Dự luật Đặc khu kinh tế của Việt
Nam cần được 'thận trọng xem xét', 'tổ chức lấy ý kiến' của các tổ chức
xã hội nghề nghiệp sâu rộng, một bức thư kiến nghị chính thức vừa được
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam gửi cho Tứ trụ lãnh đạo của nước này bao
gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc
Hội.
Kiến nghị với phần nhận xét luật dài 11 trang từ Trung ương
Hội Kinh tế đề ngày 03/6/2018 cho rằng việc thông qua Dự luật nên lùi
lại một kỳ họp Quốc Hội nữa để 'chậm mà chắc' trong lúc Việt Nam chờ đợi
một Đặc khu kinh tế có 'tầm cỡ toàn cầu' hơn là mô hình và đề xuất như
hiện nay với các đặc khu ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trên ba
miền. "Có lẽ nên thận trọng xem xét, nhất là tổ chức lấy ý
kiến của các tổ chức xã hội nghề nghiệp sâu rộng, tránh tình trạng "dựa
dẫm" ý kiến nhau (?), nhất là đã có ý kiến chỉ đạo của cấp cao, nên khó
cho Luật và cả cho thi hành," phần nhận xét Dự luật trong bức thư gửi đi
hôm Chủ Nhật viết.
"Thậm chí
có ý kiến nên xem xét đẩy mạnh cải cách toàn diện Việt Nam để tăng sức
mạnh cạnh tranh quốc gia hơn là chỉ làm ba đặc khu."
Kiến nghị với
các chuyên gia đứng tên như Phó Chủ tịch Hội, GS. TSKH. Phan Văn Tiệm,
Phó Chủ tịch Hội, kiêm Tổng thư ký GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái và nhiều
người khác trong đó có TS. Lê Đăng Doanh, TS. Lưu Bích Hồ, GS. Viện sỹ
Đặng Hữu, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vi Khải, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi
Lan, TS. Phạm Sỹ Liêm, PGS. TSKH. Võ Đại Lược, PGS. TS. Trần Đình Thiên,
TS. Hàn Mạnh Tiến, GS.TSKH. Vũ Huy Từ, PGS. TS. Lê Xuân Bá, PGS. TS Đào
Công Tiến, TS. Bùi Trinh, v.v... nêu rõ: "Kiến nghị nên lùi chậm một kỳ nữa (đến cuối năm) thì hay hơn. Như vậy, chậm mà chắc! "Trong
khi chờ đợi một Đặc khu kinh tế Việt Nam tầm cỡ toàn cầu, cần đẩy mạnh
các quyết sách đã có của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi
mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia và phát triển bền vững."
"Đặc
khu kinh tế" (gọi tắt của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) có thể
coi là kết quả học hỏi kinh nghiệm các nước, như Trung Quốc, Thái Lan,
Hàn Quốc...
"Nhưng ở các nước, người ta không làm tràn lan vì họ
coi các Đặc khu là "phòng thí nghiệm" để từ kinh nghiệm có được (cả
thành công và chưa thành công) về cơ chế, chính sách (gọi chung là thể
chế) sẽ mở rộng ra toàn quốc, chứ không mở thêm nhiều đặc khu riêng lẻ
sau thử nghiệm (Trung Quốc không mở rộng), khác với Ấn Độ mở hàng trăm
đặc khu nên đạt hiệu quả ít, thậm chí thất bại..." "Kinh nghiệm vận hành 17 Khu kinh tế ven biển cho đến
nay cho thấy cần "tập trung hơn", vì 17 khu kinh tế ven biển này có diện
tích khoảng 800 nghìn ha, gấp 10 lần tổng diện tích của hơn 300 khu
công nghiệp, nên không đủ vốn triển khai...
"Do thiếu các nhà đầu
tư chiến lược tầm cỡ toàn cầu, nên thiết kế các khu kinh tế chưa tương
xứng yêu cầu có tầm cỡ để "xây ổ cho phượng hoàng đẻ trứng", thiết kế
kém tầm nhìn xa, kém chất lượng, thiếu gắn kết... trong khi hội nhập cả
nước đã đi vào bề sâu, với các Hiệp định FTA thế hệ mới mới, lại gần nền
kinh tế khá thành công như Trung Quốc, Singapore và cạnh tranh gay gắt,
dù có tham gia CPTPP."
"Quốc Hội đang bàn dự thảo Luật đặc khu
kinh tế nhắm đổi mới thể chế, nhưng nên theo phương châm "thà chậm mà
chắc" còn hơn chỉ cố thông qua theo lịch trình đã có," Hội Khoa học Kinh
tế Việt Nam nhận định.
Trưng cầu dân ý và xem xét lại? Hôm Chủ Nhật, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại
biểu Quốc Hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng Dự luật về Đặc khu kinh
tế cần được đem ra trưng cầu dân ý rộng rãi trước khi thông qua, ban
hành.
Ông nói: "Hiến pháp Việt Nam quy định rõ là đất đai là sở
hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế thì khi mình ban hành một luật
liên quan việc cho thuê đất đến 99 năm, việc này là việc rất lớn. Tốt
nhất là chúng ta cần phải trưng cầu ý dân để xem người dân người ta có
mong muốn hay không?
"Tôi cho rằng đấy là một việc cần phải làm. Ý
Đảng thì phải phù hợp với lòng dân," nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy van Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Việt Nam
nói với BBC từ Hà Nội. Cũng hôm 03/6, từ New York, Mỹ, Tiến sĩ Vũ Quang Việt,
nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc
cho rằng nếu thấy có nhiều ý kiến băn khoăn, không đồng tình của nhiều
người trong giới chuyên môn, trí thức, trong đó có các nhà kinh tế, thì
nhà nước Việt Nam nên 'xem xét lại' dự luật:
"Có lẽ là sao khi
được thảo luận rộng rãi, và có ý kiến của nhiều người, và tôi thấy dư
luận - dư luận trí thức - hầu hết là chống, đặc biệt là những nhà kinh
tế hầu hết là chống, thì Đảng cầm quyền và chính quyền cũng nên xem xét
lại vấn đề này."
Từ Sài Gòn, cùng ngày, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, nêu quan điểm:
"Qua các phiên thảo luận, tôi thấy không có gì lớn, chỉ có
nổi trội nhất là [điều khoản giao đất với thời hạn] 99 năm. Phải giải
quyết nội hàm của cái 99 năm đó để làm gì? Khi đó mới có quy chế bằng
văn bản để Quốc Hội biết.
"Đó là câu chuyên phải sớm công bố công
khai để mọi người yên tâm, người ta bảo 99 năm thì không phải một mình
ông Thủ tướng [quy định] đâu, các bộ ban ngành, các ông lãnh đạo cấp
trên cũng ngồi nghe để mà có ý kiến [đó].
"Tôi cho rằng nếu chặt
chẽ như thế thì người ta yên tâm, nhưng nên chăng có văn bản cụ thể, chứ
không nên nói bằng miệng," Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC.
Rành rành bán nước, mà còn...(nói cho lịch sự ?)...Các vị hình như vẫn sợ ăn quả quên kẻ trồng cây...Thực chất, cây Dân trồng, quả, công sức Dân chăm bón...Một số kẻ đánh lận con đen để dắt mũi quý vị...Các vị đã cố tình nhầm, và dù sao cũng trở thành đồng lõa ...
Rành rành bán nước, mà còn...(nói cho lịch sự ?)...Các vị hình như vẫn sợ ăn quả quên kẻ trồng cây...Thực chất, cây Dân trồng, quả, công sức Dân chăm bón...Một số kẻ đánh lận con đen để dắt mũi quý vị...Các vị đã cố tình nhầm, và dù sao cũng trở thành đồng lõa ...
Trả lờiXóa