Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

SAU 45 NĂM, HỌ CÓ CUỘC HỘI NGỘ BẤT NGỜ VÀ XÚC ĐỘNG



Tại Quảng Trị vừa có cuộc hội ngộ xúc động: hai người trong bức ảnh “Hai người lính” nổi tiếng chụp vào năm 1973 gặp lại nhau sau 45 năm.

Tháng 4-1973, hai người lính, một là bộ đội miền Bắc, một là lính Việt Nam Cộng hòa, trong một buổi chiều tạm yên tiếng súng đã rời ranh giới hai chiến tuyến đến trò chuyện cùng nhau, cùng khoác vai nhau thân thiết. Nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành đã chụp được khoảnh khắc này.


45 năm sau, ông Thành cùng các nhà báo đã đi tìm người trong ảnh và nay đã tìm được cả hai.
.


Người bộ đội là Nguyễn Huy Tạo, quê gốc Hà Nội, theo cha mẹ sống ở Hải Phòng và Nam Định, vào chiến trường và bị thương, trở ra Hà Nội và ở tại Hà Nội đến nay. Người lính Cộng hòa là Bùi Trọng Nghĩa, quê gốc Bình Định, theo cha mẹ vào Sài Gòn. Bây giờ ông Nghĩa hành nghề xe ôm.

Giờ đây, ông Tạo từ Hà Nội vào, ông Nghĩa từ Sài Gòn ra, lại gặp nhau ở Quảng Trị. Họ đón nhau ngay tại sân ga, câu đầu tiên họ nói với nhau là "Anh em mình còn sống đến giờ này là mừng rồi, tưởng đâu...”.

Rồi họ trở lại đúng nơi chụp ảnh 45 năm trước, chụp lại bức ảnh hội ngộ, khoác vai nhau giống như trước. Rồi họ lên truyền hình giao lưu, kể chuyện xưa. Không còn chiến tuyến lâu rồi, chỉ còn là "anh em mình", là người con đất Việt.

Như Phạm Duy năm xưa viết trong ca khúc “Chuyện hai người lính”: “Có hai người lính ở chung một làng. Cùng yêu Tổ Quốc Việt Nam …”.

https://www.tienphong.vn/…/hai-nguoi-linh-hoi-ngo-lich-su-s…

19 nhận xét :

  1. Thì họ đâu có khác gì nhau! Cùng máu đỏ, da vàng, cùng chung ngôn ngữ, tiếng nói, cùng chung lãnh thổ, cùng chung lịch sử dân tộc, cùng thờ mẹ Âu Cơ, cùng cha Lạc Long Quân yêu đất nước này!
    Tại vì đảng ra lệnh họ phải chém giết nhau mà thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai? Kẻ nào gây ra cảnh nồi da nấu thịt?

      Xóa
  2. Đau quá, không cầm được nước mắt. Thấm thía câu: nặng giai cấp và ý thức hệ, nhẹ dân tộc đều sai lầm và thất bại. Ai gây ra nông nỗi này. Nhất định lịch sử sẽ phán xét đúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, ngắm nhìn nụ cười rạng rỡ của họ mà rơi nước mắt !

      Xóa
  3. Nói vừa thôi chứ không lại quy là phản động thì chết bỏ bu.

    Trả lờiXóa
  4. Hạnh phúc quá!

    Trả lờiXóa
  5. Cảm xúc quá! Quý hóa quá! Biết đặt tên cho bức ảnh này thế nào nhỉ? Tôi xin mạo muội gọi đây là: "Khoảnh khắc bình yên của dân tộc".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tình yêu thương là ý nghĩa, chứ không phải "ý thức hệ".

      Xóa
    2. Hòa hợp hòa giải dân tộc là đây "chứ còn gì nữa"

      Xóa
  6. Hãy nhìn kỹ ánh mắt của hai người lính trong 2 bức ảnh mới thấy được giá trị của những nụ cười.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi có thời gian công tác cùng đơn vị với anh Tạo. Trên đường Nguyễn Tri Phương Hà Nội có một cây đa to do anh Tạo trồng khi đường này chưa được mở. Những người biết hay gọi đó là cây đa Ông Tạo.

    Trả lờiXóa
  8. Cái vui chia đôi nhưng cái buồn người CH mang nhiều hơn !

    Trả lờiXóa
  9. Tấm hình hai chú nhóc quá dễ thương, chỉ buồn là từ đó đến nay đất nước thay vì tiến lên sánh với năm châu thì lại thụt lùi dần chưa thấy chỗ dừng. Uổng phí những tuổi thanh xuân Việt Nam không có cơ hội để phục vụ đất nước một cách thật sự.

    Trả lờiXóa
  10. Tuyetj vòi! Phải nhìn nhận lại lịch sử cho đúng, Giai cáp hay Dân tọc...?.

    Trả lờiXóa
  11. toi sinh song tai SG .Mong co dip dc di xe om cua bac Nghia.

    Trả lờiXóa
  12. Một tấm hình nhiều ý nghĩa . Ngẫm mà thấy xót xa cho dân tộc mình !

    Trả lờiXóa
  13. Giá như không có cuộc gặp này 45 năm trước, thì đất nước ta nay đã thành Rồng

    Trả lờiXóa
  14. Trong chuyến thăm Vương quốc Thái Lan sau 1975, cố TTg Phạm văn Đồng giới thiệu và tự hào về 2 cuộc k/c thần thánh của VN dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐLĐVN và ý nghĩa vĩ đại của đại thắng mùa xuân 1975. Nhà Vua Thái Lan nói lên sự khâm phục của Ngài và nhân dân TL với VN. Kế đó Ngài nói đại ý rằng " VN có niềm tự hào đã đánh thắng Pháp và Mỹ, TL tự hào đã tránh không để chiến tranh xẩy ra trên Tổ quốc mình". Câu chuyện tái ngộ giữa 2 cựu chiến binh ở 2 chiến tuyến ngày xưa và tấm hình chụp năm 1973 đã nói lên tính nhân bản, nhân văn của con người VN, dân tộc VN, dù trong thời đại nào, hoàn cảnh nào. Là người CCB VN tham gia Quảng trị 1972 -1973 , tôi rất thấm thía điều đó. Nếu được, đề nghị lấy 2 bức ( 1973 và hiện nay 4/2018) làm biểu tượng cho hòa giải , hóa hợp dân tộc sau 21 năm chiến tranh Bắc - Nam.

    Trả lờiXóa
  15. hãy bỏ ý thức hệ đi mà thay vào đó là sự hòa hợp dân tộc không còn "ngụy" nữa chỉ một tổ quốc chỉ một giang sơn chỉ một đân tộc việt và tất cả vì sự trường tồn của dân tộc trên dải đất hình chữ S MÀ TỔ TIÊN ÔNG CHA ĐỂ LẠI CHO CON CHAU

    Trả lờiXóa