Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

SỬNG SỐT! HỌ PHAN SẮP ĐẬP BỎ NHÀ THỜ HỌ


Nguyễn Phan Khiêm

MỘT CÔNG TRÌNH QUÝ GIÁ SẮP MẤT

Từ đường họ Phan Lạc, xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội mang phong cách kiến trúc đặc trưng cuối triều Nguyễn, là Từ đường có kiến trúc và vị trí đẹp nhất xã này... đang đứng trước quyết định tồn vong.

Từ đường được một cụ Tú nổi tiếng về phong thủy chọn đất. Thế đất hình con rùa, từ đường xây trên vai rùa. Rùa thò cổ xuống uống nước ở mấy cái ao phía trước... Nay ao đã biến mất, may có cái giếng có nước trên đất ao xưa... nên họ Phan qua bao thăng trầm còn thịnh vượng như ngày nay.


Một dự định đã được công bố là phá dỡ Từ đường để xây dựng Từ đường mới, to đẹp hơn. Nếu chủ trương này được chấp thuận thì ngôi Từ đường tuyệt đẹp sẽ biến mất...

Nơi đây, con cháu đi xa hay khách đến thăm làng về đều chụp ảnh lưu niệm. (Xin giới thiệu một số tấm hình tôi chụp làm tư liệu mấy năm trước).

Vì vậy, ai là con cháu trong họ, trong làng, ai là người yêu thích, trân trọng di sản của ông cha nên tranh thủ đi thăm viếng, chụp ảnh Từ đường họ Phan Lạc để lưu lại... trước khi quá muộn.

P/S Xin Quý anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, nên bảo tồn, hỏng đâu tu bổ đấy hay làm công trình mới thay thế để các thành viên trong họ tham khảo trước khi biểu quyết. Đây là vấn đề nhận thức, không có tiêu cực nên mong các ý kiến không suy diễn như các công trình công ạ.
.

 



Nguyễn Phan Khiêm
5 Tháng 4

ĐẬP ĐI LÀM MỚI

Nghe tin họ ngoại có nguồn tài trợ vài tỷ, nên bàn nhau phá dỡ ngôi nhà thờ cổ xây cuối thế kỷ 19, hai tầng mái, máng nước có cá hóa long, xung quanh là trụ biểu, câu đối chữ Hán… mà giật mình thảng thốt.

Từ đường đẹp nhất làng, ai đến làng dù không là con cháu trong họ cũng đứng chụp tấm hình kỷ niệm, vậy mà sắp bị phá dỡ để thay bằng công trình đời mới phong cách Bái Đính sao?

Lần tìm tài liệu thấy có bài viết về chiếc bình gốm cổ Chu Đậu nước ta (vớt từ tàu đắm Cù lao Chàm) được Anh mang đấu giá với số tiền 521.000 USD. Cái bình cũ kỹ, xấu hơn bình Chu Đậu hiện nay hay Minh Long nhiều… Có ai đập cái bình cũ đế thay bằng bình mới không nhỉ?! Chắc là KHÔNG, vì Tây họ định giá cho rồi, chứ nếu tự ta thì chưa chắc đâu. Các bác coi hình thì biết, đồ cổ nhìn chán lắm.



Liên quan đến chiếc bình này có chuyện buồn cười. Trên chiếc bình có dòng chữ: THÁI HÒA BÁT NIÊN, NAM SÁCH CHÂU TƯỢNG NHÂN BÙI THỊ HÝ BÚT.

Nghĩa là: Thái Hòa năm thứ tám (1450) người thợ ở châu Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. Thị là họ, ví dụ Hồng Bàng thị là họ Hồng Bàng. Hý là vui đùa như Hý trường… Nhưng vì chữ Hán không viết hoa, viết thường như quốc ngữ nên có nhà nghiên cứu nói bà Bùi Thị Hý vẽ.

Phát hiện động trời, thế là vật vã đi tìm bà Bùi Thị Hý, vì bà giỏi quá, vì nước mình đề cao nữ quyền sớm quá, thế kỷ 15 đã cho phụ nữ ký vào tác phẩm, có đề xuất dựng tượng bà Bùi Thị Hý.

Ôi cái sự văn hóa, bảo tồn ở nước mình vừa "hý" vừa "thống" (vừa buồn cười vừa đau đớn) thế chứ. Đang lo nhà thờ tổ họ ngoại quá các bác ạ.
_______________________


Ý kiến của thập phương với Hội đồng Phan tộc làng Hữu Bằng:

Nguyễn Xuân Diện Một ngôi từ đường tuy kiến trúc muộn nhưng mẫu mực về xây cất, bố cục, lớp lang và chữ nghĩa đẹp nhường kia mà nay mai đập đi xây lại thì quá tiếc và đau lòng. Nếp từ đường này giống với từ đường Phan Huy Chú ở Sài Sơn Chùa Thầy. Xin nhắc hậu duệ họ Phan: Tổ tiên chỉ ngự ở vẻ thâm u, cổ kính và quen thuộc, ngưng kết khói hương vạn cổ mà thôi.

Nếu cố đập bỏ. Đập xong, là sẽ thấy họ Phan này suy vi lụn bại, có nhà sẽ tuyệt tự. Đấy! Rồi xem! 


Huu Ton Tran Dòng họ nào đang phát triển mà tự nhiên phá nhà từ đường (dù vì mục đích tốt) thì sau đó thường không giữ được sự phát triển nữa Khiêm ạ. 

Đinh Thị Phương Thảo Tài vật xây sửa có thể một thế hệ đủ có nhưng âm đức dòng họ thì phải tích lũy, an vị qua nhiều thế hệ. Chuyện có tài chính mà đến vận tu bổ đã khó trùng hợp, phá đi làm lại, xét về khí vận không thể lời một lời hai quyết xong.

Giá trị một từ đường không đơn giản là công trình xây dựng anh ơi. 

Thu Thuy Dòng họ đang thịnh sao con cháu lại có thể thay đổi xây mới nhà thờ vậy. Mong là nhà báo có cái nhìn sáng suốt giúp họ lời khuyên chân tình để vẫn lưu giữ được viên ngọc quý! 

Thái A Trần Tôi nghĩ nếu đúng là tấm lòng của con cháu quý trọng tôn thờ ông cha mình thì không gì tỏ rõ bằng tôn trọng và giữ gìn những gì của ông cha ta để lại, đó là những kỷ vật vô giá vì nó từng thấm mồ hôi nước mắt có khi cả bằng xương máu của ông cha đã đánh đổi mới có được. Nếu đây là nơi tôn miếu của dòng họ tôi, mà tôi được là trưởng họ thì tôi phải dùng tính mạng của mình để giữ lại. Chỗ nào hư hại thì phục chế lại như cũ, ngay trường hợp đổ nát cũng phục chế lại đúng như cũ. Thử nghĩ Kinh đô Huế, những phần bị bom đạn phá , giờ đây cho làm lại to đẹp hơn liệu có còn giá trị nữa không? Đất nước ta tuy thường tự hào có hàng ngàn năm văn hiến, nhưng nay những di tích cổ ở kinh thành xưa còn lại không có công trình nào đáng giá. Đây là hậu quả của các triều đại PK xưa lòng dạ hẹp hòi; triều nào lên cũng phá các công trình của triều đại cũ để cho hả lòng hận thù. Ở quê tôi, sau CM chùa chiền miếu mạo của các dòng họ cũng bị coi là của Pk nên đập phá hết. Bây giờ cho khôi phục lại, mẫu mã, tượng ...thì theo kiểu Tầu. Câu đối hoành phi làm lại, chữ nghĩa vừa xấu vừa sai... Nhìn thấy lố lăng chẳng ra thể thống gì. "Nhân nào quả ấy" trông thấy nhãn tiền đó còn phải nói đâu xa! Đến ô. Bộ trưởng VH Thiện còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường nên đạo đức văn hóa xuống cấp(!) Mà không thấy chính các triều đại trước đây, đến cả chính ông ta và cả chúng ta nữa có biết giữ gìn Văn hóa của cha ông đâu mà chẳng xuống cấp. Cứ nghĩ cái gì cũng phải TO phải MỚI mới là Văn hóa chăng? Lớp người sau có bằng cấp học vị cao là VH cao(!). Nhầm lẫn cả khái niệm HỌC VẤN với VĂN HÓA. Tôi nhớ những năm KC chống Pháp có vở kịch thơ, có câu nói của một nhân vật trong vở kịch thể hiện sự nhầm lẫn 2 khái niệm trên như sau: " Bình dân học vụ, không đủ dạy tao; văn hóa có cao thì tao mới học..."(!?) Sau này khai lý lịch cứ khai trình độ Văn hóa là lớp.10..hay ĐH...TS là VH tột đỉnh rồi(!). 

Van Duong Thanh nhà từ đường đẹp nhất của đất nước và dòng họ là di tích lịch sử vô cùng quý giá xin bảo tồn từng viên gạch vỡ và sửa chữa những chỗ hư dột mà không nên thay đổi bất cứ kiến trúc nào dòng họ các bác thật vinh hạnh có được nhà từ đường này xin đem hết tâm huyết của dòng họ ra để bảo vệ bảo tồn cho con cháu và đất nước.

Thao Phan Không phải cái gì cũng làm mới được.theo cá nhân tôi nhà thờ họ phan lạc chỉ trùng tu sửa chữa lại một cách khoa học bài bản, để giữ lại sự linh thiêng của từ đường (Phan Lạc Thảo).

Phạm Ngọc Hiệp Hồn phách của một dòng họ (mà là một dòng họ có tiếng là Phan Lạc) chính là ở ngôi từ đường. Bây giờ có tiền ta có thể xây dựng cái gì, mua sắm gì cũng được, nhưng dù có thật nhiều tiền đi nữa, không bao giò ta có thể mua được thời gian đọng lại trên ngôi từ đường cổ kính này. Nhìn những đầu đao, hoa văn trên mái ngói, những hàng chữ trên cổng, trên tường nhà, nghĩ thật đau lòng khi ta đành lòng phá bỏ nó. Hồn phách của cha ông chính là đây chứ đâu. Tôi chỉ là người ngoài cuộc, ở xa chẳng liên quan, chỉ mong các vị quyết định việc đập phá xây mới hãy suy nghĩ lại. Ngôi từ đường nhìn hình thôi cũng đã thấy đẹp. Hãy tu sửa thôi chứ đừng xây mới.

Minh Nguyen Nguyen Chủ trương phá dỡ xây TĐ mới chắc phải có lý do? Có thể từ đường cũ hẹp quá không đáp ứng yêu cầu mới về cúng bái, hội họp... của dòng họ chăng? Nếu đúng như vây, thì xem đất trống còn rộng không, nếu còn mà có thể xây nhà được, thì tìm giải pháp đáp ứng yêu cầu bằng cách xây nhà phụ bên cạnh từ đường cũ. Như vậy, vừa giữ lại được từ đường cũ quý giá vừa đáp ứng nhu cầu mới về mặt sinh hoạt của dòng họ? Bằng mọi giá giữ lại từ đường có kiến trúc đặc trưng cuối triều Nguyễn này.Mình chưa đến nhưng nhìn qua ảnh của Khiêm đã rất thích.

Pham van Tuan ủ ôi! Cái từ đường đẹp thế! Xây dựng hoặc trùng tu lại năm 1920. Đến nay 100 năm sắp! Nhưng sao lại phá dở xây mới???!!?!? AI Viết chữ PHAN TỪ ĐƯỜNG đẹp hơn các cụ 100 năm trươc?!?!? Con cháu có vấn đề về đầu óc ạ??!?? Của tổ tiên, 100 năm đã là đồ CỔ. Phá thế khác gì phá hết hồn phách tổ tiên?!?!?? Hỏng gì thì trùng tu. Nhật Bản họ sang mình họ còn làm vậy, thay cái kèo, cái cột. Nhưng quy mô và dạng thức thì bảo nguyên. Đấy là bảo vệ di sản. Nhưng nguy nhất là vấn đề TÂM LINH. Các cụ xưa xây nhà, chọn đất, chọn giờ, chọn thước, chọn thợ, yểm đất bằng bùa Kim Quy, ...vv.... tất tần tật có quy củ cả> Nhất là 100 năm trước mà nhà như thế, các cụ ngoài chuyện kinh tế mời thợ ăn dầm dề vài tháng để xây, để đục còn là mong nó trường tồn cùng năm tháng và con cháu phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng giàu có và tiếp nối cha ông làm rạng danh dòng tộc!?!? Chắc là được! Nhưng, được rồi quay về đạp thì e là không đúng tý nào! Tôi nghiên cứu di tích, căn hóa cổ bao năm là người ngooài đi dạo vào nhà các bác! Thành thật SORRY. Nhưng các gia tộc khác mong có đc để giữ ko đc!??! nhà các bác lại phá " thì khái cảm đôi lời!

Ls Nguyen Anh Tuấn Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng:

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Pham van Tuan anh bảo các cụ ấy! Không đến lúc cả tông tộc lụn bại là do sai lầm của các cụ hiện nay đấy! Đây không chỉ chuyện tâm linh đâu!
Hoan Tran Nhìn ảnh em thấy mọi thứ còn khá tốt và chắc chắn. Thiết nghĩ, Giá trị ở chỗ cổ kính mà giữ được trường tồn đời kiếp cùng con cháu, nếu mở mang được thì mở mang ra xung quanh bảo tồn phục chế những chỗ hư hỏng vì đây là di sản của tổ tiên gây dựng nhằm lưu lại cho con cháu mai sau, nếu phá đi xây mới sẽ mất hết giá trị về thời gian anh ạ Dongngan Doduc E rằng phá đi xây mới có thể nguy nga hơn nhưng dễ sập phần hồng phúc dòng họ để lại. Cái này tôi nói thật, động đến mảnh đất có vượng khí là mất mạng đấy.
Ngôi từ đường đang tồn tại có thể không hoành tráng nhưng nó là cội ngưồn, là điểm xuất phát, cái cây to cũng nhú lên từ mầm nhỏ. Phá từ đường khác gì cây bị bứng gốc, cây sẽ chết, họ nhà anh sẽ thất lộc vì làm điều dại dột này ( sướng quá tự ghè đá chân mình) Cái vỏ hoành tráng để làm gì. Các cụ nhà anh nên dùng tiền tu bổ những chỗ hỏng nhỏ, còn thừa thì làm việc phúc đức trong dòng họ cho việc học hành cổ vũ con cháu. Kẻ có tiền chỉ muốn vênh vang dòng họ phá từ đường cũ đi tô vẽ hình thức vỏ ngoài lấy tiếng, cuối cùng sẽ là kẻ dùng tiền phá long mạch dòng họ nhà anh. Đào bới phá nhà thờ đụng đến âm phần hãy Liệu hồn, chẳng ai liều ngu thế bao giờ! (cũng là người ngoài nhìn thấy sự nguy mà nói thẳng luôn, lời lẽ có phần nào không vừa tai thì các vị bỏ quá cho. Tôi đã 74 là người già rồi, chúng kiến nhiều rồi mới nói sự thật đó, giàu có lắm tiền cuối cùng thành hư hỏng nếu không biết dùng tiền đúng chỗ. Điều đó ai cũng thấy cả rồi)
Phuong Do Thật buồn nếu Từ đường này bị phá bỏ để xây mới.

21 nhận xét :

  1. Xây mới nhưng không đập bỏ cũ .Thuê 1 kỹ sư nổi tiếng của Pháp vẽ plant .

    Trả lờiXóa
  2. Đập bỏ cái nhà thờ đó chính là đập bỏ linh hồn của tổ tiên.
    Thay vào đó một cái nhà thờ theo phong cách Tàu của chùa Bái Đính là "nhận giặc làm cha".

    Trả lờiXóa
  3. Xây hiện đại (bê tông, cốt thép) thì vô số người có khả năng. Còn xây như ngôi nhà thờ (trong ảnh) thì hiện nay không ai xây nổi.
    Đảng ta giáo dục "quá kỹ về Mác Lê" nên thế hệ hiện nay chỉ muốn phá truyền thống, thay bằng bê tông...

    Trả lờiXóa
  4. "Đập xong, là sẽ thấy họ Phan này suy vi lụn bại"
    Điềm báo đã ứng vào Phan Sào Nam và Phan Văn Vĩnh hai người này đều là hậu duệ họ Phan.

    Trả lờiXóa
  5. Hội đồng gia tộc họ Phan nên suy nghĩ cho kỹ. Tôi tin rằng trong họ không thể không có người hiểu rõ thế nào là "thờ phụng Tổ Tiên". Đã nói đến Thờ phụng Tổ Tiên thì trước hết phải biết trân quý những gì mà Tổ Tiên đã để lại cho con cháu, những cái đó không phải là cứ có tiền là mua được. Sự cổ kính, tôn nghiêm cũng như nét đẹp cổ kính của nhà thờ họ Phan cũng chính là hồn cốt của cả dòng họ mà cha ông đã dày công vun đắp, nếu con cháu đập bỏ để xây mới thì quả thật đau lòng. Tôi là người ngoại tộc nhưng khi đọc tin này cũng thấy cũng thấy tiếc nuối.
    Tôi cũng xin có ý kiến thật lòng: Nếu vì có nhiều tiền mà con cháu họ Phan quyết tâm phá bỏ ngôi từ đường cổ kính kia để xây ngôi từ đường mới "to đẹp hơn" thì họ yêu cái danh của họ hơn là sự thành kính với Tổ Tiên.

    Trả lờiXóa
  6. Dòng họ Phan Lạc ở Miền Nam trước 1975 nhiều người biết như Phan Lạc Tuyên, Phan Lạc Phúc , Phan Lạc Tiếp . Cái đặc biệt ở những người này là máu văn chương !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin phép thêm: Phan Lạc Giang Đông

      Xóa
    2. Xin thêm Phan Lạc Giang Đông

      Xóa
  7. nguyenbinh.translator@gmail.comlúc 17:17 7 tháng 4, 2018

    Cái thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang đã bị phá hủy, làm mới. Bài học đau đớn thế mà chưa học xong a? Sao ngu dốt đến thế?

    Trả lờiXóa
  8. Thích mới , thích to , hám đàng hoàng ( và ham ăn ) thì thì xây hẳn cái mới ở nơi đất khác cho thỏa chí hà cớ gì cứ đè di sản của tổ tiên ra mà phá ?!
    Xin hỏi những kẻ ham phá di sản : Tại sao người ta lùng tìm mảnh gốm cũ mà coi nó giá trị gấp ngàn lần cái bình pha lê mới !

    Trả lờiXóa
  9. Hay là mấy anh họ Phan phát tâm trước khi nhập kho giờ tranh thủ làm kẻo muộn.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi chắc chắn đám con cháu này muốn tuyệt tự.

    Trả lờiXóa
  11. Với số tiền vài tỷ khó có thể xây một nhà thờ đẹp hơn. Những kiến trúc cổ có giá trị riêng không dễ tìm được ở bất cứ nơi nào. Hội An (Vietnam), Malakca (Malaisia), St Peterbua (Nga)... là điểm đến của toàn nhân loại không phải vì những kiến trúc bê tông mà là những công trình với bàn tay khéo léo của người xưa.
    Con cháu họ Phan hãy cân nhắc thật kỹ, đừng phá bỏ những giá trị tuyệt vời của ông cha.

    Trả lờiXóa
  12. Cứ đập hết những cái cũ . Vậy còn là gì là quá khứ ? Những kẻ hời hợt làm những chuyện điên rồ ! Muốn xây mới thì chọn chỗ mới mà xây . Cái cũ mang hồn dòng họ Phan Lạc, hãy để lại !

    Trả lờiXóa
  13. lỗi trước hết ở người tài trợ tiền

    Trả lờiXóa
  14. Cái giá của sự ngu dốt nhưng thích chơi trội, sự coi thường văn hóa tâm linh sẽ không hề nhỏ.
    Cũng thật tiếc rằng những người có hiểu biết giá trị của các công trình kiến trúc cổ, hoặc không có quyền lực hoặc tiếng nói để bảo vệ các công trình đó. Đất nước này qua các thời đại đã mất đi bao công trình quý giá. Nhìn sang láng giềng Căm Pu chia, Trung quốc ... thấy cách họ bảo tồn di sản mà mình tự xấu hổ.

    Trả lờiXóa
  15. Chúng ta chờ xem cái TẦM VĂN HÓA của bà con Họ Phan ở Hữu Bằng đến trình nào?
    Nhiều tiền đâu có đồng nghĩa với văn hóa cao?

    Trả lờiXóa
  16. Tôi là người ngoài họ. Theo tôi thì Rất, rất, rất không nên đập bỏ! Số tiền kia mang tu sửa cho đẹp, còn thừa thì làm từ thiện .

    Trả lờiXóa
  17. Mấy người thừa tiền họ thích mua danh bằng những công trình xd cho làng xóm, cho dòng họ... Họ chỉ là ông (bà) trọc phú, không hiểu gì về văn hóa, về tâm linh... Đập Từ đường cổ này để xây mới là triệu chứng báo hiệu dòng họ này đến thời MẠT.

    Trả lờiXóa
  18. Các ông bà trong dòng họ Phan xin hãy gìn giữ công trình cổ quý giá này, gìn giữ từng viên gạch bể, từng bức tường rêu phong, và bán vé cho khách du lịch vào chiêm ngưỡng; và cần có các điều kiện cần thiết để giữ gìn trang nghiêm và bảo vệ di tích khi cho du khách vào thăm, chụp hình. Không nên vì tiền tài trợ mà đập ra xây lại thì sẽ mất hết tất cả các ông bà ơi. Hãy nghĩ, đập ra xây lại hay đem sửa sang cho mới bằng gạch mới sơn mới và treo lồng đèn đỏ lên, và sau cùng là để hai con sư tử Tàu, theo những gì các chùa cổ VN đã làm khi trùng tu, thật là một điều xấu hổ và đáng tiếc. Các chùa cổ này đã bỏ chiếc áo lịch sử quý báu của mình để mặc lấy những thứ sơn phết rẻ tiền mà đâu đâu trên thế giới cũng thấy bày ra ê hề: văn hoá shop Tàu.

    Trả lờiXóa
  19. cú đập bỏ đi để dòng họ khác còn phát triển nữa chứ !!!!!!

    Trả lờiXóa