng kềnh nguyên chỉ để bảo vệ Đảng.

    Trả lờiXóa
  11. Hy vọng ý kiến của đại biểu này được tất cả các đại biểu khác ủng hộ và lắng nghe. Đề nghị chưa thông qua luật này vội, chúng ta có các khu kinh tế rồi sao không phát huy hay rút kinh hngiệm rồi hãy thành lập đặc khu.

    Trả lờiXóa
  12. Đại biểu này xứng đáng làm CT Quốc hội

    Trả lờiXóa
  13. Từ lâu nay thực ra dân chỉ là cỏ rác, chỉ có khi nào có chính biến dân mới là dân ,không bằng con bò đâu,tôi là phó thường dân tôi biết.

    Trả lờiXóa
  14. Có luật trưng cầu ý dân sao Quốc hội không hỏi dân? Các vị chỉ cần đưa ra 2 câu hỏi:
    1. Ai đồng ý với chủ trương lập 3 đặc khu?
    2. Ai không đồng ý?
    Nếu đa số đồng ý thì lúc đó mới soạn luật. Và tất nhiên là dân cũng phải biết những điều khoản cốt lõi của luật. Còn nếu đa số không đồng ý, Dự luật phải bị xóa bỏ.

    Trả lờiXóa