Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

VIỆN TRƯỞNG VIỆN TÔN GIÁO YÊU CẦU GIỮ LẠI NHÀ THỜ THỦ THIÊM...

TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

Đề nghị giữ lại các cơ sở tôn giáo lâu đời 
ở Thủ Thiêm

Người Đô Thị
10:53 | Thứ sáu, 03/03/2017

Gần đây tại TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn khác xuất hiện nhiều khu đô thị mới. Đây là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa. Nhưng trong xu thế này, dường như chúng ta đã bỏ quên quy hoạch dành cho sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo.


Biên niên dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm
Giải tỏa các công trình tôn giáo lâu đời là không thỏa đáng

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo:

.
Tôi có theo dõi thông tin và tìm hiểu cẩn trọng, nên tôi đề nghị chính quyền TP.HCM giữ lại nguyên trạng Hội dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm, Nhà thờ Thủ Thiêm và các cơ sở tôn giáo lâu đời ở vùng đất này.

Bởi đó là những cơ sở tôn giáo có nhiều giá trị về di sản, lịch sử, phù hợp với văn hóa dân tộc và họ cũng chưa có vi phạm pháp luật nào để có thể nghĩ đến chuyện xử lý hay giải tỏa, di dời đi nơi khác.

Phương án tốt nhất là chính quyền TP.HCM giữ lại các cơ sở tôn giáo lâu đời đó và tạo ra điểm nhấn về tâm linh trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, cùng với các cơ sở tôn giáo khác như chùa, miếu, những vùng đất có tính linh thiêng trong tâm tưởng cư dân nơi đây.

Một khu đô thị muốn trở thành nơi hội tụ, nơi chia sẻ của cộng đồng thì dứt khoát phải có cơ sở tôn giáo, phải có hiện diện khuôn mặt của tâm linh để cư dân có thể chia sẻ với nhau trên những niềm tin riêng chung của họ.

Nhờ sự phát triển của kinh tế mà ngày nay văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa tâm linh, đang được coi trọng, củng cố. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng Việt Nam. Có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Người Nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.

Hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người Việt Nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo... Vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn. Xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh. 

.
Cây me cổ thụ trên 175 tuổi trong khuôn viên Hội dòng Mến thánh giá 
Thủ Thiêm. Ảnh: Trung Dũng

Các nhà quy hoạch các khu đô thị mới đã có thiếu sót khi gần như không chú ý tới khía cạnh tâm linh. Không có chỗ cho đền, chùa, nhà thờ, trong khi những nhu cầu này tưởng xa xôi nhưng rất gần với đời sống con người.

Chúng ta cần tiến tới chuẩn hóa trong quy hoạch các khu đô thị, phải có phương án tốt nhất cho quy hoạch khu đô thị mới trên nền tảng những vùng đất cổ, có nhiều trầm tích văn hóa, di sản, niềm tin tâm linh đối với nơi đó. Phải có chỗ cho các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo ở những khu đô thị mới, đặc biệt là những khu đô thị có diện tích lớn để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Có thể dựa trên các di tích vốn có hoặc xây mới các cơ sở thờ tự.

Không gian kiến trúc mới thiếu đi nơi tâm linh như con người sống mà không có lịch sử, không có gì ghi nhận, không có gì tiếp nối, bứt người ta ra khỏi truyền thống, ra khỏi gốc gác.

Bên cạnh đó, với người nước ngoài tới Việt Nam sinh sống và làm ăn lâu dài, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo cũng là một nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng. Có như vậy, cộng đồng người Hàn Quốc, cộng đồng người Nhật Bản, doanh nhân phương Tây...mới cảm thấy gắn bó với đất nước mà mình đang dừng chân. Và khi đó, họ mới an tâm làm ăn sinh sống tại nước sở tại mà không có tâm lý chụp giật.

TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo; 
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia

 

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng
(luật sư điều hành Hãng Luật Giải Phóng, TP.HCM): 
Đánh giá thận trọng một lần nữa theo Luật Di sản văn hoá 
.
Điều 28 Luật Di sản văn hóa quy định di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau: công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương; công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong các thời kỳ lịch sử; địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật. Khi một công trình xây dựng đáp ứng một trong các tiêu chí trên, thì tùy vào giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu của quốc gia hay địa phương, mà cơ quan quản lý nhà nước sẽ xếp hạng cấp di tích theo thủ tục và thẩm quyền luật định.

Theo tôi được biết thì Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm chưa làm thủ tục để công nhận và xếp hạng di tích. Tuy nhiên đó là những công trình lâu năm có giá trị lịch sử, kiến trúc, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thủ Thiêm, cũng như Sài Gòn. Nếu đối chiếu với các tiêu chí để công nhận là di tích lịch sử - văn hóa thì họ cũng có căn cứ. Vì vậy, trước khi quyết định di dời, giải tỏa Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, Nhà thờ Thủ Thiêm, chính quyền thành phố cần mời chuyên gia văn hóa, lịch sử xem xét, đánh giá thận trọng một lần nữa theo Luật Di sản văn hóa, coi quyết định như thế đã đúng luật chưa.

Trung Dũng thực hiện

8 nhận xét :

  1. Thì hai kẻ dính dáng đến việc đập chùa Liên Trì là Đinh La Thăng và Tất Thành Cang, một người ăn cơm tù, một người đột quỵ phải vào cấp cứu. Nay nếu ai phá bỏ nhà thờ Thủ Thiêm thí cái số mạng bi thảm sẽ đến với người đó thôi! Luân hồi trả quả làm sao trốn được nghiệp báo!

    Trả lờiXóa
  2. Lê Thanh Hải hôn quân vô đạo cùng với Tất Thành Cang nay mai khó mà thoát khỏi điều bi thảm đến với bản thân và gia đình!

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Khắc Sánglúc 19:51 3 tháng 5, 2018

    Tâm Linh của Cộng Đồng đấy đụng vào là Tuyệt Tự mấy thằng chính quyền ngày xưa ở miền Bắc phá đình chùa miếu tự đều gặp quả báo .

    Trả lờiXóa
  4. Cứ coi cái tháp NT Bình Triệu cũ trong khuôn viên ĐH Luật tp HCM trên QL 13 kìa ! Thằng nào đụng vào là chết liền . Xe ủi đụng tới là chết máy . Búa đạp vào gẫy cán, người đập lăn quay . Rút cục không những trường ĐH luật không dám đụng tới cây tháp khi xây trường mà còn phải xây tường chung quanh bảo vệ và tô điểm cho cây tháp ! Chúng cứ nhãn tiền nằm hiên ngang sừng sững đó . Cứ nhìn đó mà làm , mà xúc phạm cơ sở tôn giáo !

    Trả lờiXóa
  5. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tiến sĩ Khảo cổ học, có nhiều năm nghiên cứu về tôn giáo như thầy Nguyễn Quốc Tuấn đã cảnh bảo rồi. Ông nào đụng vào hệ thống cơ sở thờ tự đó rồi sẽ biết

    Trả lờiXóa
  6. Chắc mấy ngài định đập hết để viết lại lịch sử"nước Đông Lào ta được thành lập từ năm 1945 tới nay"chăng?

    Trả lờiXóa
  7. Tôn giáo giúp con người trở nên hiền lương, đại lượng. XHCN chà đạp tín ngưỡng nên trộm cắp,giết người, cướp của, vô luân đang tràn lan. Nếu nhà nước muốn an bình thịnh trị thì phải đề cao tôn giáo, tạo cho họ có nơi thờ tự, nguyện cầu. Chế độ sẽ sụp đổ nếu đàn áp, áp bức tôn giáo

    Trả lờiXóa
  8. Tôn giáo là kẻ thù của phe cộng sản. Vì họ cho rằng bị "cạnh tranh" giành quyền chiếm hữu tư tưởng.

    Trả lờiXóa