GS. TS Nguyễn Đức Tồn - từng là Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học
(Viện Hàn lâm KHXH VN), kiêm Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ.
Hoàng Tuấn Công
GIÁO SƯ ĐẠO VĂN CỦA HỌC TRÒ VÀ CHÁU VỢ MÌNH
Hoá ra ngay từ năm 2002, khi PGS. TS Nguyễn Đức Tồn nộp hồ sơ xin phong chức danh GS, thì Hôi đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học (2002-2007), đã phát hiện vị PGS này đạo văn, gian dối trong hồ sơ, nên đã không bỏ phiếu tán thành.
GIÁO SƯ ĐẠO VĂN CỦA HỌC TRÒ VÀ CHÁU VỢ MÌNH
Hoá ra ngay từ năm 2002, khi PGS. TS Nguyễn Đức Tồn nộp hồ sơ xin phong chức danh GS, thì Hôi đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học (2002-2007), đã phát hiện vị PGS này đạo văn, gian dối trong hồ sơ, nên đã không bỏ phiếu tán thành.
Thế nhưng, vẫn với thành tích và hồ sơ ấy, năm 2008, vị PGS. TS này lại được phong Giáo sư, và bổ nhiệm chức Viện trưởng Viện ngôn ngữ học.
PGS.TS Phạm Văn Tình (Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) khẳng định: "Không thể tưởng tượng được hiện tượng đạo văn này lại xảy ra với một người nghiên cứu ngôn ngữ lâu năm, từng giữ những cương vị lãnh đạo chuyên môn Ngôn ngữ học như GS.TS Nguyễn Đức Tồn. Có mấy vấn đề mà theo tôi là nghiêm trọng: 1. sao chép của nhiều người; 2. sao chép quá nhiều, quá liều lĩnh (gần như không sửa chữa, thêm bớt) và 3. không hề dẫn nguồn, ghi xuất xứ ở bất cứ chỗ nào trong văn bản. Thực ra, chuyện này đã được nhiều người trong giới Ngôn ngữ học (và cả báo chí) lên tiếng từ lâu. Rất tiếc không hiểu sao mọi việc lại rơi vào im lặng và “chìm xuồng”. Tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm cho rõ và xử lí nghiêm khắc".
Đáng chú ý, hai công trình bị GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn, đều là của hai người phụ nữ:
1- GS Nguyễn Đức Tồn chép nguyên xi mấy chục trang từ luận án Phó Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thúy Khanh (đã bảo vệ thành công từ năm 1996), mà người hướng dẫn khoa học chính là PTS Nguyễn Đức Tồn.
2- GS Nguyễn Đức Tồn đã sao chép gần như nguyên xi mấy chục trang luận văn tốt nghiệp đại học của SV Cao Thị Thu (là cháu vợ của ông Tồn).
Như vậy, GS. Nguyễn Đức Tồn ăn cắp hai công trình của hai phụ nữ, mà một là học trò của mình, một là cháu của vợ mình!
Vì đạo của học trò và cháu vợ nên xem như của trong nhà, nên không việc gì và vẫn được phong là phải lẽ!
Trả lờiXóaMột bài viết theo tôi là dở nhất của Hoàng Tuấn Công.Thầy
Trả lờiXóahướng dẫn luận văn mà đạo văn trò là chuyện cực kỳ phi lý
và trái ngược như nói cây sống nhờ ngọn,chứ không phải cây sống nhờ gốc hay trên dưới lộn tùng phèo v.v.
Cho dù ông hướng dẫn người ta, viết giúp cho người ta (vì họ kém chẳng hạn) thì khi bảo vệ rồi, được công nhận luận văn, đồ án là của người ta. Ông chép lại là đạo văn.
Xóa