Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

BÀ KIM TIẾN VÀ NHIỀU QUAN CHỨC TRƯỢT GIÁO SƯ


Nhiều quan chức ra khỏi danh sách 
công nhận giáo sư

Tuổi trẻ
06/03/2018 12:58 GMT+7

TTO - Danh sách tân giáo sư, phó giáo sư vừa công bố giảm 95 người so với danh sách cũ và không có tên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng nhiều quan chức khác.

Thường trực Chính phủ yêu cầu sớm áp dụng tiêu chuẩn mới về giáo sư
'Trả lại tên' cho giáo sư, phó giáo sư
Hội đồng Giáo sư nhà nước 'rút kinh nghiệm sâu sắc' vụ phong giáo sư


Ngày 6-3, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.131 người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 theo quyết định do Chủ tịch Hội đồng - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ký.


Trong số này có 74 tân giáo sư và 1.057 tân phó giáo sư, giảm 95 người so với danh sách đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước thông báo đầu tháng 2-2018.

Một phiên họp của hội đồng chức danh giáo sư liên ngành triết học - xã hội học 
- chính trị học - Ảnh: HĐCDGSNN

Đáng chú ý, trong danh sách không còn tên nhiều cán bộ quản lý như ứng viên GS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên GS Lê Quân - thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, ứng viên PGS Trương Xuân Cừ - Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, ứng viên PGS Hà Anh Đức - thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên PGS Nguyễn Hùng Long - phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ứng viên PGS Lê Quang Minh - giám đốc Sở Y tế Hà Nam, ứng viên PGS Trịnh Thanh Hùng - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật Bộ Khoa học và công nghệ...

Đây là kết quả có được sau khi tiến hành rà soát toàn bộ 1.226 hồ sơ đã được công bố đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư trước đó.

Như vậy hiện vẫn còn 95 ứng viên trước đó được công bố đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư phải chờ kết quả rà soát tiếp theo.

Trong số 95 hồ sơ chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh thêm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã gửi công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan liên quan cung cấp tài liệu, minh chứng cụ thể.

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cũng đã giao Tổ Công tác làm việc trực tiếp với cơ quan liên quan để xác minh thêm.

Trước đó, Thường trực Chính phủ đã thống nhất yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT - Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ và Hội đồng chức danh "nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc" vì để tình trạng còn nhiều hồ sơ ứng viên chưa bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn, cần phải xác minh thêm trong đợt xét vừa qua.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận và rà soát lại này.

Theo quy định, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước chỉ xét, công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS còn việc bổ nhiệm các chức danh GS, PGS do các cơ sở giáo dục đại học thực hiện.

Những trường có yêu cầu cao, đã có nhiều giảng viên có chức danh GS, PGS thì có thể lựa chọn những người có thành tích giảng dạy, nghiên cứu khoa học cao hơn để bổ nhiệm. 


NGỌC HÀ

16 nhận xét :

  1. He, ứng viên GS Phùng Xuân Nhạ cũng không có !

    Trả lờiXóa
  2. À há, chúng mi dám đánh trượt giáo sư của bà bộ trưởng y tế à? Đợi đấy, lúc nào bọn mi hoặc thân nhân của cả họ nhà mi ốm phải vào bệnh viện rồi sẽ biết tay bà. Hãy đợi đấy!

    Trả lờiXóa
  3. Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tạm thời loại ra vài con sâu, vài lương y như ác phụ, vài người háo danh trong danh sách năm 2017. Nhưng có lẽ năm sau lại thấy họ sẽ được công nhận và HĐCDNN sẽ tiếp tục rỉ rã là những người đó vượt tiêu chuẩn để được công nhận. Tiền trao rồi thì cháo phải múc thôi, phải không các vị đang ngồi ghế thành viên HĐCDNN?

    Trả lờiXóa
  4. Vậy mà ông cái ông Giáo sư TS Phạm Gia Khải lại khảng định Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã thừa tiêu chuẩn phong hàm GS? Thật nực cười?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế hóa ra ông Khải là kẻ nịnh đầm à?.

      Xóa
  5. Xin chia buồn cùng bà Tiến. Cố phấn đấu để năm sau vậy. Mặt khác bà cũng nên kiện ông BT Nhạ, vì chẳng hơn gì bà (thậm chí còn tệ hơn) nhưng vẫn ung dung khoác hàm GS, lại còn làm chủ tịch hội đồng chức danh GS nữa chứ!

    Trả lờiXóa
  6. 'chiến công' này thuộc về Gs Ts Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự cùng với pv, cộng đồng mạng đã bất chấp 'hiểm nguy' với hy vọng làm trong sạch những chiếc áo có tên GS/Ts ' đang bị vấy bẩn. công bằng để nói, đây là tín hiệu tốt đã nhóm lên chút niềm tin với nhóm người được quyền rà soát các vấn đề được xã hội quan tâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàn toàn đồng ý với bạn. GS Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự đã làm một việc vô cùng có ý nghĩa. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ quan có trách nhiệm vẫn im lặng không trả lời những cáo buộc của GS Dũng đối với Phùng Xuân Nhạ. Tôi mong mỏi các nhà khoa học chân chính hãy đồng lòng lên tiếng đòi làm sáng tỏ vụ này.

      Xóa
  7. Chỉ có 11 người trượt GS đợt này là quá ít.
    Không hiểu Việt Nam cần quá nhiều GS Tiến sỹ để làm gì? . Trong khi đó người dân phải tự lo, tự trang bị cho mình kiến thức về KHKT và tự sáng tạo cải tiến công cụ sản suất cho mình. Chẳng được nhờ vả hay hưởng lợi gì ở các vị GS TS kia. Nhưng vẫn phải đóng thuế nuôi họ từng ngày...

    Trả lờiXóa
  8. Có gì đâu ... !? Em Tiến hãy đợi đấy ! Năm sau mình thay đổi tiêu chuẩn xét duyệt...!

    Trả lờiXóa
  9. Ở Việt Nam, tôi công nhận một ông giáo sư, đó là ông GOOGLE.

    Trả lờiXóa
  10. Ba cái ê chề : HĐ như HĐ chuột . Người đậu . Đậu đen, đậu đỏ . Người trượt ! Chẳng trượt vì vỏ chuối, vỏ dưa !

    Trả lờiXóa
  11. Quan chức ngày nay tham thật. Tham chức, tham quyền, tham tiền, tham cả danh. Thời mạt. Trong lịch sử Việt nam chưa bao giờ mạt hạng như ngày nay. bằng Tiến sỹ, danh Giáo sư đem bán tuốt tuột. Thời phong kiến xưa, mạt nhất hồi Lê Trịnh cũng chỉ bán danh Sinh đồ (Tú tài), chứ không bao giờ bán đến TS.

    Trả lờiXóa
  12. Khi đồng tiền lên ngôi thì chức đi với quyền, danh đi với lợi;Khi XH đảo lộn, trị giá lương tâm không bằng m2 đất cát.
    Người chẳng tin người , tin tiền hơn tin đạo đức; Giả dối để cướp chức, mua chức để quyền sinh ra lợi ; Học hàm, học vị tiến thân chứ không phải dấn thân cho khoa học..XH đến thế này thì đất nước đã đến hồi mạt vận..

    Trả lờiXóa
  13. Có những ả không cần phải gọi bằng "bà"!

    Trả lờiXóa