Có mấy vấn đề cần bàn luận và làm rõ ràng ra ở đây.
Thứ nhất, người ta đã chính thức thừa nhận có hiện tượng chạy chức chạy
quyền, không những thế nó còn trở nên là một hành vi có tổ chức đến mức
tinh vi và chuyên nghiệp. Và việc chạy chức, chạy quyền chính là hình
thức tham nhũng tàn bạo và đỉnh cao nhất trong các loại tham nhũng.
Thứ hai, chỉ có nhà nước, nơi nắm giữ quyền lực mới có thể tạo ra chức
tước và bổng lộc, mà đảng lại nắm quyền lãnh đạo nhà nước và trong công
tác tổ chức nhân sự của bộ máy công quyền, nên việc chạy chức chạy quyền
chỉ có thể diễn ra được nhờ những bộ phận nắm quyền nhân sự trong đảng.
Nên đảng phải là tổ chức gánh chịu trách nhiệm về những tệ trạng này
trước nhân dân. Và nó cho thấy một thể chế đã tạo ra những kẽ hở và lỗ
hổng nghiêm trọng trong việc thiết định và vận hành quyền lực nhà nước.
Thứ ba, việc người ta thi nhau vào đảng và chạy những mức tiền lớn vào
biên chế nhà nước chính là vì mục đích để tham nhũng và vơ vét của cải
của người dân và xã hội nằm trong ngân khố, một phần là tham nhũng trực
tiếp nhờ vào quan liêu, cửa quyền với người dân trong công tác sự vụ
hàng ngày. Thành ra rất nhiều kẻ tài không có, đức cũng không, lại leo
cao và chui sâu vào trong bộ máy để dùng quyền hành mà lũng đoạn quyền
lực, hòng tham nhũng, đục khoét càng nhiều càng tốt và rồi tìm cách tẩu
tán tài sản cũng như tìm con đường trốn chạy sang một quốc gia văn minh
khác mà cư trú và sinh sống, chúng để lại bao nhiêu khổ nạn và thảm cảnh
cho nhân dân và xã tắc.
Thứ tư, những người đã từng lên tiếng
phản đối, tố cáo những hành động tham nhũng, cửa quyền và phê phán nhà
nước là hoàn toàn có cơ sở và căn cứ từ hợp pháp cho đến thực tế của nó,
đáng ra họ phải là những người được tuyên dương trong việc đấu tranh
với cường quyền và sự tha hoá của bộ máy chính quyền chứ không thể lại
đem ra xét xử họ về những tội như tuyên truyền chống nhà nước hay lợi
dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước. Như vậy thì người dân
có thể trở thành người chủ của nhà nước và của quyền lực chính trị hay
không?
Thứ năm, chúng ta phải tìm ra hoặc thiết tạo một thể chế
phù hợp mà khắc phục được những tình trạng tha hoá và lạm dụng quyền
lực do cơ chế hiện tại đang bộc lộ rõ nét ra những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng của nó: quyền lực không thể kiểm soát được; tình trạng lạm
quyền và lộng quyền phổ biến; tham nhũng chức vụ và tiền bạc ngân khố
ngày càng khủng khiếp; không tìm được ai chịu trách nhiệm; người dân
không có biện pháp hay phương cách nào tác động được đến hệ thống vận
hành của thể chế chính trị; cán bộ hay lãnh đạo chỉ thuộc về tổ chức
đảng trong khi nguồn lực và trí tuệ từ nhân dân bị bỏ phí. Vậy nên phải
thiết tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu và bền vững, mà như
thế thì quyền lực không được tập trung, mà phải phân tản độc lập và
không thể để ai lãnh đạo nhà nước ngoại trừ luật pháp được thượng tôn
lên trên tất cả.
Thời PK việc chạy chức nếu có cũng chỉ ở những hức vụ nhỏ . Lớn nhất là chức Cai Tổng vì không cần bằng cấp,chỉ cần tiền . Còn từ cấp tri huyện trở lên thì khó mà chạy . Cấp tri huyện riêng về mặt Văn Hoá phải it nhất là cử nhân . Bằng cấp thời PK lại càng không thể là bằng giả được . Ngày nay các nước DC, ND có quyền chọn lựa người LĐ theo lá phiếu . Còn ở CH xhcn VN thì chẳng giống thời PK cũng chẳng giống các nước Dân Chủ ! Việc chọn người ở CH xhcn VN trước hết theo lí lịch và COCC !
Trả lờiXóaNhưng "đảng ta" vẫn KIÊN ĐỊNH con đường CNXH, he he...
XóaCướp đất của dân , mua quan bán chức , đút lót, con cái lãnh đạo lại làm lãnh đạo, vơ vét của cải của dân rồi chạy đi nước ngoài ,...tất cả do chế độ độc tài mà ra . Nếu chế độ này còn tồn tại thì không bao giờ những tệ nạn trên hết được , trái lại ngày một tăng.
Trả lờiXóaKhi nào còn chế độ đảng cử người tham gia danh sách đề cử, không cho các cá nhân ứng cử thì chừng đó còn "chạy".
Trả lờiXóaPhải có ứng cử và bầu cử tự do mới hết chạy.
Ở cái xứ này trẻ con còn nằm trong bụng mẹ đã phải "chạy" rồi có gi lạ đâu mà phải nói.
Trả lờiXóaNó chạy chức, nó làm quan, nó tham những thì tức mười. Nhưng thế mà cái mồm nó nói trơn tuột những là phẩm giá với đạo đức thì tức đến ngàn lần. Các ông có thấy như thế không?
Trả lờiXóa