Phó giáo sư, tiến sĩ, thiếu tướng Lê Văn Cương trao giải thưởng cho người đoạt giải
Trao giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2017
Lại Cường
Báo Giáo dục
11:49 20/03/18
(GDVN) - "Giải thưởng nghiên cứu về Biển Đông năm 2017" đã trao 17 tác phẩm nghiên cứu về Biển Đông, tổng giá trị giải thưởng lên đến 330 triệu đồng
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức Lễ trao "Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2017" với sự tham dự của thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ, Hội đồng Giám khảo, các tác giả có bài viết đoạt giải thưởng, đại diện các nhà tài trợ Quỹ.
Trải qua 2 vòng chấm, Ban Tổ chức đã chọn lọc và trao “Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông 2017” cho 17 tác phẩm, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu xuất sắc nhất.
Trong đó, 5 tác phẩm được trao giải “Báo chí về Biển Đông” (trị giá 20 triệu đồng/giải);
11 bài nghiên cứu được trao giải “Bài nghiên cứu về Biển Đông” (trong đó có 3 bài nghiên cứu đạt Giải đặc biệt xuất sắc trị giá 20 triệu đồng/giải; 8 bài nghiên cứu đạt Giải xuất sắc trị giá 15 triệu đồng/giải);
1 công trình nghiên cứu được trao giải “Công trình nghiên cứu Biển Đông” (trị giá 50 triệu đồng). Phát biểu tại lễ trao giải, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, tiến sỹ Trần Trường Thủy cho biết:
Giải thưởng năm 2017 bao gồm các bài nghiên cứu, chuyên đề, luận văn cao học; công trình nghiên cứu; giải báo chí viết về Biển Đông trong năm 2017 với các thể loại (báo hình, báo viết, báo truyền thanh và báo điện tử).
Các tác giả tham gia phần lớn là các nhà nghiên cứu trẻ, đang công tác, học tập tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và nước ngoài như Anh, Hoa Kỳ, Đức...
Đánh giá chung về chất lượng các tác phẩm tham dự giải thưởng, phó giáo sư, tiến sỹ, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, cho biết:
Năm 2017, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông nhận được 57 công trình nghiên cứu và tác phẩm của 65 tác giả thuộc hai thể loại: công trình nghiên cứu cơ bản và công trình báo chí.
Các tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có chất lượng tốt. Một số công trình nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.
Trong lĩnh vực báo chí, nhiều tác phẩm có giá trị, lan tỏa trực tiếp tới dư luận trong và ngoài nước.
Độ tuổi của các tác giả đã được trẻ hóa, điều đó cho thấy, sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam trong và ngoài nước đối với công tác nghiên cứu về Biển Đông hiện nay.
Cũng trong buổi lễ, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Cương bày tỏ trăn trở khi sức lan tỏa của cuộc thi còn thấp, chưa thu thút được nhiều tầng lớp học sinh sinh viên.
Việc chỉ có 6/350 trường đại học tham gia (chiếm 1,7%) các công trình nghiên cứu là quá ít.
Phó giáo sư - tiến sỹ Lê Văn Cương mong muốn Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông cần phối hợp với các ban, ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về Biển Đông;
Thu hút sự tham ra đông đảo của các trường đại học, góp phần củng cố các cơ sở lập luận của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, thúc đẩy phát triển hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông bày tỏ sự vui mừng khi chất lượng của các công trình dự giải ngày càng cao.
Theo Thứ trưởng Đặng Đình Quý: “Quỹ tổ chức giải thưởng nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu, sinh viên, nhà báo tham gia nghiên cứu và nuôi lửa nhiệt tình nghiên cứu về Biển Đông, không bị nguội, không bị giảm”.
Thứ trưởng Quý cho rằng trong thời gian tới, các công trình nghiên cứu cần được tuyên truyền rộng rãi, đưa vào giảng dạy, đồng thời trở thành những nguồn tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách nhằm triển khai trong thực tế.
.
Các đại biểu đạt giải chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức (Ảnh: Lại Cường)
Bà Trần Thị Phương Thảo (sinh viên Đại học George, Washington, Hoa Kỳ) đại diện cho các tác giả đoạt giải đã bày tỏ niềm vinh dự, đồng thời đánh giá cao sự nhiệt tình và công tâm của Hội đồng chấm giải.
Theo bà Thảo, đây là cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm quý báu giữa những nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên, nhà báo; đồng thời giúp thu nạp thêm kiến thức, theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đóng góp nhất định vào công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam trong thời gian tới, tiến sỹ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông đã phát động "Giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông năm 2018."
Thông tin chi tiết về chương trình hoạt động của Quỹ sẽ được đăng tải trên website của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.
Lại Cường
Giải thưởng Nghiên Cứu Biển Đông năm nay lắm người trẻ và đẹp . Biển Đông ngày càng sáng ngời hơn !
Trả lờiXóaNghiên cứu về biển đông , cụ thể là nghiên cứu cái gì ? Ng /cứu trên lý thuyết hay trên thực tế ? Có ng/cứu về v/đ ô nhiễm do nhà máy thép xả thải cùng các hệ lụy kinh tế của nó ko ? Về những ngư dân bị ảnh hưởng ? Về phương cách khắc phục v.v...?
Trả lờiXóaCông trình "ngâm cứu" quốc doanh này, sau khi nhận giải xong là quăng vào sọt rác...
Trả lờiXóa