Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển giám sát an toàn thực phẩm
tại Lạng Sơn - Ảnh: Mỹ An.
An toàn thực phẩm:
Sao vẫn rau hai luống, lợn hai chuồng?
VnEconomy
21/04/2017 09:10 GMT+7
"Luống rau này để ăn, luống rau này để bán là cố ý vi phạm chứ đâu phải nhận thức chưa tới"...
Tại sao có rau hai luống, lợn hai chuồng? tại sao vi phạm nhiều mà tại sao chỉ khởi tố 1 vụ, địa phương nào làm tốt, nơi nào làm chưa tốt, bao nhiêu cá nhân xứng đáng được khen và bao nhiêu người đáng bị kỷ luật?...
Đó là một số trong hàng loạt câu hỏi được đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016”, chiều 20/4.
Kết quả giám sát nêu rõ, an toàn thực phẩm có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Ngộ độc thực phẩm vẫn đang diễn ra khá phức tạp là một thách thức lớn trong công tác an toàn thực phẩm. Toàn quốc đã ghi nhận 1.077 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 25.617 người nhập viện và 164 người chết.
Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có nguyên nhân thực phẩm không an toàn...
Hầu hết các ý kiến tại phiên thảo luận đều cho rằng, hành lang pháp lý về cơ bản là không thiếu, nhưng do tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận, nguyên nhân hàng đầu là do chế tài chưa đủ sức răn đe, nguyên nhân thứ hai là trách nhiệm của chính quyền địa phương, rồi thanh tra đặc biệt thiếu.
Cơ bản nhất vẫn là người và tiền, còn hành lang pháp lý tương đối đầy đủ - Bộ trưởng khái quát.
Mở ti vi ra là thấy tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm, thấy cuộc sống của dân không có yên bình mà quá nhiều rủi ro rình rập - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét.
Một trong những nguyên nhân của các yếu kém trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, theo Chủ tịch là do Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu.
Luống rau này để ăn, luống rau này để bán là cố ý vi phạm chứ đâu phải là nhận thức chưa tới - Chủ tịch Quốc hội nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng có nguyên nhân từ công tác thông tin, tuyên truyền, vận động giáo dục. Phải nói rất rõ có tình trạng rau hai luống (một luống để nhà ăn, một luống để bán -PV) lợn hai chuồng là việc thấy rõ hậu quả nhưng vẫn làm, Phó chủ tịch nhấn mạnh.
Về xử lý, báo cáo của Chính phủ nêu: theo thống kê của công an các đơn vị, địa phương trong thời gian từ 2011-2016, cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân chỉ khởi tố 1 vụ, 3 bị can về tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (điều 244 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009).
Vi sao vi phạm rất nhiều mà khởi tố chỉ có một vụ? Phó chủ tịch Uông Chu Lưu băn khoăn.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương giải thích, để xử lý theo điều 244 là rất khó vì quy định gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chứ được cụ thể hóa nên việc xác định đúng để xử lý là rất khó khăn.
Báo cáo của Chính phủ cũng nhìn nhận, công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hiệu quả chưa cao do khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự .
Ở nhiều địa phương mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan.
Cấp bộ chỉ đạo giải pháp nhưng địa phương không có nguồn lực tương thích để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp.
Trong kiến nghị với các bộ, đoàn giám sát đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm tại chợ, bán hàng rong...
Điều này, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh là rất khó, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người nghèo. Ví dụ quy định người bán hàng rong không có bệnh truyền nhiễm thì làm sao mà thực hiện được, cần xem lại tính khả thi, ông Khánh đề nghị.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém trong bảo đảm an toàn thực phẩm không phải do luật chưa đủ mà do tổ chức thực hiện.
Phó thủ tướng cho rằng không nên thành lập Ủy ban quốc gia về an toàn thực phẩm như kiến nghị của đoàn giám sát. Vì hiện đã có ban chỉ đạo quốc gia và không khác gì ủy ban, chỉ khác nhau về tên gọi.
Nguyên Vũ
Các bà nội trợ đi chợ mua thực phẩm mỗi ngày kiểm tra chính xác hơn Ngài PCT QH !
Trả lờiXóa"ngửi" là một phương pháp kiểm tra thực phẩm có từ thời cổ xưa! Ngày nay, thời của cách mạng công nghệ 4.0 nên người ta dùng nhiều phương pháp hiện đại hơn để xác định nhanh chóng nguồn gốc thực phẩm, quy trình sản xuất, thời hạn bảo quản và các hàm lượng độc hại khác. Ngửi như ngài PCT, ngày nay gọi là phương pháp hình thức, chẳng đem lại giá trị gì?
XóaPhải công nhận cái mũi của ngài phó chủ tịch quốc hội nhà mình thính hơn mũi của mọi người bình thường!
Trả lờiXóaNên cho ngài đi tìm dấu vết tội phạm.
XóaÔng này là bạn chí cốt với ông Đinh la làng, la làng đã ngửi nhựa đường khi làm BT giao thông= ưu việt thay trình độ các quan.
XóaNghị Hít.
Trả lờiXóaTrả lại tên cho anh: Nghị ngửi!
XóaNhăm nhò gì? Có ông quan chức của bộ nào đó còn nếm phân khi đi kiêm tra thi sao ?
Trả lờiXóaĐề nghị ngài dùng cái mũi của mình ngửi xem chỗ nào có mùi tham nhũng, chỗ nào ăn không từ thứ gì của dân nếu ngài làm được người dân biết ơn ngài lắm. Trò mị dân này giờ chẳng có chính trị gia khôn ngoan nào dùng đâu.
Trả lờiXóaLuống rau này để ăn, luống rau này để bán là cố ý vi phạm chứ đâu phải là nhận thức chưa tới - Chủ tịch Quốc hội nói.
Trả lờiXóaTôi trồng 1 luống theo phương thức sản xuất hữu cơ để gia đình ăn cho an toàn tuyệt đối. Các luống khác tôi bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc kích thích tăng trưởng được nhà nước cho phép lưu hành, nhưng theo đúng chỉ dẫn sử dụng. Rau đó là loại 2, loại 3, loại 4. Tôi không ăn , chỉ bán, tất nhiên giá rẻ hơn nhiều.
Các nước văn minh cũng có nhiều loại thực phẩm với độ an toàn khác nhau và đều được cho phép lưu hành.
Các cụ rõ chửa???
Nhìn ảnh ông Hiển kiểm tra an toàn thực phẩm bằng cách ngửi thì chịu rồi. Khi học phổ thông ông học khá cơ mà, sao lại để "bọn" nhà báo nó chụp được cái ảnh này trông "ngu" vậy.
Trả lờiXóaThực ra ngửi (hít) để đánh giá bằng cảm quan cũng là một biện pháp đánh giá chất lượng thực phẩm. Nhưng mà chỉ có mỗi hít thì... thôi rồi Lượm ơi
Trả lờiXóaGiả dụ , nếu ai và lúc nào hít cái gì cũng chụp ảnh đưa lên báo thì có mà loạn mất. Trước hết xin ghi nhận tinh thần trách nhiệm của vị PCT Quốc hội. Nhưng Ô. PCT Quốc Hội có cần thiết phải kiếm tra ATTP bằng cách "hít thịt" sống ở chợ hay không?
Trả lờiXóaMột ông đi, có mấy chục ông đứng sau. Tró diễn này quê quá, thôi đi. Nhìn bức ảnh lại thấy nhớ cái ảnh anh cu Đinh La Thăng đi vớt rác, sau lưng anh có một trung đội phóng viên giơ máy bấm mọi góc. Phản cảm kinh.
Trả lờiXóaMột thằng hít hít mấy thằng nom
XóaMột khúc trụ tròn đỏ lòm lom
Thịt sống giò tươi nhồi căng cứng
Coi chừng mỡ nước phọt vô mồm
Các quan chức này làm trò hề rẽ tiền, mị dân một cách phản khoa học. Trình độ và phong cách như thế mà chen nhau làm lãnh đạo thì hỏi sao đất nước VN này làm sao mà phát triển cho được! Nếu có chút lòng tự trọng thì các ông bà quan chức kiểu này nên từ chức đi.
Trả lờiXóaNhiều bạn phản đối nhưng tôi thì không. Việc ông phó CT quốc hội ngửi để kiểm tra hàng hóa cũng là một hành động đáng trân trọng. Còn hơn ối kẻ chỉ biết ngồi bàn giấy, ăn mặc bảnh bao chưa bao giờ vi hành xem cuộc sống của người dân. K phải việc gì cũng phản đối.
Trả lờiXóaThối quá-Không ngửi được. Quan chức mà toàn kiểu này thì dân không biết trông chờ gì ở họ đây.
Trả lờiXóa