Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

NHỎ TO CHUYỆN QUẤY RỐI TRONG LÀNG BÁO, NGHỀ BÁO




Về chuyện quấy rối trong nghề báo

Hằng Thanh
20-4-2018


Tôi không có bình luận gì về vụ việc bị nghi là cưỡng hiếp mà nhiều người đang nói tới, tôi không rõ thực hư. Tôi chia sẻ những chuyện (khác) của chính tôi, về chuyện quấy rối trong nghề báo.

1. Tôi tốt nghiệp năm 2001, đi thực tập tại báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Cùng ban có anh làm phóng viên ngồi giảng giải phải làm nghề (kiểu của ảnh) ra sao, rủ tôi lên xe theo ảnh đi làm tin bài. Nào ngờ, chạy tới Gia Lâm thì ảnh rẽ ngang đẩy tôi vào nhà nghỉ (đã lấy chìa khóa). Tui cũng ngu nhưng chưa ngu đến thế, quyết không lên phòng. Ảnh quay ra, đẩy tiếp tôi vào cà phê vườn sát đó (hồi đó còn dạng cà phê chia ngăn).

Sau đó mấy năm, nghe tin báo đó có phóng viên bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp. Đầu tui ngờ ngợ (vì đã từng nghe ảnh “giảng” nghề), chính là Nguyễn Hùng Sơn – nhân vật đẩy cô sinh viên thực tập trẻ măng là tôi hồi đó vào nhà nghỉ: Nhận 10.000 USD, một phóng viên bị bắt (TT).

2. Một vài năm sau đó, lại có lần tui vào Tạp chí Truyền hình Việt Nam, có cô bạn cùng lớp viết bài ở đó. Ông Tổng biên tập bảo tui vào phòng hẻm biết có chuyện gì, tui ngáo ngơ đi vào thì thấy căn phòng chìm trong bóng tối, ông chú ôm chặt lấy tui hun hít. Chờ “chú” định thần lại, tui mới hiểu “chú” tự xếp tui vào nhóm tới xin lăng xê trên sóng, muốn làm gì thì làm! “Chú” là Đậu Ngọc Đản, chân dung khả kính đây: Nhà báo Đậu Ngọc Đản: Chấp nhặt thì dễ, “nương” nhau mới khó (ANTG). 
.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức là Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1987-1988); Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) (1990-2000); Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995 – 2003). 

3. Giờ kể tiếp chuyện tui học nơi nao: Khoa Báo chí ĐH KH Xã hội & Nhân văn, Chủ nhiệm là Giáo sư Hà Minh Đức đáng kính hồi đó cũng là Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam. Tui đi cạnh thầy vài lần, thầy lén nhìn phía sau có ai hem, khoác vai tui rồi hỏi số điện thoại trao đổi việc học. Điện thoại kêu reng reng, là thầy gọi hỏi tui có cần gì hem, tui tới gặp thầy rồi tương lai sáng lạn, mún gì thầy cũng chìu à!

Vì tui không tới, nên gần như đã quên chuyện đó.

Cho tới khi cô bạn học cùng cứ mãi không chịu tốt nghiệp, tôi mới hỏi tại sao. Bạn nợ môn của thầy (vì phải thi lại mà cuối cùng lại nhầm ngày thi lại), thành ra riêng bạn phải học lại với riêng thầy. Bạn ngại ngùng bảo “Vì thầy Đức… thế nào ý”, nên bạn không muốn đến. Tôi hiểu ngay vấn đề, hỏi tại sao không rủ ai đi cùng. Bạn nói đã rủ nhưng tới nơi thầy bảo hai người đi về, hẹn bạn lần sau tới một mình thôi!

Mấy năm sau đó tôi tới nhà Z. (tên cô bạn), môn học cuối cùng “chỉ với riêng thầy” bạn không tới “học”, thành ra khóa học Cử nhân Báo chí mà bạn đã vui sướng biết bao lúc bắt đầu, bạn đã không bao giờ có thể hoàn thành (chỉ được bảo lưu kết quả trong 2 năm). Mẹ bạn cố giấu, nhưng tôi biết lúc đó bạn đang điều trị tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai.

Chân dung “người thầy lớn của bao thế hệ” trên trang của ĐH Quốc gia: Giáo sư Hà Minh Đức với Khoa Văn học (ĐH QGHN).

Mấy chuyện trên xảy ra với tôi ít năm đầu tiên, khi tôi tiếp xúc với những người/tờ báo thật nhảm. Mười mấy năm đủ cho tôi hiểu hơn bất cứ nghề nào, nghề báo là nghề mà đạo đức và tài năng gắn chặt. Người làm nghề (báo) giỏi thì trong nghề và trong đời đều chính trực. Nghề báo cũng là nghề rất trân quý người giỏi, một bài viết nghìn triệu người đánh giá làm sao sai?

Cho nên góp một tiếng nói diệt các con sâu, tôi vẫn yêu quý mảnh vườn. Tuổi Trẻ là đóa hoa của vườn ấy (ít nhất tới giờ này). Có sâu (nếu có) thì bắt thôi à.


16 nhận xét :

  1. Tính dâm đãng của Hà Minh Đức thì tôi được nghe nhiều rồi, từ những lứa sinh viên trước đến lứa sau này đều bị tay Đức này gạ "đổi tình lấy điểm", tôi đã được nghe khá nhiều bạn trẻ kể lại. Không lạ khi thằng này sinh năm 1935, tuổi DÊ (ất mùi).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gọi là Hà Minh ĐỰC đi!

      Xóa
    2. 1935 ÂL là Năm Ất Hợi . Con Lợn !

      Xóa
  2. Gái tơ gái đẹp mấy thằng đàn ông cầm lòng ? Thấy tiền mấy kẻ chê ?

    Trả lờiXóa
  3. Hầu thêm chuyện về tay Hà Minh Đức. Chuyện này là chuyện người trong cuộc kể đấy.
    Năm 2007, đi day lớp ở TP Thanh Hóa, tay Đức chuyên thuê nhà nghỉ ở Sầm Sơn. Lớp phải thuê xe đưa đi đón về. Buổi tối thường phải cử người xuống "phục vụ".
    Một em lên phòng để phục vụ hắn, mới khoảng 15 phút, chạy xuống. Bà Nguyễn Thị Minh Th. ngồi ghế đá đợi, thấy vậy hỏi:
    - Sao nhanh vậy?
    - Em không chịu nổi cô ơi. Khó chịu lắm. Người thì nhèo nhẽo. Mồ hôi rìn rịn, nhớp lắm. Lại thở khò khè, khò khè. Có mần được chi mô, cứ vật qua vật lại.. Khó chịu lắm. Em viền đây.
    Cô Th. nói:
    - Tao nói nha! Quay lên đi, cố lúc nữa. Khó chịu cũng cố. Chúng bay muốn suôn sẻ thì cố lên với lão già ấy.
    - Không đâu cô ơi. Em về thôi, chồng con em đợi.
    Và cô học viên ấy ra về.
    Tôi nhớ chuyện này vì sáng hôm đó tôi nghe tin Phan Cự Đệ mất ở Hà Nội. Tôi rủ Đức mai về. Đức ừ hữ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đổ đốn đến thế thì bó tay !

      Xóa
  4. Gái đĩ bán trôn nuôi miệng, còn bọn này thì bán miệng nuôi "chim".

    Trả lờiXóa
  5. Ô hô! Ai hai! Y hi! Chuyện chửi bọn xếp báo dâm dê thì ai còn lạ. Nhưng chửi bỗ vào mặt một “cây đa cây đề” dâm dê ngành Văn học, khoa Văn học, Viện Văn học, 2 giải thưởng Nhà nước, 1 giải thưởng Hồ Chí Minh, thì thực sự mình choáng. Hai cái choáng liền. Choáng thứ nhất là vì quá khâm phục cô Hằng Thanh. Choáng thứ hai là vì quá tởm lợm cái “cây đại thụ” từng khiến một nữ sinh phải nhập viện điều trị tâm thần bởi cái cây đại thụ đó chỉ biết suy nghĩ bằng dương vật chứ không phải bằng cái đầu. Tôi thề sẽ vứt hết những cuốn sách giả dối của tay này. Chuyên gia về Hồ Chí Minh đấy. Giải thưởng Hồ Chí Minh đấy. Du tai! Du tai!

    Trả lờiXóa
  6. Có ai khuyên nó một câu, mồ hôi nó nhớp nhớp thì có ngày nó đột tử trong nhà nghỉ đấy! Lúc ấy thì chết nhục mà vợ con phải vào nhà nghỉ đem về khâm liệm thì cả nước người ta cười cho!

    Trả lờiXóa
  7. Khoa báo chí thì có thằng này, các ngành học khác thì sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
  8. Quyền lực và nhục dục. Chuyện thường ngày ở huyện. Từ lâu rồi. Nguyễn Duy đã khái quát không thể xót xa hơn: Điếm cấp thấp bán trong nuôi miệng/Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn...

    Trả lờiXóa
  9. Thời đại Internet, Facebook, Zalo thật hay, chả có gì giấu được, những kẻ dâm đãng, đạo đức giả che giấu mấy rồi cũng bị lôi ra công luận. Nhục.

    Trả lờiXóa
  10. Chết cha, đâu có nhẽ thế, thày Hà Minh Đức như thế a? Đúng là bọn học trò đực rựa chúng mình mất cảnh giác quá. May là mình không yêu các bạn nữ cùng học. Nhưng cũng mừng cho thày, vinh hoa phú quý công danh vẹn cả, nay lại có cả cái khoản ấy thì phải nói thày đã viên mãn mà viên tịch được rồi. Trước cứ tưởng chỉ có thày Đệ là giỏi khoản này, nay mới hay thày Đức tẩm ngẩm tầm ngầm mà lại đá chết voi. Bây giờ mới hiểu vì sao bọn học trò đàn bà con gái gọi thày là Hà Hôn Đức. Từ hôm nghe tin này mình thấy xấu hổ quá, xấu hổ như nghệ sĩ Kim Chi khi được đề nghị tặng bằng khen của thủ tướng Ba Dũng. Khi nghe thày tán về văn chương Hồ Chí Minh mình đã ngài ngại, hóa ra cái gì nó cũng có lý do của nó. Xin chúc mừng và cũng chia buồn cùng thày. Học trò xin khuyên thày từ giờ đừng có chường mặt ra mà khệnh khạng dạy bảo mọi người nữa, người ta mà không kiềm chế được nói xó khiến thày nhồi máu tăng xông thì có mà toi.

    Trả lờiXóa
  11. Trong ba tấm gương trên, Hà Minh Đức là mình khâm phục nhất, vì ông là người tiêu biểu nhất của giới văn học sống và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại có hiệu quả nhất.

    Trả lờiXóa
  12. Tên giáo sỹ này sao chẳng thấy có xuất bản bài nghiên cứu nào trên các tạp chí khoa học quốc tế? Chắc chắn là đồ dỏm. Đi chết đi cho đỡ chật đất.

    Trả lờiXóa
  13. Nhân chuyện thày Hà Minh Đức khoa Báo chí, lại nhớ chuyện cô Vũ Trà My cán bộ khoa Báo chí với ông nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Thanh khiến cho người yêu cô này là Vũ Trường Giang đến đòi ảnh nuy của My không được lấy giẻ bịt mồm ngạt thở bị chết tươi, từ năm 2000, nghĩ cũng tội cho phụ nữ làng báo. Nghe bạn bè nói rất nhiều nữ phóng viên đời sống gia đình thường gặp trục trặc. Âu cũng là một loại “bệnh nghề nghiệp”.

    Trả lờiXóa