Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

TRỘM CẮP Ở ĐỀN TRẦN ĐẠT ĐẾN TRÌNH ĐỘ THƯỢNG THỪA


Đạo chích rạch túi nhanh như cắt tại lễ hội đền Trần

VNE
Thứ sáu, 2/3/2018 | 11:44 GMT+7
 
"Tôi không thấy bất kỳ cảm giác bị chạm vào người hay tiếng động nhỏ nào, song ví tiền đã biến mất”, nạn nhân bị rạch túi áo khoác kể.

Tối 1/3, hàng nghìn du khách từ khắp các nơi đổ về dự lễ hội đền Trần (tỉnh Nam Định). Sau lễ khai ấn diễn ra ban đêm, ban tổ chức mở hàng rào cho du khách vào lễ. Trong dòng người đổ về, thi thoảng vang lên tiếng thất thanh tìm ví tiền, điện thoại giữa đám đông.

Sáng 2/3, Ban tổ chức lễ hội đền Trần cho biết có thể nhiều người đã bị mất cắp nhưng không trình báo nên chỉ tiếp nhận được thông tin từ sáu nạn nhân. "Sáng nay, chúng tôi thấy ba bộ giấy tờ kẻ gian vứt lại trong khuôn viên đền. Đêm qua, một kẻ móc túi bị bắt quả tang", vị này nói.
Chiếc áo của anh Trang bị rạch hai vết. Ảnh: Phạm Dự.

Với kinh nghiệm nhiều năm đi lễ hội, khi đến hội đền Trần, anh Tống Thành Trang (50 tuổi, quê Thái Bình) đã cất ví vào túi bên trong áo khoác. Anh nghĩ đây là “cách an toàn nhất” bởi muốn trộm được phải luồn tay vào trong. Cẩn thận hơn anh luôn để tay ngoài bên ngoài áo, ép chặt ví trong người.

Anh bảo khoảng 20h30 ngày 1/3 vẫn cảm nhận thấy ví. Nhưng chỉ sau chừng 5 phút chen lấn giữa đám đông, anh phát hiện áo khoác bị rạch hai vết dài gần 10 cm. "Hơn 10 triệu đồng biến mất, trong khi tôi không thấy bất kỳ cảm giác bị chạm vào người hay tiếng động nhỏ nào”, người đàn ông bị mất cắp kể.

Cùng chung cảnh ngộ, thiếu phụ 30 tuổi quê Hà Nam cho hay bị móc mất ví chỉ trong khoảng một phút. Chị kể để ví trong một túi xách có hai lớp khóa và luôn đeo ra phía trước người. Chị vừa chắp hai tay khấn được khoảng một phút thì cảm giác có người đẩy từ phía sau.

Theo phản xạ, chị kiểm tra túi, sững người khi thấy khóa bị mở, ví biến mất. “Tôi vội chạy nhanh ra ngoài cửa đền song không thấy ai khả nghi. Cả trăm người vẫn đang làm lễ”, chị nói và cho biết đã trình báo công an ngay sau đó vì mất toàn bộ giấy tờ cá nhân và gần 10 triệu đồng.

Dòng người ken đặc ở đền Trần lúc nửa đêm. Ảnh: Ngọc Thành.

Cũng trong đêm khai ấn, dù có người thân đứng ở xung quanh nhưng anh Hùng (quê Ninh Bình) vẫn bị móc trộm điện thoại, ví tiền. Anh kể mình dẫn đầu đoàn năm người trong gia đình xếp hàng dọc vào dâng lễ. Vừa bước chân lên bậc thềm đầu tiên ngoài cửa, anh bị giẫm mạnh làm tuột giày. Trong khoảng 10 giây cúi xuống kiểm tra, anh cảm nhận có người động vào túi quần. Ngay sau đó, anh phát hiện tài sản để ở túi quần trước đã biến mất.

“Mẹ, vợ và hai con tôi đi ngay phía sau cho biết, có vài thanh niên nhìn bặm trợn liên tục hô nhanh lên và xô mạnh những người phía trước. Lúc tôi mất đồ xong thì không thấy nhóm này nữa", anh nói và cho hay số tiền bị mất khoảng 10 triệu đồng.

Lễ hội Đền Trần 2018 được tổ chức từ ngày 26/2 đến 3/3 (tức ngày 11-16/1 âm lịch), trọng tâm là lễ khai ấn lúc 23h15 ngày 1/3.

Công an tỉnh Nam Định cho biết để đảm bảo an ninh cho lễ hội đã huy động quân số với hơn 2.000 công an, lực lượng quân sự, bảo vệ dân phố. Năm vòng bảo vệ với 23 điểm chốt và 16 camera được thiết lập.
Phạm Dự

10 nhận xét :

  1. ở VN cái gì cũng có thể mất vì quá nhiều thằng ăn cắp. Thằng to ăn cắp to, bé ăn cắp bé, không ăn cắp được thì nó ăn cướp. Thằng ăn cắp ở đền chùa là thằng ăn cắp vặt. Bọn cắp vặt dễ bị bắt và bị tù. Bọn ăn cắp càng to nhất là ăn cắp có dấu đỏ hàng nghìn tỷ khó bị bắt vì bọn này có bảo kê. Đặc biệt có bọn chẳng có gì nhưng nó được bán tất cả ngay cả giời nó cũng bán mà không bán cái gì có văn tự cả như bán cơ chế, chính sách, pháp luật, bán tài nguyên thiên nhiên, bán ghế, nguy hiểm nhất là nó bán chủ quyền quốc gia.
    Mà sao các bác nhiều tiền đi mua ấn cầu thăng quan tiến chức, cầu nhiều tiền, nhiều lộc, cầu an hưởng lạc thì mất cho bọn trộm cắp thế còn ít. Như em mấy tháng lương hưu không có được 10 triệu mất tiếc lắm. Em đâu có tiền đi đến đền đền, chùa, miếu mạo để cầu giầu có vì vào chùa thắp hương đã mất 40 k, thèm được mất như các bác.
    Chúc các bác thăng quan tiến chức, giầu có.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chịu khó thắt lưng vuộc bụng lấy tiền đi dự hội khai ấn thid thu vốn nhanh và giầu

      Xóa
    2. Đi mà cầu xin thấy ứng liền đó thôi.

      Xóa
  2. Mong lắm đến ngày trong ví rất ít hoặc không có tiền mặt, chỉ có cái thẻ ngân hàng !

    Trả lờiXóa
  3. Cổ nhân có câu: "Của đi thay người", những người mất của trong các lễ hội có lẽ sẽ được may mắn cả năm. Na mo a di đà phật.

    Trả lờiXóa
  4. Cần biết là bọn trộm cắp rất khoa học, tinh vi và có tổ chức. Chúng đều đi theo nhóm để phối hợp . Tầm hoạt động trên phạm vi cả nước . Chúng nắm bắt rõ những nơi có hội hè để di chuyển địa bàn.Bọn chúng cũng tập dượt kỹ càng cũng như nắm bắt tâm lý đối tượng . Những chỗ chen lấn xô đẩy thường là do bọn chúng gây ra. Bọn này bao giờ cũng có "vốn" trong người như đồng hồ nhẫn vàng và tiền . Những thứ thứ này là phương tiện giúp chúng thoát thân nếu bị bắt.Trong hoàn cảnh hiện tại chúng ta chỉ có thể tin vào chính mình mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Kể cũng vui! Mê muội, tham lam quá chứ chẳng phải thành tâm gì thế nên đã không có lộc lại mất tiền.

    Trả lờiXóa
  6. Thì trộm cắp vặt là đạo chích, nó len lỏi trong dân. Loại này chỉ là chíp hôi.
    Cái loại trộm cắp thượng thừa thì lúc nào nó cũng mặt hoa da phấn cả! Nó ngồi ghế chủ toạ đoàn!

    Trả lờiXóa
  7. Mê tín thượng thừa , Lừa đảo thượng thừa , Móc túi thượng thừa . Chẳng có gì lạ ! Chỉ lạ là những kẻ biết vẫn lao đầu vào để bị móc túi !

    Trả lờiXóa
  8. Chùa chiến, miếu mạo, dịp Lễ Hội đều là cơ hội của bọn đạo chích . Ai lỡ bị mất cắp thì coi như " của đi thay người" . Nhưng bọn đại đạo chích tổ chức ra các lễ phát ấn đến Trần (tự tạc ra, không có trong tục lệ truyền thống), Lễ giải hạn ở Chùa Đống Đa Hà Nội , thì ít người biết nhưng không dám chỉ tên, vạch mặt.

    Trả lờiXóa