GIÁO DỤC VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT
Bức ảnh này là của một nữ sinh bất lực trước sự im lặng của một giáo
viên lên lớp suốt cả một kỳ học nhưng tuyệt nhiên không nói năng gì với
học sinn của mình. Tôi thấy đó là sự bế tắc tột cùng của cả một hệ thống
giáo dục và rộng lớn hơn là con người trong mọi kết cấu xã hội hiện
thời.
Học trò không được học để được tôn trọng và mở rộng tâm hồn. Những thế hệ học sinh
bị đày đoạ trong các ngôi trường đến mức sức cùng lực kiệt. Giáo viên
và hệ thống chỉ dùng quyền lực để giải quyết mọi vấn đề của giáo dục.
Khi họ gặp phải phản ứng của học sinh hay phụ huynh thì họ hoặc là tự
tìm lấy cách giải quyết vô cùng tiêu cực và thậm chí là cực đoan, rồi lo
lót mà chạy chọt để có biên chế, hay sẵn sàng quỳ gối để cho qua
chuyện, đến nay thì cô giáo lặng im không nói năng gì suốt những ngày
lên lớp mà không biết lý do vì sao. Tất cả những điều ấy chỉ cho ta thấy
được sự cô đơn của tất cả con người dù ở vị trí nào trong xã hội.
Đúng là chúng ta đã trở nên là những kẻ vô dạng và bất định hướng,
không thể tìm thấy nhau và tương tác được với những người còn lại theo
một cách tốt đẹp và tử tế. Chúng ta dường như không thể có bất cứ cách
giải quyết nào hữu lý và chuẩn mực để mọi thứ đều có thể trở nên ổn
thoả. Chúng ta như những kẻ đơn độc bên cạnh những đồng loại của mình mà
mỗi ngày họ vẫn cố phải tỏ ra vui vẻ hoặc làm hài lòng nhau bằng những
khuôn mặt đồng nhất.
Vừa hôm nay, cũng lại một ngôi trường mà
giáo viên chặn cổng không cho học sinh qua nếu không nộp tiền gửi xe chỉ
500 đồng/lượt, vì lý do mà vị hiểu trưởng trường này nại ra là các giáo
viên trẻ ở đây hầu hết mới ra trường nên lương còn thấp, bởi thế tạo
điều kiện cho họ có thêm thu nhập. Và họ đã lại dồn lên đầu những học
sinh với những khoản tiền hết sức nhỏ mọn. Nhưng nó lại có tính huỷ hoại
danh tín nghề giáo rất lớn và chóng vánh.
Hai hôm trước, ở một
tỉnh vùng cao phía Bắc, có một học sinh tiểu học đã chết khi đang vui
chơi thì bị trụ cổng đổ xuống đè lên thân thể. Nhìn hình ảnh mà tôi xót
xa đến quặn thắt lại vì thấy một sự sống ngây thơ vừa bị tước đoạt mất
bởi cái nghèo đói và lạc hậu của đất nước. Tương lai các em và giáo dục
sẽ về đâu, khi ngay cả mạng sống của mình cũng có nguy cơ bị cướp đi bất
cứ lúc nào? Chắc không ai quên câu chuyện trần nhà ngôi trường cấp 3 ở
Hà Nội vừa mới sụp xuống trước sự bàng hoàng của cả thày cô lẫn các bạn
học sinh. Những cái chết cận kề và nó may rủi như là một viên xúc xắc
vậy.
Giáo dục tệ đến mức mà, giáo sư hay phó giáo sư còn “ăn
không nên đọi, nói không nên lời”, giáo viên thì tìm đủ mọi cách để chạy
chọt nhằm yên vị chỗ dạy, rồi khi dạy thì chỉ có một mục đích duy nhất
là làm sao để đạt thành tích cho mình và cho nhà trường, mặt khác thì
bằng mọi biện pháp để kiếm được càng nhiều tiền càng tốt: dạy thêm, bớt
xén khẩu phần ăn của học sinh, chuyện bán đồng phục, các loại tiền quỹ,
rồi đến cả tiền gửi xe của các em cũng không tha.
Giáo viên bây
giờ đã trở nên bị tha hoá bởi những mệnh lệnh chính trị, bởi công cuộc
mưu sinh, bởi sự buộc phải đánh đổi giá trị nhằm có cơ hội cho mình tồn
tại, học sinh trở thành những người cô đơn vì một lúc vừa phải chịu sức
ép từ gia đình và vừa phải chống chọi với các thày cô mà mỗi người trong
số bọn họ như những kẻ khao khát sự thoả mãn bằng mọi cách từ những tâm
hồn trẻ dại bị đày đoạ mà không biết nương dựa vào ai.
Giáo
dục bây giờ đã như một con thuyền đắm, ngày càng chìm sâu vào những thảm
trạng quá sức tồi tệ và ở mọi cấp độ cũng như mọi mức độ mà nó có thể
xảy ra.
Những giọt nước mắt bế tắc đến cùng cực trong sự hỗn
loạn của những đứa trẻ đang tìm hướng đi cho tương lai và cuộc đời mình,
có ai hiểu được những tâm hồn và thế hệ đang di chuyển nặng nề trên
những bước chân lạc loài không biết rồi mình sẽ đi về đâu hay không?
lS Luân mến !
Trả lờiXóaVụ cô giáo không nói gì với hs thì rõ ràng là gv sai rồi ,nhưng không phải hơn cả học kỳ nhé .
Học sinh giờ cũng không phải là ngoan hiền hoặc trung thực như trước kia đâu .Giờ hs cũng biết thế mạnh của mình như mạng xh , phụ huynh bên vực nên v.v.v. nên cũng bật lại gv không kém phần .
Anh đúng ,xh ngày nay 1 số gv cũng chả vừa mà hs với phụ huynh cũng chả kém 49 gặp 50 bên nào mạnh hơn thì thắng .Đạo lý ,công bằng và tình người vất sang 1 bên .
Chỉ tội cho bên gv , học sinh và phụ huynh nào yếu thế trong cuộc đối đầu bị lấn ép .
Gv ép hõc sinh học thêm , đè nén không công bằng .
Hs vô lể , hổn hào sẵn sàng vô lễ vu khống gv xúc phạm v.v.v. . không chịu học hành , gv bị ép thành tích nên la rầy thì qui kết gv .
Phụ huynh học sinh thì bến con , ỷ quyền thế nên chả coi gv ra cái gì.
Tóm lại, trong số các ông thầy chỉ còn thầy cúng còn giữ đựợc vị thế .Còn thầy thuốc, thầy giáo với đối tác bên kia ( bệnh nhân ,người nhà , hs và phụ huynh ) đang hành xử với nhau gần như bản năng hoang dã .
Bộ trưởng Nhạ hãy trả lời : Thật đau nòng , phải nàm sao bây giờ ???
Trả lờiXóaĐâu chỉ tại bộ trưởng, cái thể chế này sinh ra bộ trưởng phải như vậy thôi, mười lần bộ trưởng trong xã hội này cũng chỉ đến thế.
Trả lờiXóa