Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

NĂM 2018, CHÍNH PHỦ SẼ VAY HƠN 146 NGHÌN TỶ ĐỂ TRẢ NỢ ĐẠY

 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 
là 384.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa)

Năm 2018, Chính phủ dự kiến 
vay hơn 146.000 tỷ đồng để trả nợ


Thương trường
23/04/2018, 15:55 

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 275.970 đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng, trong đó, vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký Quyết định 437/QĐ-TTg về việc kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 275.970 đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng, trong đó, vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

Phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng; trả nợ của các dự án vay lại 18.561 tỷ đồng.

Phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2018, bao gồm: Hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 24.430 tỷ đồng; hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tối đa 9.670 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) của Chính phủ cho các dự án tối đa là 2.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.000 triệu USD; dư nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp cuối năm 2018 không vượt quá số dư vào thời điểm 31.12.2017.

Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ đảm bảo theo đúng kế hoạch được giao.

Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư rà soát tình hình giải ngân đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký hiệp định còn hiệu lực thi hành có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo bố trí đủ vốn cho các dự án này để thực hiện giải ngân, rút vốn, thanh quyết toán.

Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chương trình dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ kéo dãn tiến độ đàm phán, ký kết hiệp định và thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 – 2015…
Theo Hoàng Nhật/Dân Việt

4 nhận xét :

  1. Vay ai?ai cho vay?chắc có lẽ lại là anh bạn Tàu,tiếng là cho vay nhưng đúng hơn là tiền đặt cọc mua đất mua nước mà thôi

    Trả lờiXóa
  2. VN đang nợ như chúa Chổm, dân è cổ ra đóng thuế, chạy chọt vay bọn "giẫy chết" khắp nơi nhưng quan chức lại rất...chịu chơi. Vung tay cho không bạn Lào, bạn Campot, bạn CuBa, mỗi bạn hàng chục triệu USD. Cũng tốt thôi nhưng liệu những người nhận có thoải mái khi họ biết rằng dân Việt cũng đang méo mặt, chính phủ đang chạy ngược xuôi để vay nợ?

    Trả lờiXóa
  3. Từ thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã có một ông phó thủ tướng được mệnh danh là "ông bị gậy", đó là ông Lê Thanh Nghị. Ông này một năm đi công tác nước ngoài không dưới 20 lần và đều đến các nước trong phe XHCN. Nhiệm vụ chính của ông Nghị là XIN VIÊN TRỢ.
    Ngày đến thời CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, mỗi lần các lãnh đạo Việt Nam đi thăm nước ngoài, hoặc các nguyên thủ nước ngoài đến thăm Việt Nam thì các cuộc hội đàm đều không thể thiếu nội dung: "VN đề nghị (nước) X,Y,Z hỗ trợ (hoặc giúp đỡ) để thực hiện việc O,P,Q ....".
    Với một vị thế như vậy của Việt Nam, không đi vay mới là chuyện lạ. Cái đau là ở chỗ vay để trả nợ và vay để giải quyết "bội chi" trong hoàn cảnh cả nước là một ổ tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  4. không còn phải đợi lâu để nhìn thấy lãi xuất tăng, đến lúc đó, con dân Việt nam sẽ biết con số thật đó sẽ lớn tới mức nào. chua xót, cho những dự án đắp chiếu, phá sản dẫn đến nợ nần. chỉ có những thằng cán bộ là giầu có, giầu tới mức không còn chỗ cất giấu ....

    Trả lờiXóa