Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ ÔNG NGUYỄN ĐỨC TỒN ĐẠO VĂN

Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn cầm chắc sẽ bị tước học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư. Ông Tồn nguyên là Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Ảnh: Internet.

Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước:
“Phản hồi nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
trước ngày 1/6”

VietNamnet
18/05/2018 14:37 GMT+7

Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa có công văn đề nghị hội đồng ngành Ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn trước ngày 1/6.

Trong công văn, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước gửi đến đích danh GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học và nêu rõ việc thời gian qua một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn (giáo sư hiện công tác tại Viện Ngôn ngữ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Qua đó, Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẩn trương và có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước trước ngày 1/6/2018 để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Công văn này do GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước ký.

Những ngày qua, sự việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bị nghi đạo văn của học trò đang xôn xao trong khiến giới khoa học nói riêng và dư luận nói chung. Sự việc diễn ra vào năm 2007 nhưng nay đang được xới lại.

Bản thân GS Nguyễn Đức Tồn, trong lần trả lời VietNamNet mới đây, một lần nữa khẳng định: "Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học đã thẩm định và kết luận, đây là thầy tạo điều kiện cho học trò. Học trò chép của thầy, chứ sao thầy chép của học trò".
Thanh Hùng

12 nhận xét :

  1. Còn vụ GS Phùng Xuân Nhạ thì sao?

    Trả lờiXóa
  2. Sao lại đưa về Hội đồng ngành? Hội đồng ngành đã bỏ phiếu thuận 10/10 đồng ý cho ông Tồn chức danh Giáo sư; Hội đồng ngành có ông Tồn là thành viên! Phải thành lập tổ công tác của Bộ Giáo dục và đào tạo (bên Thanh tra) rồi ra kết luận. Hội đồng ngành vì sợ người ta đánh giá kém, nên có thể vẫn "nhân văn' mà cho qua thì khí đó Hội đồng giáo sư Nhà nước tính sao? Chấp nhận kết quả thẩm tra của Hội đồng ngành? Thế thì sẽ to chuyện!

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ trước khi phán xử ông Nguyễn Đức Tồn thì phải làm cho cái hội đồng chức danh nó phải có đầy đủ uy tín thì tiếng nói mới có chất lượng! Thế nhưng ông Phùng Xuân Nhạ còn ngồi sờ sờ ra đấy, không ai dám xử lý ông ấy cả! Hoá ra người nào yếu thế thì người ấy phải bị xử lý à?

    Trả lờiXóa
  4. Cái xã hội ta yếu thế tức là có tội! Cán bộ nó ăn uống hùng hục, ăn của dân không từ thứ gì, thế mà lãnh đạo còn chửi dân làm hư cán bộ! Đã bị nó cướp cơm chim còn bị chửi! Thế mới đau!

    Trả lờiXóa
  5. Cái gã Võ Khánh Vinh ấp một lúc cả trăm tiến sĩ, thạc sĩ sao thấy chìm xuồng? Có ai sờ đến Võ Khánh Vinh đâu? Ông Tồn mới chỉ có ấp một hai con gà thì đã ồn ào!

    Trả lờiXóa
  6. Tồn mới chỉ ăn cắp 2/3 cuốn sách đã thấm gì với Vinh! Thằng Vinh thuê dịch 2 cuốn sách của Nga ngố ra tiếng Việt rồi xuất bản đứng tên tác giả sao chưa bị tước chức danh giáo sư? Nó cũng dùng cuốn sách trộm 100% để được phong giáo sư đấy! Cháy nhà ra một lũ chuột!

    Trả lờiXóa
  7. Kính gửi Hội đồng chức danh GSNN
    Đề nghị phải có một hội đồng khác, một hội đồng độc lập xem xét vụ việc này, chứ không thể đá quả bóng lại chính Hội đồng ngành Ngôn ngữ (trong đó có ông Tồn là thành viên) từng bỏ phiếu tán thành cả 10/10 đố với ông Tồn. Như vậy là làm khó cho Hội đồng này, là tát vào mặt cái hội đồng chuột này, như vậy thì có tàn nhẫn úa không? Mặc dù trước chứng cứ xác thực và trước sức ép của dư luận, cuối cùng thì ông Tồn vẫn có thể bị chính cái hội đồng 10/10 này phế bỏ, nhưng xét về phương pháp là sai, là phản khoa học, là nhẫn tâm.
    Xem ra cách làm của các “nhà khoa học” cũng chả khác các “nhà chính trị”: Dân khiếu kiện tới xã không được nên khiếu kiện lên huyện, huyện lại trả về cho xã giải quyết; Dân khiếu kiện tới huyện không được nên khiếu kiện lên tỉnh, tỉnh lại trả về cho huyện giải quyết; Dân khiếu kiện tới tỉnh không được nên khiếu kiện lên trung ương, trung ương lại trả về cho tỉnh giải quyết… Đúng là cung một phương pháp “tít mù nó lại vòng quay”, “Con kiến nó kiện củ khoai”, hay “con kiến mà leo cành đa”… chả ra thể thống nào cả. Hội đồng đi xét GS còn thế thì các GS “đầu đất” cũng không có gì lạ.
    Ra quyết định lại đi, đừng để bà con Thủ Thiêm họ nhìn thấy họ cười cho.

    Trả lờiXóa
  8. Còn ông chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước năm 2016 ngồi nhầm ghế thì sao không giải quyết luôn? Lúc đó ông ta mới là PGS trong khi quy định "Thành viên Hội đồng chức danh là giáo sư". Như vậy các vị được công nhận GS và PGS năm 2016 do ông chủ tịch không (đủ tiêu chuẩn là thành viên HĐGSNN) ký quyết định có giá trị pháp lý hay khhông?

    Trả lờiXóa
  9. Ô. Đức Tồn nên tự lột hết bằng cấp, mũ áo cân đai về làm thường dân cho khoẻ . May Tồn được cái Đức !

    Trả lờiXóa
  10. Trăm năm trong cõi người ta
    Mấy khi kẻ cắp bà già gặp nhau
    Ra tuồng trên bộc trong dâu
    Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên
    Quá chơi lại gặp hồi đen
    Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường...

    Khúc đâu Hán Sở chiến trường
    Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ có một giải pháp để chấm dứt sự kiện này, không cấn lập hội đồng thẩm định, không phiền báo chí tốn giấy mực thời gian dài nữa. Đó là ông Tồn tự thấy chức danh phó giáo sư và giáo sư của mình được trao không đúng, tự thấy cái sai của mình và xin trả lại hết, về hưu nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tuổi già!

    Trả lờiXóa
  12. Xin được hỏi Tễu và những nhà thông thái:
    Lý do gì dẫn đến người Việt Nam thích các danh hiệu học vị đến thế?
    Vì sao nhu cầu về Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sỹ của Việt Nam lớn đến thế ?
    Với trình độ sản suất và điều kiện về công nghệ sản suất còn thô sơ giản đơn và các công trình nghiên cứu khoa học cũng rất hiếm hoi, trong khi Lực lượng Tiến sỹ, phó Tiến sỹ. Giáo sư và phó GS đã vượt ngưỡng cho phép nhưng mỗi năm vẫn cho ra lò hàng nghìn GS và Phó Giáo sư Tiến sỹ, có quá lãng phí không?
    Để có 1 GS phó GS Tiến sỹ, ít nhất phỉ chi phí cho việc đào tạo và cấp bằng từ 300 - 500 triệu.
    Thật lãng phí và là gánh nặng Tài chính cho gia đình và XH

    Trả lờiXóa