Bùi Quang Minh
13 - 5 - 2015 ·
NGÀY NÀO LÀ NGÀY NGƯỜI SINH RA?
13 - 5 - 2015 ·
NGÀY NÀO LÀ NGÀY NGƯỜI SINH RA?
- Đơn xin học Trường hành chính thuộc địa năm 1911, ông ghi sinh năm 1892.
- Khai tại cảnh sát quận tại Paris, ông ghi sinh ngày 18-1-1894.
- Trong đơn xin vào Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) vào đầu năm 1922, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, ghi trong phiếu cá nhân rằng ông sinh ngày 15-2-1895.
- Mật thám Pháp điều tra tại làng Kim Liên, ghi là sinh tháng 4 năm 1894.
- Khai trong tờ khai sứ quan Liên Xô tại Berlin tháng 6 năm 1923, ngày sinh là 15 -2-1895.
- Hộ chiến Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại Singapore cấp ngày 28-4-1930 cho Tống Văn Sơ ghi năm sinh là 1899.
- Ngày 19-5-1946 là ngày Toàn Quyền d’Argenlieu đến thăm viếng Hà Nội sau thỏa hiệp ước 06/03 Hồ Chí Minh ký với Pháp. Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn loan báo hôm nay là ngày sinh của mình và lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật mình. Và từ đó, ngày sinh 19-5-1890 đã được ghi nhận rộng rãi.
Cụ mang nhiều tên nên nhiều ngày sinh khác nhau cũng không có gì lạ ! Dường như Cụ thích 9 nút 1890 và tuổi con cọp ( Canh Dần ) !
Trả lờiXóaTheo như trên thì mỗi năm ta cứ rôm rả tổ chức 7 lần sinh nhật cho Bác là chắc ăn nhất.
Trả lờiXóaAi dám chắc trong 7 ngày ấy có một ngày đúng ?
XóaLý do Bùi Quang Minh đưa vẫn được nhắc đến lâu nay. Nhưng ẩn ý sâu xa khi Hồ Chí Minh lấy ngày 19/5/1890 là sinh nhật của mình, thì nhận định của GS Hồ Đắc Di là thuyết phục nhất. Nếu tra lịch âm thì ngày 19/5/1890 chính là ngày Phật Đản. Cho nên lãnh tụ sinh vào ngày Phật sinh thì chắc chắn là thiên tài rồi. Ai mà không theo. Không tin mọi người hãy tra lại lịch âm mà xem.
Trả lờiXóangày 19/5/1890 là ngày 1/4/1890 âm lịch, không phải là ngày Phật đản
Xóa- Đơn xin học Trường hành chính thuộc địa năm 1911, ông ghi sinh năm 1892.(hết trích)
Trả lờiXóaNước Pháp này xấu thế! Nếu ngày ấy họ cho ông Hồ học và xin được việc làm thầy thông, thấy phán thì đâu đến nỗi! Nhỉ!
Bác này hay
XóaNếu ngày đó ông Hồ được Pháp cho học rồi xin được việc làm ổn định bên đó thì thật là hồng phúc cho dân tộc.
XóaCó một thông tin nữa, thời kỳ tôi phục vụ ở Phủ thủ tướng, các cán bộ nhiều tuổi từng kể rằng:
Trả lờiXóaĐầu năm 1946 tình hình rất phức tạp, ngoài chuyện ngày 19 - 5 Toàn Quyền d'Argenlieu đến, còn có chuyện công chức chuẩn bị mít tinh lớn ở Hà Nội đón Toàn quyền, lại thêm đến ngày 14 - 7 là ngày Quốc khánh Pháp. Trước tình hình đó, Việt Minh 'tạo dựng' ngày sinh của HCM vào ngày 19 - 5 và huy động rất nhiều dân chúng tổ chức lễ mừng sinh nhật HCM. Cũng có nghĩa gửi thông điệp đến Toàn Quyền Đông Dương và các nhà chức trách Pháp tại Hà Nội về sự ủng hộ của dân chúng với Chính phủ HCM. Xin góp chuyện, các bác nhiều tuổi chỉnh lý cho.
Đúng là " thánh nhân " , mờ mờ ảo ảo . Không biết đâu là thực đâu là giả .
Trả lờiXóaNước Pháp từ xưa đến giờ nó học hành, thi cử nghiêm minh, không thể đòi hỏi nó cho học nếu như trình độ không có. Cứ xem cụ Nguyễn Văn Vĩnh tự học mà làm đến chức chánh văn phòng tòa sứ, cụ còn là sáng lập viên trường Đông Kinh Nghĩa thục, Hội giúp đỡ sinh viên du học Pháp, nhưng vì cụ Nguyễn Văn Vĩnh đam mê làm báo nên tự xin thôi làm quan Pháp về nhà mở tòa soạn làm báo (nguồn Wikipedia).
Trả lờiXóaNếu ông Hồ cũng giỏi như cụ Nguyễn Văn Vĩnh thì nước nhà đại phúc rồi!
Hồi tôi học abc trường làng, có bài đọc thuộc lòng.
Trả lờiXóaHọc trò phải đọc thuộc lòng bài này. Trò nào đọc thuộc thì không bị đòn, trò nào không thuộc bị đánh 3 roi mây. Tôi không bị đòn.
Thầy: Có mấy ngày mười chín ngày oanh liệt?
Trò: Có ba ngày mười chín ngày oanh liệt mười chín tháng năm mười chín tháng tám mười chín tháng mười hai.
(70-bảy mươi- năm rồi, mình vẫn thuộc lòng bài ấy. Rất nhiều trò bị đánh, mình không. Còn nữa, đã có một thời gian khá dài, cứ ngày 19/5 là được nghỉ lễ, kiểu như 1/8 và 19/12; Sau này mới thôi)
1) Thế kỷ 19 trẻ em sinh ra chưa làm giấy khai sinh
Trả lờiXóa2) Ông Sơn Tùng có lá số tử vi của anh Sinh Công. Chắc chắn đây là ngày sinh chính xác (âm lịch)
Có ai trả lời được là tại sao trong giấy căn cước của Pháp ở trên, Nguyễn ái Quốc cao chỉ có 1m65, mà Hồ chí minh lại cao 1m72 không ?
Trả lờiXóaPhát hiện quý, lạ. Mình chưa biết con số 1,72m lấy từ đâu?
XóaNguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) năm 1912 xin vào học trường thuộc địa khai sinh năm 1890 và Hồ Chí Minh năm 1935 đi dự đại hội XII của Quốc Tế cộng sản khai sinh năm 1900.
Trả lờiXóa