Nhà văn Bùi Việt Sỹ trả lời báo Dân Việt trưa ngày 24.4. Ảnh: Thanh Hà
.
Nhà văn Bùi Việt Sỹ:
Khi nào đập bỏ tượng "Mùa xuân vĩnh cửu" tôi mới sửa đoạn Trần Khánh Dư ân ái Thiên Thuỵ
Báo Dân Việt
Thanh Hà (thực hiện)
Thứ Tư, ngày 25/04/2018 19:20 PM (GMT+7) Khi nào đập bỏ tượng "Mùa xuân vĩnh cửu" tôi mới sửa đoạn Trần Khánh Dư ân ái Thiên Thuỵ
Báo Dân Việt
Thanh Hà (thực hiện)
(Dân Việt) Sau những tranh cãi “nảy lửa” về yếu tố sex trong cuốn tiểu thuyết lịch sử “Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sỹ, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh vấn đề này.
Thưa nhà văn Bùi Việt Sỹ, mấy ngày nay cư dân mạng tranh cãi khá gay gắt về cuốn tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt”. Vậy ông có thể chia sẻ về sự phản hồi này từ độc giả?
- Tôi cũng cảm thấy bình thường không vấn đề gì. Bởi về mặt nghề nghiệp, tôi cũng viết văn lâu rồi, từ năm 1967 tôi đã viết được gần chục cuốn tiểu thuyết. Còn về mặt con người tôi cũng đã trải qua chiến tranh. Năm 1964-1973 tôi làm công tác đảm bảo giao thông, đã từng tham gia mở đường Việt Nam – Lào, trên bom dưới đạn tôi đã trải qua.
Hơn nữa khi tôi viết về cuốn tiểu thuyết “Người đưa đường thọt chân” nói đến chuyện dự báo Liên Xô sụp đổ, tôi cũng đã bị nghi ngờ là phản động, đã bị theo dõi… Tất cả những điều đó, từ bom đạn đến nghi án chính trị đối tôi cũng đã trải qua.
Nên việc mọi người nói tôi là tôi viết tiểu thuyết sex, thô tục, thiếu tế nhị cũng không sao. Thậm chí tôi còn thấy thích là đằng khác, vì tôi là nhà văn, không được nổi tiếng lắm, nhưng giờ mọi biết đến và tìm đọc lại các cuốn tiểu thuyết của tôi thì đều khen hay. Chỉ có điều tôi hơi mệt một chút, bởi trả lời phỏng vấn liên tục. Vậy nhà văn suy nghĩ gì khi nhiều người chỉ trích nặng nề cuốn tiểu thuyết?
- Tôi nghĩ, việc nhận xét còn do trình độ văn hoá và thẩm mỹ của người đọc. Việc họ đánh giá như vậy hay đánh giá hơn nữa thì đấy là quyền người đọc, tôi không phê phán và có ý kiến.
Người ta nói rằng: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật là sự dối trá khủng khiếp". Một quyển sách của tôi 300 trang mà người ta đưa lên có 2-3 trang có nghĩa là không phải một nửa sự thật mà 1/300 sự thật thì thấy rằng sự bịp bợm dối trá đến mức độ nào.
Điều thứ 2, nhân vật Trần Khánh Dư là một võ tướng vừa có tài đánh giặc cứu nước nhưng cũng lại là võ tướng mang chất hào hoa phong nhã rất hấp dẫn đàn bà. Đặc biệt là cặp chân dài của ông ấy. Các cụ ngày xưa có câu “Trường túc bất tri lao” nghĩa là chân dài thì chuyện chăn gối không biết mệt, nên sinh hoạt tình ái của ông cũng khác.
Thậm chí nếu để nói đến cùng, tả đến cùng đời sống tình ái của ông ấy thì e là sẽ còn phải hơn thế nữa. Nhưng với tôi, tôi nghĩ nghệ thuật là nó có chừng mực, nếu nghệ thuật mà tả hết thì lại hỏng.
Chính vì vậy, không thể nói tả về nhân vật Trần Khánh Dư như vậy là thô tục. Tôi xây dựng nhân vật rất "đời" chứ không khô khan, uy nghi và lý tưởng như trong chính sử.
Trên thế giới có bức tượng nổi tiếng của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin với hình ảnh người đàn ông người đàn bà đang giao hoan với nhau, bên dưới bức tượng tác giả khắc chữ “Mùa xuân vĩnh cửu”. Theo tác giả người Pháp, sự giao hoan này là duy trì nòi giống, là một mùa xuân vĩnh cửu, đó là nghệ thuật.
Còn ở Việt Nam cách đây khoảng nửa năm cũng có triển lãm ảnh nude, "nude" kinh hoàng luôn và mở cửa trẻ con người lớn vào xem thoải mái mà không cấm. Vì sao lại không cấm trẻ em, vì đấy là nghệ thuật và sách của tôi cũng là nghệ thuật.
Có người vừa mới hỏi tôi, liệu trẻ em đọc có ảnh hưởng không? Tôi khẳng định, cuốn tiểu thuyết lịch sử này không ảnh hưởng tới trẻ em. Bởi trẻ em thời nay hư là do tiếp cận sớm và bừa bãi với các yếu tố “nhạy cảm” qua mạng internet, thậm chí nhiều cuốn sách còn viết khủng khiếp hơn nhiều chứ không phải vì đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử như "Chim ưng và chàng đan sọt”.
Theo một khảo sát xã hội học cách đây một tháng, 39,9% học sinh phổ thông trả lời rằng thường xuyên quan hệ tình dục. 10% các cháu học sinh phổ thông trả lời đã quan hệ tình dục trên 3 người. Vậy thì có phải do cuốn tiểu thuyết này mà ảnh hưởng hay không?
Theo nhà văn tiểu thuyết lịch sử có nên thêm những tình tiết mang tính sex như vậy?
- Tôi rất tâm đắc với câu nói của nhà văn nổi tiếng người Pháp - Alexandre Dumas đã định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử như thế này: "Lịch sử chỉ là cái đinh để nhà văn treo bức tranh của mình". Tức là lịch sử chỉ là cái đinh đóng trên tường còn dưới cái đinh ấy nhà văn có thể tưởng tượng tùy ý. Tùy tài năng sáng tạo của từng người để treo bức tranh của mình lên.
Tôi viết cuốn tiểu thuyết lịch sử “Chim ưng và chàng đan sọt” theo tuyên ngôn ấy và phản ánh đậm đặc về thời đại nhà Trần, thời đại oanh liệt nhất lịch sử Việt Nam, 3 lần đánh giặc ngoại xâm.
.
- Với cuốn tiểu thuyết này, tôi hoàn toàn dựa vào cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” chứ không tham khảo bất cứ ý kiến của ai.
"Ở đây tôi nghĩ có người xấu, họ không được giải thưởng nên họ ghen tức. Nhưng mục đích họ không chỉ nhằm “đánh” vào tôi, nếu có “đánh” vào tôi thì chỉ 30% còn lại 70% là nhắm tới Hội Xuất bản".
Đứng trước nhiều chỉ trích, nhà văn có ý định lần tái bản tới sẽ cắt bỏ hay sửa đoạn miêu tả cảnh ân ái của Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thuỵ?
- Đấy là nhận xét của mỗi người, còn tôi viết như thế này để khắc hoạ rõ chân dung, tính cách nhân vật. Tôi sẽ không sửa. Khi nào người ta đập bức tượng “Mùa xuân vĩnh cửu” thì lúc đó tôi sẽ sửa.
Cuốn tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” đã được xuất bản và giành giải Nhì tại cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 4 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2015. Vậy lý do nào sau 4 năm cuốn sách lại bị đem ra mổ xẻ, nhà văn có thể chia sẻ?
- Cuốn tiểu thuyết lịch sử này được in bắt đầu từ năm 2014 trên tạp chí văn Nhà văn và tác phẩm và khi in lên tạp chí không ai nói gì. Tháng 12.2015, sách được giải Nhì (không có giải Nhất) tại cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 4 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, cũng không ai nói gì.
Tháng 2.2016, tôi in 1.200 cuốn, tôi lấy 200 cuốn, nhà xuất bản bán 1.000 cuốn cũng không ai nói gì. Ngày 19.4 sau khi giành giải C hạng mục sách hay tại Giải thưởng Sách quốc gia 2018, thì lại bị nói, đem ra mổ xẻ.
Ngày 22.4.2018 báo Sài Gòn Giải Phóng đăng về sự kiện bình luận giải thưởng và những vấn đề đấy nhưng trong đó có đoạn nhằm "đánh" tới tôi, cho rằng tác phẩm “Chim ưng và chàng đan sọt” rơi vào lùm xùm trong việc đạo văn vậy sao vẫn được trao giải.
Trong khi lý do cụ thể là sau khi xuất bản năm 2014, năm 2015 có một tác giả đã đạo nhân vật của tôi, họ lấy nhân vật Trần Khánh Dư cho cuốn tiểu thuyết của họ mang tựa đề “Sương mù tháng giêng”.
Tôi nghĩ mạng xã hội bây giờ như một cánh đồng cỏ khô, chỉ cần vứt tàn thuốc lá, một que diêm là bùng cháy ngay lập tức. Vì vậy khi cuốn tiểu thuyết của tôi được đăng tải trên mạng xã hội, ngay lập tức nó trở thành vấn đề gây tranh cãi “nảy lửa”. Ở đây tôi nghĩ có người xấu, họ không được giải thưởng nên họ ghen tức. Nhưng mục đích họ không chỉ nhằm “đánh” vào tôi, nếu có “đánh” vào tôi thì chỉ 30% còn lại 70% là nhắm tới Hội Xuất bản.
"Năm nay tôi 73 tuổi, tôi cũng là người bình thường nhưng cách sống quý tộc. Tôi viết văn không phải để lấy tiền, lấy danh bởi tôi biết số của tôi không "phát" về đường viết sách. Tôi chỉ chăm chỉ viết báo lấy nhuận bút để sống thôi. Đến lúc này, tôi bày ra trò này để làm gì?".
Bởi nếu nhắm vào tôi thì đã phải nhắm từ năm 2015, sau khi tôi giành giải tại cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 4. Tuy nhiên với hội đồng chấm giải cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 4 thì lại là những nhà văn “sừng sỏ” về văn chương không dễ gì có thể hạ gục.
Đấy chính là sự bất thường, 4 năm không nói gì nhưng chỉ sau 48 tiếng trao giải tại Giải thưởng Sách quốc gia 2018 lại bị "đánh" tơi bời đến vậy.
Tuy nhiên là người làm báo 35 năm, tôi cũng cảm thấy buồn, mặc dù tôi không dám phê phán báo chí. Nhưng nhận thấy báo chí bây giờ có hiện tượng "đánh hôi". Ví dụ một vụ việc nào đó mà tờ báo phát hiện đầu tiên thì báo đó sẽ làm và giải quyết đến cùng theo kiểu độc quyền.
Thế nhưng sau đó có hàng chục tờ báo thấy sự việc cũng nhảy vào phỏng vấn và "đánh hôi" mặc dù chưa biết cụ thể sự việc ra sao, đúng sai thế nào. Tôi cho rằng, cách làm báo như vậy là không trong sáng, cơ quan quản lý cần phải xem xét.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách nhà văn Bùi Việt Sỹ PR bán sách, nhà văn nghĩ thế nào?
- Năm nay tôi 73 tuổi, tôi cũng là người bình thường nhưng cách sống quý tộc. Tôi viết văn không phải để lấy tiền, lấy danh bởi tôi biết số của tôi không "phát" về đường viết sách. Tôi chỉ chăm chỉ viết báo lấy nhuận bút để sống thôi. Đến lúc này, tôi bày ra trò này để làm gì?
Còn hỏi tôi có tái bản không, thì tôi cũng nói luôn, trong lúc đang tranh cãi thế này, chỉ hôm trước, hôm sau sách lậu “Chim ưng và chàng đan sọt” đã được bày bán tràn lan tại phố Nguyễn Xí rồi, vậy thì tái bản làm gì.
Ngay như vừa mới đây tôi nhận được 3 cuộc điện thoại, tự giới thiệu là ở phố Nguyễn Xí hỏi tôi: "Anh có sách không bán cho em 1.000 cuốn". Nhưng tôi nói, tôi hết sách từ lâu rồi và không có ý định tái bản lúc này. (Cười).
Xin cám ơn nhà văn Bùi Việt Sỹ!
Thằng này trông mặt ngu quá! Dăn deo như cái bánh tờ rim mốc!
Trả lờiXóaTrông mặt ông này đã thấy dâm!
XóaAnh Bùi Việt Sỹ là đồng nghiệp của tôi ở báo Lao Động. Anh là người đàng hoàng, sống có nhân cachd. Về hưu vẫn viết báo, viết sách đều. Rất mong đám Hồng Vệ binh văn hóa hãy tôn trọng! Vì ông Sỹ đáng tuổi cha ông các anh rồi đấy.
XóaLoại dâm thư này để cho con cháu ông Bùi Việt Sỹ đọc nhé.Đừng bôi bẩn tâm hồn các trẻ thơ khác.
XóaLoại sách đen phim đen ngoài luồng còn không đến nỗi bẩn thỉu như sách Bùi Việt Sỹ viết. Không hiểu sao lão già thế mà vẫn ngồi nghĩ ra cảnh dâm ô như vậy.
XóaĐáng cha anh mà tiêm nọc độc vào đời sống của con cháu thì là giặc rồi! Tiêm nọc độc vào đời sống tinh thần của con cháu thì còn dã man nào bằng? Tử tế gì loại người ấy? Không viết truyện con heo thì ai dám động đến? Sống tử tế thì ai dám xúc phạm?
XóaÔng Sỹ muốn được tôn trọng thì ông phải có cách viết như thế nào để đứa con tinh thần của ông không bị lôi cha mẹ ra mà chửi! Viết mà gieo rắc nọc độc, mầm chết rồi đòi hỏi được tôn trọng thì ngược ngạo quá! Ở đây không có ai là Hồng vệ binh vì chẳng có ai cuồng tín cả! Người ta chỉ đòi hỏi người viết cần có nhân cách tử tế! Trong con mắt của người trung niên đã từng trải thì đoạn văn sex của ông Sỹ hoàn toàn là sex, nói trắng ra là ông Sỹ mô tả các tư thế "chơi" mà thôi! Hoàn toàn lạnh lùng! Hoàn toàn máy móc như các phim con heo mà không thấy có chút gì cảm xúc của tình yêu con người! Mà tại sao phải là sex? Hãy đọc truyện Love Story của Erich Segal, một truyện nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim, một câu chuyện tình cảm động không có lấy nửa chữ về sex, vậy thì ông Sỹ có nên mô tả tư thế "chơi" gái trong câu chuyện lịch sử không? Muốn được tôn trọng thì đừng phá hoại tâm hồn thơ ngây trong sáng của trẻ! Tiểu thuyết lịch sử vốn được người đời tôn trọng, nhưng núp bóng tiểu thuyết lịch sử để viết truyện sex thì chẳng khác nào cài lựu đạn trong lon nước ngọt!
XóaNó không nói được sự thăng hoa của tình yêu mà chỉ mô tả in hệt như phim con heo! Đồ thằng con lợn!
Trả lờiXóaĐéo có trình độ thì đừng viết văn. Viết văn mất vệ sinh như thế thì viết làm gì!
Trả lờiXóaso sánh với MÙA XUÂN VĨNH CỬU thì nhà văn còn ngu hơn chó
Trả lờiXóaTôi cũng đã nghĩ và viết như bác. Ông Sỹ này quá ngông cuồng khi so sánh đoạn văn bẩn của mình với bức tương Xuân Vĩnh viễn.
XóaKính thưa nhà quý tộc học đòi viết lách. Ngài năm nay mới có 73, còn xuân chán, chắc vì tầng lớp quý tộc Sơn hào-Hải vị chén đẫy, no đủ quá nên rửng mỡ, nhưng ngài phải hiểu rằng: Trần Khánh Dư là vị tướng lừng lẫy của Triều Trần mà ngài chỉ là quý tộc của triều đại XHCN Việt nam - So bì như thế là hỗn.
Trả lờiXóaGã này tự nhận viết truyện dự báo Liên Xô sụp đổ!?!? Thế sao truyện của gã không ai biết đến? Chỉ nói liều!
Trả lờiXóaÔng Sỹ đang thiếu tiền tiêu nên hư cấu sex để kiếm chút tiền còm, danh hão "xú". Thật đáng thương! Chúc ông sớm tiêu diêu nơi miền âm phủ.
Trả lờiXóaĐại Việt sử ký toàn thư viết: “Trần Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi. Trần Khánh Dư lại còn có mối tình đi ngược luân thường đạo lý với công chúa Thiên Thụy là vợ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn...”.
Trả lờiXóaSử đã chép về Trần Khánh Dư như vậy, nhà văn Bùi Việt Sỹ chỉ căn cứ vào đấy để viết, đâu thể nói là ông ấy bóp méo lịch sử, "bôi nhọ" anh hùng đánh giặc Tầu như cái ông luật sư gì đó nâng quan điểm. Chưa kể, Trần Khánh Dư còn có câu nói rất "đểu": "Dân là gà vịt, vua quan là phượng hoàng. Lấy gà vịt nuôi phượng hoàng có gì là lạ". Sử cũng chép, ông Dư này làm tướng, toàn khai gian ăn bớt của công, ví như mau sắm vật dụng mất 1 đồng, thì khai lên đồng ba...
Tôi nghĩ, một con người có nhiều tính cách khác nhau (bây giờ ta gọi là người đa nhân cách), bởi vậy, đừng nên cứ thấy ông ấy đánh giặc giỏi mà bỏ qua mọi cái xấu của ông ấy. Trên quan điểm này, tôi ủng hộ nhà văn Bùi Việt Sỹ.
Ngay cả sự đánh giặc của ông ấy, cũng có yếu tố may mắn. Khi quân Nguyên mới sang, ông ấy cầm đầu thủy quân đi chặn giặc, thế giặc mạnh quá, ông ấy thua, sợ không dám về gặp vua, nên cùng số quân đội còn lại lẩn lút ở vùng Hạ Long, Vân Đồn. May đúng lúc ấy đoàn thuyền lương của giặc tới (do Trương Văn Hổ cầm đầu), vì thuyền lương nên quân vệ binh không nhiều, không thiện chiến, ông ấy chớp cơ hội xông ra đánh và thắng lớn, cướp được 700 thuyền lương. Quân Nguyên không có lương ăn nên phải về nước sớm, nhờ vậy Khánh Dư lập công lớn.
Văn và Sử tuy là "bất phân" một thủa nhưng khác nhau đấy bạn ạ. Không đơn giản như bạn hiểu đâu.
XóaViết quốc sử thì người viết LỰA CHỌN trong sự phồn tạp của sử thực hoặc của tài liệu ghi chép để thủ lấy để trình bày những sử thực nào mà theo họ là, thứ nhất, khách quan khả tín, thứ hai là rút ra một bài học (theo tư tưởng mà họ là tín đồ). ĐVSKTT của các nhà chép sử theo Nho giáo đã làm vậy và họ đã đạt mục đích với trường hợp Trần Khánh Dư: người ta tin và đồng thời chỉ trích được một danh tướng hữu tài vô đức.
Còn viết tiểu thuyết thì có sự LỰA CHỌN và trình bày khác. Sự LỰA CHỌN của họ, ngoài sử thực và cổ liệu thì họ lựa chọn chính từ những phồn tạp của chính suy nghĩ, sáng tạo, tưởng tượng... trong trí não mình. Mục đích đến của nó là một phát ngôn nghệ thuật ngôn từ mà ngoài một tưởng tượng mang vẻ hữu lý của khách quan, ngoài một bài học cho nhận thức, sự đánh giá... nó có mục đích quan trọng hơn là: nó là một thông điệp thẩm mỹ.
Thông điệp thẩm mỹ là thế nào, nó vận động trong lịch sử, hiện tại và tương lai ra sao thì nói nhiều cũng không hết. Nhưng có một điều là nó không được "phản cảm" (như nhiều người đã kêu lên), nó không tạo sự thiếu thẩm mỹ của thông điệp nghệ thuật. Cái đó phụ thuộc vào tài năng, độ chín chắn của tác giả khi lựa chọn chất liệu ngôn từ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chi tiết, cảnh huống, kỹ thuật tự sự...). Nghệ thuật yêu cầu như thế.
Nói tóm lại, với một đối tượng mà chúng ta nói là "thằng ấy thối tha lắm" thì không thể dùng cứt như là chất liệu để để tạc tượng nó đưa lên bàn để trưng bày. Cái đó phản nghệ thuật.
Xét đoạn văn của Bùi Việt Sỹ, đoạn văn gây những phản cảm tiêu cực cho đa số độc giả, thì tốt nhất, ta nghiên cứu xem tại sao thông điệp mỹ cảm nó chuyển đến lại gây ra tâm lý tiếp nhận đó ở nhiều người. Chứ không dựa vào đối chiếu một sử liệu đơn thuần.
Theo tôi, đây là một tiểu đoạn mà tác giả viết non tay, chưa chín về nghề và phản ánh một vùng tưởng tượng bẩn thỉu của anh ta.
Độc giả ít khi nhầm lẫn dù họ tiếp nhận bằng mẫn cảm của mình.
"Viết quốc sử thì người viết LỰA CHỌN trong sự phồn tạp của sử thực hoặc của tài liệu ghi chép để thủ lấy để trình bày những sử thực nào mà theo họ là, thứ nhất, khách quan khả tín, thứ hai là rút ra một bài học (theo tư tưởng mà họ là tín đồ). ĐVSKTT của các nhà chép sử theo Nho giáo đã làm vậy và họ đã đạt mục đích với trường hợp Trần Khánh Dư: người ta tin và đồng thời chỉ trích được một danh tướng hữu tài vô đức".
XóaTôi không thể đồng tình với quan điểm này của bác, chỉ có sử thời cộng sản mới bóp méo, định hướng, chứ thời xưa các cụ luôn trung thực. Nên nhớ, quy định ngày xưa, vua cũng không được xem thực lục, vì sợ can thiệp vào việc của sử quan, làm mất tính trung thực.
Bạn có biết ngày xưa "viết quốc sử" phải trải qua bao nhiêu vòng không? Các thể loại thuộc về "sử" có bao nhiêu thể loại không? Còn truyền ngôn rằng vua không được xem thực lục (một thể loại của "sử") hoặc những truyền ngôn khác về thà chịu chém mà không thay một chữ...chỉ là "lý tưởng" mà thôi. Còn hiện thực sử ký qua các đời, khi nghiên cứu so sánh, cho ta một bức tranh rất khác. Bạn nên vô khoa sử học đi một khóa với những thầy tử tế thì chắc bạn hiểu hơn. Sử ký là một "diễn ngôn". Đã là một diễn ngôn thì nó có hoàn cảnh, tác giả, tư tưởng, cấu trúc ngôn từ, thông điệp nội dung và ý nghĩa. Không có một trường phái sử học nào đạt đến độ tuyệt đối trung thực với sử thực quá khứ cả. Chào bạn. Đi học tại chức đi nhé.
XóaChẳng khác chuyện Cô giáo Thảo là mấy . Chuyện Sex đầy trên mạng. Đủ kiểu từ hình đến Văn . Lại còn đời thường nữa chứ . Có điều ông già Bùi Việt Sỹ 73 tuổi còn dám dí vào mũi con nít : đấy chuyện sex tao viết . đọc đi xem có hay chuyện sex các cháu đã từng đọc không ?
Trả lờiXóaPhê bình là việc của nhà phê bình, dư luận cứ dư luận, nhà văn cứ viết, đừng ép nhau theo ý chủ quan (của mình); có điều lời lẽ phải văn hoá tôn trọng nhau. Riêng lão có tí sex mà tốn nhiều thời gian là lãng phí.
Trả lờiXóaĐọc tác phẩm của ông này thấy toát lên một loại văn dễ dãi và rẻ tiền kiểu lá cải. Cái cách tư duy của ông ta trong bài bao biện trên đây càng cho đọc giả hiểu thêm thế nào là Ếch Ngồi Đáy Giếng.
Trả lờiXóaTôi chỉ cho ông Bùi Việt Sỹ có một đề tài rất hay ho hơn chuyện Khánh Dư là ông vua Nông Đít Vịt sau khi hết nhiệm kỳ về vườn đã lấy con nuôi là bồ của con trai về làm vợ. tựa đề cuốn tiểu thuyết sex nên lấy tên là Răng chắc cặc bền. Bảo đảm sách của Sỹ sẽ đắt như tôm tươi. Dám không anh Sỹ tượng.
Trả lờiXóaThằng già 73 tuổi tường thuật một cảnh làm tình đúng quy trình dược tặng giải thưởng văn học. Một lũ ầu óc rác rưởi, cặn bã.
Trả lờiXóa“Cách chịch của Trần Khánh Dư và Thiên Thụy trong truyện của Bùi Việt Sỹ là cách chịch động vật thuần túy. Nó không có ý nghĩa gì về nhận thức thẩm mỹ ngoài cảm hứng xác thịt động vật. Dù chỉ có một trang vẫn là sex đen, khiêu dâm và kích dục. Tất nhiên, đặt trong dòng truyện sex đen, Bùi Việt Sỹ vẫn thuộc lối viết bắt chước, rất non tay, kém cỏi hơn bất cứ truyện sex đen nào!
Trả lờiXóaTrả lời báo chí, Bùi Việt Sỹ nói Trần Khánh Dư và giới quý tộc nhà Trần vốn dâm đãng nên ông ta phải viết như vậy. Đúng là giới quý tộc phong kiến xưa dâm hơn ta tưởng bởi cái mặt nạ đạo đức che đậy bên ngoài. Nhưng nếu muốn phản ánh họ dâm đãng thì nhà văn không phải viết như vậy, bởi đọc đoạn sex ấy, người đọc dễ nhận ra chính Bùi Việt Sỹ dâm chứ không phải Trần Khánh Dư dâm!” (CHU MỘNG LONG)
Ông Sĩ bảo ong viết sex nghệ thuật thì đúng là cãi chày cãi cối và cũng thể hiện ông ấy chả hiểu nghệ thuật gì cả.
Ông Sĩ vảo chỉ có mấy trang sex nên cũng chả ảnh hưởng fgif tới cả cuốn tiểu thuyết. Ông Sĩ ngu thật hay ngụy biện nhỉ? Cái thứ độc dược của ông chỉ có mấy giọt pha vào cái chậu nước tiểu thuyết của ông thì không chết người ư?
Cứt chuột rớt vô ly nước còn ai dám uống không? Viết tục quá còn cãi hoài vậy cha?
XóaNhìn cái bụng bự của ông nhà văn Bùi Việt Sỹ là biết ông ta sống " quý tộc " rồi .
Trả lờiXóaTượng Mùa xuân vĩnh cửu đẹp thanh nhã, không hề gợn chút sex nào như đoạn văn của dâm sỹ tả thực cái cần câu, cái mông nẩy, tả thực hành động chịch nhau. Anh dâm sỹ này thú nhận mình "không được nổi tiếng lắm, nhưng giờ mọi biết đến" là nhờ đoạn văn ấy, chứ đếch phải những cuốn sách ế ẩm không ai đọc, phải bán ve chai của anh ta (kể cả cuốn này, họ chỉ đọc mấy dòng ấy thôi, vì họ còn bận tìm cách giải quyết cái cần câu của họ đang nứng)!
Trả lờiXóaMột kẻ 'đốt đền' bằng ngọn lửa dục để được nổi tiếng
Trả lờiXóaChi tiết Hai Bà Trưng trước khi ra trận uống rất nhiều rượu (theo lời cố GS Trần Quốc Vương) đắt giá gấp vạn lần cảnh tưởng tượng về Trần Khánh Dư của lão lởm khởm này.
Trả lờiXóaTôi viết văn không phải để lấy tiền, lấy danh bởi tôi biết số của tôi không "phát" về đường viết sách. Tôi chỉ chăm chỉ viết báo lấy nhuận bút để sống thôi.
Trả lờiXóaSách và báo, tiền và nhuận bút thì có khác gì đâu?
Sao nhà văn mà trả lời lập chập vậy trời?
"...Trong khi lý do cụ thể là sau khi xuất bản năm 2014, năm 2015 có một tác giả đã đạo nhân vật của tôi, họ lấy nhân vật Trần Khánh Dư cho cuốn tiểu thuyết của họ mang tựa đề “Sương mù tháng giêng”...."(trích)
Trả lờiXóaTrong lập luận này có khái niệm "đạo nhân vật". Rất mong mọi người cùng trao đổi và giải thích giúp tôi với.
Đúng là những kẻ thiếu văn hóa đi làm văn hóa! từ kẻ viết đến bọn hội đồng già mà thiếu văn hóa, buồn cho xã hội.
Trả lờiXóaNhà văn già viết chuyện sex kiểu đó còn thua mấy đứa trẻ trâu kể chuyện !
Trả lờiXóaSử có thể làm nền cho nhà văn sáng tác, nhưng phải thật cẩn trọng khi viết. "Sử đã chép về Trần Khánh Dư như vậy, nhà văn Bùi Việt Sỹ chỉ căn cứ vào đấy để viết, đâu thể nói là ông ấy bóp méo lịch sử". Tôi hỏi ông bạn Sử có chép về cái cần câu, cái mông nẩy và những hành vi kích dục làm nứng người đọc? Vậy thì đoạn dâm thư đó đã "bóp méo lịch sử" rồi đấy! Sao không dùng lời lẽ ẩn dụ và có văn hóa để tả cảnh ân ái đó?
Trả lờiXóaNói như ông Sỹ này không đúng, mọi hình thức khiêu dâm đều có hại tới tâm hồn trẻ em, không phải vì người khác đã làm sách vở hình ảnh khiêu dâm trước rồi bây giờ ông ta làm sau thì ông ta hoàn toàn không tạo ảnh hưởng xấu tới trẻ em hay thanh niên.
Trả lờiXóaThay vì suy nghĩ rằng, xã hội suy đồi quá rồi, giáo dục tệ hại quá rồi, bây giờ viết sách thì phải viết thế nào để có trách nhiệm vực dậy những điều tốt đẹp thì tốt hơn; ông ta lại suy nghĩ ngược lại, thằng khác viết khiêu dâm trước nó có lỗi, còn tôi viết sau, bề nào tụi con nít đã hư rồi nên đọc thêm chuyện dâm nữa thì cũng không gì khác.
Lý luận của ông cũng giống như lý luận thực phẩm bẩn. Ai cũng làm thực phẩm bẩn cả và vì vậy không ai áy náy lương tâm.
Càng thấm cái câu: "Văn chương là thứ bỉ ổi hạng nhất" của một nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
Trả lờiXóaCàng thấm cái câu: "Văn chương là thứ bỉ ổi hạng nhất" của một nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
Trả lờiXóa