ĐÃ ĐẾN LÚC NHÌN LẠI ÂM LỊCH
Nguyễn Linh Đàn
Âm Lịch đóng một vai trò cực kỳ rườm rà, rắc rối, câu nệ và dị đoan lâu dài trên đất nước Việt Nam. Nó đã tạo nên một sự nô lệ thần thánh, mà người Việt ta chịu sự áp đặt một cách phi lý. Vậy hôm nay chúng ta phải cần nhìn lại Âm Lịch, nó có thiết thực bổ ích cho con người không, hay nó là một rào cản làm trì trệ sự tiến hóa của mọi thời đại,
Âm Lịch là gì ; Nói một cách khái quát : Âm Lịch (quen gọi là lịch Tàu) là lịch tính theo MẶT TRĂNG, người Trung Hoa cổ đại dựa theo hiện tượng đêm trăng để tạo nên âm lịch, thực ra âm lịch không phải là huyền bí như người xưa tưởng, Âm Lịch vẫn ứng dụng cho khoa thiên văn là một phần của khoa học, nhưng người xưa chưa chứng minh được mặt trời là định tinh, từ đâu có ánh sáng của mặt trăng và vòng quay của quả đất, chẳng qua họ tìm ra năm tháng ngày giờ cũng tương đối chính xác là nhờ nương theo sự hiển nhiên của mặt trăng, cộng thêm kinh nghiệm lâu đời mà có.
Cách tính tháng dựa theo hiện tượng đêm trăng tròn và đêm không trăng làm thành một tháng, tháng có 30 ngày gọi là tháng đủ, tháng có 29 ngày gọi là tháng thiếu, càng về sau người ta thấy thời tiết luân hoán nhau trong 12 tháng ấy có sự trùng họp trở lại, nên người xưa ghép lại thành một năm trong đó có 7 tháng đủ và 5 tháng thiếu; rồi cứ 5 năm lại có hai năm 13 tháng, gọi là năm nhuận, mà người xưa gọi tam niên nhất nhuận, nhị niên tái nhuận. và chia mỗi năm thành 24 tiết đế áp dụng cho nông nghiệp.
Về sau người ta thêm thiên can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) và địa chi (tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) thiên can và địa chi hòa lại (trong đó có lục giáp : giáp tý, giáp dần, giáp thìn, giáp ngọ, giáp thân, giáp tuất) và (lục ất : ất sửu, ất mẹo, ất tỵ, ất mùi, ất dậu, ất hợi ; tiếp đến lục bính, lục đinh, luc mậu, lục kỷ, lục canh, lục tân, lục nhâm, lục quý…cho đến quý hợi là 60 lần) để đặt tên cho ngày giờ, tháng năm . Nếu như âm lịch dừng lại ở đây không thêm phần bói toán, dị đoan vào thì cũng khá hoàn hảo về khoa học tự nhiên, ứng dụng cho đời sống con người vẫn tốt.
Bức rào cản mọi sự tiến hóa
Càng về sau, người ta cứ thêm dần vào như ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), đem ứng dụng cho ngày giờ, năm tháng, và cứ 60 lần là có 30 ngũ hành,rồi đem áp dụng mệnh số cho con người không đơn giản một chút nào, nếu tính mạng gì, thì phải dựa vào lục giáp 2 năm một mạng ; khởi chuẩn tý ngọ, dần thân, thìn tuất. rồi ngũ hành người ta phân ra năm loại cho một hành như dưới đây :
KIM: xoa xuyến kim, bạch lạp kim, kiếm phong kim, sa trung kim, hải trung kim, MỘC : tang đố mộc, thạch lựu mộc, dương liễu mộc, bình địa mộc, đại lâm mộc, THỦY: đại hải thủy, trường lưu thủy, giang hạ thủy, thiên thượng thủy, sơn hà thủy
HỎA: lư trung hỏa, tích lịch hỏa, thiên thượng hỏa, địa trung hỏa, sơn hạ hỏa
THỔ: lộ bàng thổ, thành đầu thổ, ốc thượng thổ, bích thượng thổ, sơn đầu thổ vv….
Do đó đã có ngũ hành là có tương sinh = Kim sinh thủy, Thủy sinh mộc, Mộc sinh hỏa, Hỏa sinh thổ, Thổ sinh kim ; đã có tương sinh là có tương khắc = Kim khắc mộc, Mộc khắc thổ, Thổ khắc thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc kim (trong cái khắc có nhiều cái vô lý hết sức)
Rồi người ta thêm vào 12 trực tốt xấu, ứng dụng cho mọi việc
Đó lá : kiến, trừ, mãn, bình, định, chấp, phá, nguy, thành, thâu, khai, bế. ứng dụng vào tiết của mỗi tháng trong năm để tìm trục kiến… và 24 sao tốt xấu gọi là Nhị thập bát tú, đó là : giác, cang, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ, đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích, khuê, lâu, vị, mão, tất, trủy, sâm, tĩnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn. Cách tính nhị thập bát tú tính theo tuần lễ dương lịch khởi Giác vào ngày thứ Năm của 4 tuần nhật để có 28 ngày , cũng không dễ dàng một chút nào .
Thật tệ hại hơn cả là tính theo 12 con giáp : Chuột : Một loài thú đáng ghét nhất, lại tôn lên đứng đầu sổ là nghĩa lý làm sao ! , rồi các loài thú 4 chân lại liên tục là : chó, heo, trâu, cọp, mèo, ngựa, dê, khỉ mà không có một loại chim quý nào đại diện cho loài cầm ở một địa chi, chỉ có gà có cánh nhưng không biết bay, rồi vẽ thêm rồng rắn vào cho có vị, 12 con giáp quả là điều phi lý hết sức khi đem áp dụng tuổi cho con người cao quý thế nầy, hỏi có uổng hay không ?
Các ngày hung thần
Ngày xấu mỗi tháng ấn định 6 ngày tam nương mọi việc đều xấu như sau : sơ tuần mồng 3 mồng 7, trung tuần 12 – 18, hạ tuần 22 – 27
Mỗi tháng có 2 ngày hoặc 3 ngày thọ tử,
Tùy theo địa chi của mỗi tháng để tính ngày sát chủ, rồi còn 4 mùa sát chủ nữa, ngày dương công sát, ngày thiên sư sát địa sư, ngày thiên cẩu hạ thực, ngày lục bất thành, ngày vãng vong, ngày phá bại, ngày cô thần quả tú, ngày hoang vu, ngày hoàng trì, ngày mộc mã sát, ngày diêm vương, ngày nguyệt kỵ, ngày ngũ hư, ngày tử thần, ngày trùng tang, ngày ngũ hổ, ngày đại hao, ngày chu tước hắc đạo, ngày châu cách, ngày nguyệt hỏa, ngày độc hỏa, ngày địa hỏa, ngày địa sát, ngày cẩu tích, ngày thiên địa chuyển sát ….còn rất nhiều và rất nhiều ngày xấu nữa vv…. Nói chung năm , tháng, ngày, giờ cái nào cũng rối rắm, tỷ như năm tuổi hoang ốc (nhà bỏ hoang), tháng cơ khát ( tháng đói khát) vv…….
Các ngày cát thần
Ngày cát thần là ngày tốt như ngày hoàng đạo, ngày bất tương, ngày vượng khí, ngày nguyệt đức, ngày thiên đức, thiên y, thiên thành vvv………
Ngày cưới gã, và ngày làm nhà, là vô cùng vô tận khó tìm được ngày toàn nguyên, cộng với năm tuổi, ngày tuổi, tháng tuổi đều kiêng…….
Xét thấy vô số vị hung thần, cát thần ấy, cơ chi có một học thuyết như tôn giáo chẳng hạn để tôn sùng, mà ở đây không một mảy may lý thuyết, không một mảy may ứng dụng đạo đức, thế nhưng người ta bảo phải tin tưởng rồi thành ra thói quen, nghĩ một cách chính đáng các vị thần ấy không hiện diện trên đất nước Việt Nam, nhưng trải qua 4000 năm các vị thần ấy dọa dân tộc Việt Nam, thì mình thử nghĩ thần thánh của ai, dửng dưng mà người mình phải chịu áp lực, phải cúi đầu lạy lục, thêm vào đó mấy thầy bói toán chỉ cần học thuộc mấy kiểu nói : dần thân tỵ hợi tứ hành xung, thìn tuất sửu mùi tứ hành hoại. cộng thêm thiên la địa vọng, chỉ cần quyển sách ngọc hạp, quyển vạn sự, với cái miệng múa may lưu loát : tý ngọ ngân đăng giá bích câu, dần thân hán địa siêu sài lãng, thìn tuất yên mãn tự chung lâu, hay kế hán mộc âm vv….là tha hồ đi dọa thiên hạ để kiếm tiền, đồng tiền bất chính mà quá sợ thần thánh nên tiền rất dễ vào túi thầy bói.
Xét về nông lịch
Dương lịch ứng dụng cho nông nghiệp thuận lợi hơn Âm lịch ; chúng ta thấy 24 tiết khí của Âm lịch, mà tính theo âm lịch thì đôi lúc xê dịch quá xa, hơn nữa nó không phù hợp cho năm nhuận, còn tính theo năm Dương Lịch thì ngược lại rất chuẩn
XEM BẢNG ĐỐI CHIẾU THỜI TIẾT ÂM LỊCH theo DƯƠNG LỊCH
Lập Xuân từ 03 – 04 tháng 2 Dương Lịch (DL) …Vũ Thủy từ 18 – 19 tháng 2 DL
Kinh trập - 04 – 06 tháng 3 DL Xuân phân 19 – 21 tháng 3 DL
Thanh Minh: 05 – 06 tháng 4 DL Cốc Vũ : 18 – 20 tháng 4 DL
Lập Hạ : 05 – 06 tháng 5 DL Tiểu Mãn : 19 – 21 tháng 5 DL
Mang Chủng 05 – 06 tháng 6 DL Hạ Chí : 19 – 21 tháng 6 DL
Tiểu Thử hầu hết 07 tháng 7 DL Đại thử hầu hết 23 tháng 7 DL
Lập Thu : 07 – 08 tháng 8 DL Xử thử ấn định 23 tháng 8 DL
(Xử Thử theo Việt Hán Từ Điển của Đào Duy Anh)
Bạch Lộ : hầu hết 08 tháng 9 DL Thu phân hầu hết 23 tháng 9 DL
Hàn Lộ : 08 – 09 tháng 10 DL Sương Giáng - 24 tháng 10 DL
Lập Đông : 07 – 08 tháng 11 DL Tiểu Tuyết : 22 – 23 tháng 11 DL
Đại Tuyết : 06 – 07 tháng 12 DL Đông Chí : 21 – 22 tháng 12 DL
Tiểu Hàn : 05 – 06 tháng 1 DL Đại Hàn : 19 – 21 tháng 01 DL
Sự sai biệt Lập Xuân của năm Âm Lịch :
Năm Canh Tý 1900 Lâp Xuân ngày 5 tháng Giêng Canh Tý (4-2-1900)
Năm Ất Sửu 1925 Lập Xuân ngày 12 tháng Giêng năm Ất Sửu (4-2-1925)
Năm Canh Dần 1950 Lập Xuân ngày 18 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (4-2-1950)
Năm Ất Sửu 1985 Lập Xuân ngày 15 tháng Chạp năm Giáp Tý (4-2-1985)
Năm Canh Thìn 2000 Lập Xuân ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (4-2-2000)
Năm Quý Mùi 2003 Lập Xuân ngày 4 tháng Giêng năm Quý Mùi (4-2-2003)
Năm Canh Dần 2010 Lập Xuân ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (4-2-2009)
Năm Ất Mùi 2015 Lập Xuân ngày 16 tháng Chạp Giáp Ngọ (4-2-2015)
Năm Canh Tý 2020 Lập Xuân ngày 11 tháng Giêng năm Canh Tý (4-2-2020)
Năm Ất Tỵ 2025 Lập Xuân ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ (3-2-2025)
Vậy ta thấy sự sai biệt của Âm Lịch quá xa, mà sai biệt của Dương Lịch chỉ một ngày không đáng kể
Sai biệt tiết của năm nhuận âm lịch 13 tháng :
Năm Kỷ Sửu (2009) nhuận hai tháng 5 =tính ngày Mang Chủng (lúa trổ đòng đòng) -Mang Chủng 13 - 5 ÂL (5-6-2009) ; Hạ Chí 29- 5-ÂL (21-6-2009),
-Tiểu Thử 15-5-ÂL (7-7-2009) ; Đại Thử 2-6-ÂL (23-7-2009)
Năm Nhâm Thìn (2012) nhuận hai tháng 4
-Mang Chủng 16-4-ÂL (5-6-2012); Hạ Chí 3-5-ÂL (21-6-2012)
-Tiểu Thử 19-5-ÂL (7-7-2012) ; Đại Thử 4-6-ÂL (22-7-2012)
Năm Giáp Ngọ (2014) nhuận hai tháng 9 =
-Mang Chủng 9-5-ÂL (6-6-2014) ; Hạ Chí 24-5-ÂL (21-6-2014)
-Tiểu Thử 11-6-ÂL (7-7-2014) ; Đại Thử 27-6-ÂL (23-7-2014)
*Vậy ta thấy sự chênh lệch của Dương Lịch không đáng kể.
Nên nhớ rằng trong 24 tiết khí thời tiết trong năm, ở Việt Nam chỉ cần vài tiết lấy lệ như : Lập Xuân, Thanh Minh (tảo mộ), Sương Giáng, Lập Thu, Lập Đông chẳng hạn,
Còn Kinh Trập đã có thuốc trừ sâu rầy, Mang Chủng ngày nay người ta cấy lúa ngắn ngày, ít nhất có đến 3 lượt lúa trổ đòng trong năm, Đại Tuyết, Tiểu Tuyết thì ở nước ta không cần đến…
Thủy Triều
Nước lên nước xuống là do sức hút của mặt trăng, nhưng ít ảnh hưởng về nông nghiệp, chỉ ảnh hưởng một phần của nghề cá và thương thuyền ra vào những chỗ sông cạn, trong nghề nghiệp người ta đã quá kinh nghiệm nên không cần đến lịch.
Nhật thực, Nguyệt thực
Nhật thực nhất định xẩy ra vào ngày Mồng Một âm lịch = Mặt Trăng che Quả Đất.
Nguyệt thực nhất định xẫy ra vào đêm Rằm = Quả Đất che Mặt Trăng, người xưa tin tưởng 2 hiện tượng trên là sự giao hợp của âm dương, nên mọi việc phải kỵ , và sợ đại dịch, mất mùa, lụt bão hay sóng thần có thể xẩy ra trong năm đó, nhưng ngày nay thì khoa học đã nhận ra 3 điểm thẳng hàng ( Mặt Trời, Quả Đất, Mặt Trăng đi qua một đường thẳng) nên không ảnh hưởng thời tiết, hiện tượng nầy khoa khí tượng thủy văn ngày nay dự báo chính xác còn dễ hơn âm lịch nhiều lần, kể cả dự báo thời tiết. vì khoa học chứng minh hiện tượng, còn âm lịch chỉ kinh nghiệm hiện tượng mà thôi.
Phong Thủy
Phong thủy là hướng gió và nguồn nước (trong đó có mạch nước ngầm), vậy phong thủy có chịu ảnh hưởng vào thiên can, và địa chi không (?)
Luận vào Kinh Dịch, là một bộ sách dịch lý cổ đại của Phương Đông do người Trung Hoa chế tác là vua Phục Hy, đến Văn Vương và Khổng Tử, Kinh Dịch rất huyền diệu, có nghĩa là “thông thiên văn, đạt địa lý”…. Ta có thể hiêủ một cách khái quát, Kinh Dịch đề cập thuyết Âm Dương là Lưỡng Nghi, 2 vạch chồng lên nhau sinh ra Tứ Tượng để xác lập thái dương, thái âm và thiếu dương, thiếu âm, là bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc, Rồi từ Tứ Tượng chồng lên nhau thành ra Bát Quái để phân định 8 hướng, tất nhiên tự nó tạo ra ngũ hành. thì nó ảnh hưởng khoa học , vì các nhà Khoa học Âu Mỹ đã chứng minh điều đó, để làm luận án về Khoa học Phương Đông cổ đại, mà Kinh Dịch tuyệt nhiên không đề cập đến 12 con giáp trong thiên can và địa chi. nhưng sau nầy người ta linh thiêng hóa nó ra, thành thử phong thủy lệ thuộc vào những hiện tượng dị đoan, để thầy địa lý lợi dụng cơ hội làm tiền
Nói đúng ra phong thủy rất khoa học, chúng ta nên chọn nơi có hướng gió thích hợp thông thoáng và nguồn nước trong lành kể cả mạch nước ngầm để sinh sống, sự sống sẽ phát triển tốt.
-------------------------------------------
Tóm lại Âm Lịch chỉ gây ra phiền toái đa đoan, từ tổ tiên ta cho đến ngày nay chúng ta phải gánh chịu cái cồng kềnh khó xử “bỏ thương, sương nặng”, “hay ít, dở nhiều”, cộng thêm cái dị đoan không đáng có trong thời đại văn minh, chúng ta hãy nhìn nước Nhật Bản, họ bỏ hẳn Âm Lịch đã ngoài 60 năm rồi, họ có nghèo đâu, mà họ càng ngày càng văn minh thêm, nước họ trở thành cường quốc công nghiệp phát triển ngang hàng với các quốc gia Âu Mỹ, Nước Ta cứ đeo đẵng cái âm lịch lạc hậu, nên nước ta nghèo mãi, vị thế Việt Nam là “cửa ngõ Đông Nam Á” mà cứ chịu nghèo hoài là điều phi lý. Mình thử nghĩ những nước quanh ta như Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, họ có dùng âm lịch đâu, chính ngày xưa họ là đàn em VN về mọi mặt, ngày nay mình trở lại làm em họ, thử hỏi như thế có đau không, Nước Ta nghèo chính vì một phần bởi Âm Lịch mà ra. Đừng nghĩ tết Âm Lịch là tết cổ truyền, là thiêng liêng nữa, mà chính tổ tiên ta là “nạn nhân an phận lâu đời”, chẳng phải quý báu chi đâu, xưa nay họ cũng muốn nước mình “an phận” như thế dài dài…., Vậy hôm nay ta hãy đoạn tuyệt nó, cho tinh thần ta rảnh rang để làm ăn, để tiến hóa, không lo không sợ thần thánh quấy rầy quở phạt, ta sẽ bước xa hơn nữa, mà thật sự cả nước ngày nay đa phần đám cưới, đám hỏi, tiệc tùng, sinh nhật, nhà mới người ta đều chọn ngày Chủ Nhật, coi như người ta đã tự loại bỏ ngày tốt ngày xấu một phần, mà rất nhiều người lâu năm nghiên ngẫm say mê và thấm sâu với âm lịch, họ vẫn đồng quan điểm như tôi. Đến nay thấy âm lịch không còn thực dụng nữa, nên tôi mạnh dạn viết bài nầy để hòa chung cùng lớp trẻ, hòa nhịp cùng thời đại văn minh với Dương lịch hợp thời và tiến bộ.
Khi đã bỏ âm lịch rồi, chúng ta sẽ chuyển các ngày lễ Hùng Vương (10-3-ÂL), Lễ Hai Bà Trưng (6-2-ÂL), và ngày giỗ của các dòng tộc hay các tư gia qua Dương Lịch là điều không khó,
Linh Đàn
Mùa xuân năm 2010.
Bỏ lịch âm sẽ dần dần thoát Hán, thoát luôn cả mê tín dị đoan, là ý kiến hay. Lại càng hay hơn nếu bỏ được tế âm lịch chuyển sang tết dương lịch theo quan điểm của dịch giả Phạm Nguyên Trường.
Trả lờiXóaNhiều nước có dùng lịch âm nhưng họ có phụ thuộc hán đâu. Âu, Mỹ không dùng âm lịch nhưng vẫn có bói toán. Đừng loanh quanh các bác ơi. Ai cũng biết muốn thoát hán thì chỉ cần bỏ cái gì chứ không phải lịch âm, thậm chí vẫn giao thương tốt với tàu!
XóaNước nào còn dùng âm lịch như VN và Tàu?
XóaÂu, Mỹ không dùng âm lịch nhưng vẫn có bói toán nhưng còn được bao nhiêu người tin, có u mê như dân VN và dân Tàu không?
Muốn làm ăn với thế giới bên ngoài mà khi người ta nghỉ tết dương lịch thì mình đi làm, còn khi người ta làm thì mình lo nghỉ để ăn chơi (tết âm lịch)
Việt Nam lệ thuộc tàu chính trị, kinh tế, văn hóa...muốn phát triển phải thoát tàu, trước hết là bỏ cái lịch âm đi.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ bài viết rất tuyệt.
Thưa ông Linh Đàn!
Trả lờiXóaTốt hay xấu cũng ở mình, hay hoặc dở cũng ở mình. Đến những cái hiện đại như internet cũng có kẻ khen người chê, chung quy cũng chỉ do cách sử dụng. Có ai bắt ông phải theo hết những cái gì người xưa đã phán theo âm lịch đâu? nào ngày tốt ngày xấu, nào trực này trực kia theo kiểu xem bói?
Đối với tôi, âm lịch chỉ giúp tôi trong sinh hoạt tâm linh thờ cúng ông bà tổ tiên mà thôi, còn những khái niệm như ngày tốt ngày xấu, trực này trực kia, sao cát sao hung ... chỉ là những sản phẩm của các thầy chiêm tinh đoán số thì tôi không bao giờ quan tâm.
Vì vậy đừng có vì một số "gáo si" gần đây lên tiếng về việc "bỏ tết ta" mà ông lại dở trò "khảo cứu", "phê phán" để củng cố lập luận cho họ.
Ngay cả việc ăn tết cũng vậy, phức tạp hay đơn giản cũng do ở mình, tốn kém hay tiết kiệm cũng do ở mình. Cứ gì phải đổ lỗi cho người xưa rồi để phủ nhận tất cả những nét đẹp văn hóa của dân tộc mà cha ông đã gây dựng nên.
Đừng có mà sàm ngôn thưa ông Linh Đàn.
Rất đồng ý với ý kiến này. Nói thêm: Lịch là lịch, lịch âm dùng cho nông nghiệp rất tốt. Người ta thêm linh tinh vào lịch thì kệ họ, mình dùng những cái tốt thôi, sao lại nói là lịch xấu, tôi nghĩ đây cũng là một cách tư duy ngụy biện.
XóaCó mấy ông nhà nước là chúa mê tín dị đoan. Năm nào đến rằm tháng giêng các quan ôn cũng đi cúng kiến, xin xăm, xin quẻ, mời thầy, đốt vàng mã cả chục triệu đồng mà làm ăn thì đếch ra cái gì!
Trả lờiXóaLàm ăn đụng đâu thua đấy là phải rồi! Lên kế hoạch kinh doanh, sản xuất nhưng lại không biết làm dự báo. Quan hệ đối tác thì thì không biết điều tra, đánh giá năng lực của đối tác, suốt ngày cầu xin phật thánh cho gặp đối tác giỏi, năng lực dồi dào, tử tế nhưng lại thích ăn bẩn thì chỉ gặp quân lừa đảo mà thôi! Công tác nhân sự trong nội bộ thì tiền bạc, tình dục. Không mê tín mới lạ!
Người ta đòi hỏi kinh tế thị trường đầy đủ thì không đáp ứng mà suốt ngày xin xỏ, ban ngày xin xỏ, tối về cúng vái cho trời xui đất khiến đối tác gật đầu! Bó tay!
Dân thì chẳng có gì nhiều để mà mê tín! Các quan duy vật bị tẩu hỏa nhập ma, lâu lâu quẹo một phát mê tín rồi lại quẹo về duy vật! Chẳng ra làm sao! Khùng điên ba trợn!
[khi đem áp dụng tuổi cho con người cao quý thế nầy, hỏi có hay không ?]. Nguồn gốc việc áp tuổi cho con người ở đây là có ý nghĩa. Bởi vì con người khi được kiếp làm người mà không hiểu giá trị làm người thì trở lại đầu thai làm vật. Điều này thì Khoa học không thể biết, các tôn giáo lại càng không. Đạo phật càng lộn lèo khi nói về nhân quả và luân hồi. Những sai lầm hay chưa hiểu này là do kẻ “mù điệc” xưng là anh minh dạy thiên hạ. Con người ở giai đoạn này, nhất là ở VN, có hơn 1 nửa cách sống không bằng loài vật, may ra chỉ hơn con vật ở chỗ biết nói, biết làm nên đồ vật dụng …còn “tư tưởng” thì còn kém xa. Thế nên sau chết sẽ đầu thai kiếp vật ngay! Bởi vậy phải cố mà hơn loài vật để khỏi phí kiếp làm người, để không phải quay lại kiếp vật.
Trả lờiXóa[Nước Ta nghèo chính vì một phần bởi Âm Lịch mà ra.] Điều này thì khiên cưỡng quá hay không dám nói thẳng. Nghèo chính vì một phần bởi ở sự không dám nói thẳng này đấy.
Chuyện nghèo để người có “tài” bàn. Tôi chỉ nói khổ, cái khổ này có khi hết nghèo vẫn bị đeo bám. Đó là hủ tục, gồm: ma chay, cưới xin, giỗ chạp …từ các loại sách Kinh dịch, Kinh kệ, Tử vi, Tướng số, Phong thủy, xem ngày cát hung v.v… Hôm nay ai thoát khỏi mấy cái sách vô bổ này thì khố rách áo ôm vẫn không thấy khổ vì vương lụy. Hãy rũ bỏ đám sách này khỏi đầu thì nghèo mà ít khổ.
Hãy nhìn phương Tây,nơi khô
Trả lờiXóang sử dụng âm lịch, họ được coi là các quốc gia phát triển
Toi hoan toan nhat tri voi tac gia bai viet nay.
Trả lờiXóachuẩn không cần chỉnh,
Trả lờiXóaKhông phải âm lịch làm cản trở tiến bộ mà ngược lại, sự trì trệ trong nghiên cứu khoa học làm hỏng âm lịch. Theo Phúc ông ở Nhật thì cái cần là Thoát Á luận chứ không chỉ là thoát khỏi âm lịch. Thoát Á trong đó có Thoát Trung là lời giải đúng đắn nhưng không dễ làm.
Trả lờiXóaĐúng, rất đúng.
XóaĐừng đổ lỗi cho âm lịch là nguyên nhân của nghèo đói.
Nguyên nhân của nghèo đói là sự dốt nát của đám lãnh đạo.
Hàn quốc có theo âm lịch không? thế mà họ vẫn phát triển thành con rồng châu á?
Vớ vẩn.
Trả lờiXóaĐúng vậy bài viết này vớ vẩn ,đánh lận con đen khi bảo : VÌ TẾT ÂM LỊCH LÀM VIỆT NAM TUỘT HẬU so với các nước.
XóaChẳng lẽ cái gọi là trí thức VN ngày nay có trình độ lý luận và nhận thức như thế này ?.
Giờ có 4 nước xem tết âm lịch là ngày lễ quốc gia là Triều Tiên ( Hàn Quốc + BTT) ,Đài Loan ,Trung Quốc và Việt Nam .
HQ và ĐL có nghèo không ? Trước kia có giàu hơn Vn không ? Câu trả lời là không .Tỉ lệ xác xuất là 50% ( 2/5 nước ).
Như vậy về xác xuất tỉ lệ ,về thực tiễn về hình thái kinh yế ,chính trị thì VN nghèo ,tuộc hậu không phải do âm lịch .
BTT và HQ cùng dân tộc ,cùng ặn tết âm lịch nhưng khác nhau về thể chế chính trị nên BTT nghèo và du côn còn HQ giàu có và tốt hơn BTT.
Bài viết thật tuyệt, rất công phu, khác hẳn trí thức ăn theo, xu phụ. Không đủ kiến thức, chỉ xin ngẫu hứng vài lời. Bỏ Âm lịch, Tết ta là việc quá ư nhạy cảm. Cụ Hồ dùng Dương lịch làm quốc lịch (thay cho Âm lịch) là sáng suốt. Nay không ai đủ trí tuệ hoàn thiện. Phải chăng chờ chỉ đạo?
Trả lờiXóaNhu cầu gắn kết gia đình, dòng tộc là thuộc tính tự nhiên của siêu động vật. Thế lực nào đó muốn tạo ra giống người có thuộc tính khác. Liệu có thành công? Một thời quá độ, nghỉ Tết Ta tương đương Tết Tây. Nhà nhà phải lén thắp nhang. Đến tai Bí thư, trưởng xóm, dân quân là... rách việc. (Chưa được thấy ảnh Cụ Hồ thắp nhang ở đâu?. Hồi đầu vào nhà sàn phủ Chủ tịch, không thấy bàn thờ?) Bảo rằng đó là ưu việt của xã hội biện chứng. Nay khác hẳn. Tết ta hoành tráng. Bảo rằng, nhờ ơn đức bề trên nặng lòng tôn vinh giá trị truyền thống. Giá trị truyền thống dân tộc là GDP hơn Malaysia, bằng Singapor. Sau 50 năm, GDP thua Malaysia 10 lần, thua Singapor 21 lần. Truyền thống gì?. Lý luận ngược xuôi dẻo quẹo.
Thời nào cũng vậy, quyền lực có mẹo cai trị. Quyền lực quyết, cộng đồng nương theo, bầy trí thức xu phụ vẽ khuôn dạng. Thời Trần, Lê viết thần phả Thành hoàng các làng sinh, tử, lập sự tích vào dịp Tết ta để tạo mùa Lễ, Hội? Các GS, TS thời nay, người thì bận giải nghĩa văn tự cách đây cả trăm năm của ông A, ông B... đúng đắn thế nào; mình hiểu đúng hơn tiền nhiệm thế nào; vì sao thực nghiệm ở đâu cũng hỏng? người thì lo hoàn thiện sáng tạo về “hành vi nịnh”, về “đặc điểm tiếp dân của chủ tịch xã”... Trí tuệ thấp, ăn theo thì đành tự phản lý luận Mác - Lê, dùng lại mọi thứ ma mị, rối rắm, bùng nhùng, không lối thoát của kẻ thù cốt lõi: phong kiến - Âm lịch, của kẻ nô dịch - người Hán. Nén chặt, ém nhoà, chưa dám minh bạch, mỗi mùa Tết đám đông, bao nhiêu người vạ vật dọc đường, bao nhiêu người chết thảm vì tai nạn, rượu chè, cờ bạc, đâm chém? Bao nhiêu tiền tiêu không trúng đích?
Có cách nào vừa đạt mục đích gắn kết gia đình, dòng họ, của người tộc Việt, người dân tộc khác, vừa giảm bớt chết chóc, căng thẳng xã hội, giá cả...? Chẳng hạn, trong quãng nào đó (xung quanh Tết Tây, Tết Ta?), mỗi nhóm người có thể tự đăng ký nghỉ dăm ngày lệch pha? Số người các họ, tộc chênh nhau, cân đối thế nào? Hoàn thiện dần. Cũng lại cảnh giác xu hướng đảng tộc biến tướng.
Ông có học mà ông viết như người ko có học ..? Vậy ông có biết Việt nam ta dùng lịch âm để làm gì ko thưa ông zaos si ko có lich âm nhà nông ko cấy đc lúa nhé thưa ông ? Còn tốt hay xấu là do mình . Tốn hay ko tốn làdo mình .? Có lịch âm nhưng theo tàu hay ko là do mình ông nhé đừng đổ lỗi cho lịch âm ..vậy hailua Tôi chỉ biết và thỉnh ông có vậy .
Trả lờiXóaNGHÈO VÌ ĐÂU?
Trả lờiXóaTrên thế giới, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng: những quốc gia sử dụng Âm lịch là những quốc gia nghèo
Nhưng, một trong những nguyên nhân chắc chắn làm nghèo Đất nước là nước đó có nhiều người quá ngu mà tự cho rằng mình là rất khôn
(...)chúng ta hãy nhìn nước Nhật Bản, họ bỏ hẳn Âm Lịch đã ngoài 60 năm rồi, họ có nghèo đâu, mà họ càng ngày càng văn minh thêm, nước họ trở thành cường quốc công nghiệp phát triển ngang hàng với các quốc gia Âu Mỹ, Nước Ta cứ đeo đẵng cái âm lịch lạc hậu, nên nước ta nghèo mãi,... Nước Ta nghèo chính vì một phần bởi Âm Lịch mà ra. Đừng nghĩ tết Âm Lịch là tết cổ truyền, là thiêng liêng nữa,...(hết trích)????!!!!!
Trả lờiXóa----------------------------------------
Ối giời, giáo sư ơi là giáo sư, xin giáo sư đọc lại cho kỹ lịch sử đi ạ! Nhật Bản hùng mạnh như ngày nay không phải là nhờ "bỏ Âm lịch" nhé, mà phải nói là nhờ Minh Trị Thiên Hoàng có tầm nhìn, quốc sách vượt bậc để đưa đất nước hấp thụ tinh hoa khoa học kỹ thuật Âu tây mà áp dụng cho nước mình. Lại phải kể đến sau Thế chiến II, Nhật Bản được Mỹ bảo hộ và họ biết tận dụng thời cơ nên phát triển hùng cường đến hôm nay. Nhật chỉ bỏ Âm lịch sau khi kinh tế đã ổn định và đang trên đà phát triển vũ bão nên theo Tây lịch thì đem lại lợi ích thiết thực là tăng ngày làm, tăng thu nhập quốc dân đáng kể nên mới đáng theo Tây lịch sau khi cân nhắc thận trọng. Chứ như Việt Nam, kỹ sư bác sĩ đang thất nghiệp hàng trăm ngàn, người lao động phổ thông thất nghiệp phải xuất khẩu lao động cả triệu người, kinh tế cả nước đang èo uột,vv... thì "bỏ Âm lịch theo Tây lịch" là giải quyết được vấn đề sao, thưa giáo sư?
Và riêng cái câu "Đừng nghĩ tết Âm Lịch là tết cổ truyền, là thiêng liêng nữa,"(?!!) Nếu truyền thống dân tộc ngàn đời mà "không thiêng liêng", nếu huyền sử "con Rồng, cháu Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ" cũng bị cho là chuyện hoang đường vô bổ vớ vẩn thì thử hỏi: chạy theo đồng tiền chưa biết kiếm được xu cắt nào chưa, nhưng cái họa trở thành nòi giống vô loài mất gốc thì nhãn tiền rồi, thưa giáo sư!
Tôi thấy qua tk 21 , VN mới chú trọng Âm Lịch nhất là những dịp Tết và Lễ Hội . Phụ thuộc vào Âm Lịch là phụ thuộc vào nông nghiệp . Những Lễ Hội phần lớn do nông nghiệp mà ra . Mà nông nghiệp của VN là nông nghiệp lạc hậu, con trâu đi trước cái cầy theo sau . Người ta bầy ra Lễ Hội để vui chơi theo mùa màng , cầu cho mùa màng bội thu . Mùa màng bội thu thì XH no ấm . XH nông nghiệp ngàn đời ít chú trọng đến KHKT, ít có cải tiến . Cho nên trì trệ và lạc hậu so với các nước chú trọng đến KHKT . KHKT đưa XH thoát ly nông nghiệp và lấy KHKT để cải tiến nông nghiệp đưa tới hiệu quả tốt nhất !
Trả lờiXóaTôi cũng ủng hộ bài viết rất tuyệt!
Trả lờiXóaTết Âm Lịch càng ngày càng mất ý nghĩa và các phong tục cổ mà hay thì chẳng còn gì. Sức lực dân mình càng tiêu tán vào các loại Tết lễ. Phong tục tập quán tốt đã mất, Tết còn ý nghĩa gì đâu.
Chưa hiểu hết về văn hóa cổ truyền phương Đông thì đừng nên phê phán. Bài viết có chỗ chấm, phẩy, viết hoa, viết thường chưa đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Trả lờiXóaSÁNG KIẾN
Trả lờiXóaTôi xin thảo luận về vấn đề thời gian như sau:
- Thứ nhất: Mặt đồng hồ được chia ra 12 giờ là không hợp lý bằng 10 giờ. Vì, chúng ta dùng hệ đếm là hệ 10. Và, đây cũng là hệ đếm chính thức của đa số quốc gia trên thế giới. Xét về mặt toán học thì hệ 12 phức tạp hơn hệ 10 rất nhiều
- Thứ hai: Đa số công nhân viên làm việc 8 tiếng một ngày và làm 40 tiếng liên tục sẽ được nghỉ ngơi. Như vậy, họ làm việc 5 ngày và nên được nghỉ 1 ngày là hợp lý. Cho nên, tôi đề nghị một tuần chỉ nên có 6 ngày là hợp lý và hiệu quả hơn. Hiệu quả hơn là số ngày làm việc trong năm nhiều hơn
Tóm lại, nối theo sáng kiến của tác giả bài này và ông Bùi Hiền, tôi xin đề nghị sửa lại: một tuần nên chỉ có 6 ngày và mặt đồng hồ nên chia ra chỉ 10 giờ mà thôi!
Thưa ông Hai Lúa, 24 tiết khí đều là của DƯƠNG LỊCH, nhà nông canh tác chẳng hề phụ thuộc vào ÂM LICh chút nào. Mong ông hãy đọc kỹ và học kỹ lịch số rồi hãy nói.
Trả lờiXóaNhững thằng đần mới học và làm theo âm lịch, bói toán, đạo khổng, mạnh. Nói chung là văn hóa tàu tôi cực ghét, nhiêu khê phiền hà, nhiễu sự, tự vẽ ra huyễn hoặc, mê muội con người, tự trói buộc mình. Văn hóa tàu chỉ béo bọn thày cúng, thày bói, thày phong thủy, kính thưa các loại thày...Không có lịch âm thì không cấy cày được à, thế lịch dương để làm gì?
XóaTôi chỉ thấy một chuyện rất oái oăm là đem thân phận của người gắn vào 12 con vật! Người không thể là Lợn (Hợi)!
Trả lờiXóaNếu nói lịch Âm do người Trung Hoa lập ra thì còn thiếu dữ liệu.
Trả lờiXóaCứ dùng cả 2 lịch. Lịch tây dùng cho hành chính, Còn Lịch ta (Âm lịch) dùng trong Văn hóa Phương Đông, không phải để xem ngày tháng cát hung, Tử vi, Bói toán v.v … Tất cả các hủ tục độc hại cần bỏ ngay, mà chỉ để xem sự vận hành, tiết khí để làm ăn và chữa bệnh không dùng thuốc… Bên cạnh đó, việc duy Lịch ta còn có ý nghĩa tôn trọng Tổ tiên, vì chính họ đã làm ra Lịch ta cho vùng lúa nước và sử dùng hàng ngàn năm khi chưa có Lịch tây. Sau sẽ có đôi lời bàn về cách ông cha ta làm ra Lịch ta, chưa phải lúc này.
Hiện nay chỉ có cấn cái về chuyện tốn kém, lãng phí cả tiền của lẫn thời gian vào chuyện Tết. Vấn đề này dễ khắc phục thôi. Sẽ có lúc thống nhất được thôi, hẹn mai mốt.
Trước mắt hãy đừng coi Khoa học là Nhất thống sơn hà - nhất trái đất, vì Khoa học coi mình là vậy nên chính Khoa học là loại mê tín nhất, mê tín đến cực đoan. Khoa học đang mù hoàn toàn khi nói về Vũ trụ này.
Xin nói rằng Âm lịch có trước Công lịch (lịch công giáo) hàng ngàn năm. Khi Âm lịch ra đời mỗi năm sai lệch 7 phút, còn Công lịch khi mới ra đời mỗi năm sai 7 ngày. Nếu cứ theo Khoa học thì cái gì cũng ngược Tự nhiên, ví dụ: Chiều chuyển động các vật thể, Hướng xác định điểm đầu - cuối vật thế v.v...Ví dụ: quả địa cầu cứ cho quay đầu Bắc lên trên mà không biết cực bắc toàn băng giá tức là nước sao lại ở trên? Nếu quay lộn lại thì Việt Nam sẽ bền vững vì đầu to làm chân đế mới vững.
Bàn vui đôi lời, sẽ có ngày bàn đủ.
Nhà TỄU là người có học cao thông đông tây kim cổ cho một tiếng.
Trả lờiXóaEm chỉ suy từ em ra là từ ngày ra nước ngoài sống, không còn xem lịch âm mà vẫn sống khỏe. Thế có nghĩa là không có âm lịch thì chẳng làm sao cả. Chỉ khi nào có tết âm thì có người nhà bên VN nhắc ngày này ngày kia là tết.
Trả lờiXóaHiện tại là gần nữa tháng 2 lịch tây nhưng trời vẫn rét đậm.Mùa xuân vẫn chưa về, cây bắt đầu đơm hoa nhưng chưa kết quả...sao bàn về lịch, về học thuật lại cứ gài Tây, Tàu vào làm gì? Nên bàn kỹ xem theo lịch Tây hay lịch ta thì vận dụng trồng cấy tốt cho người dân. Nên nhớ nước Việt Nam còn đến 80% là nông dân đấy.Còn ngày tết uống rượu gây ra tệ hại là do tâm lý của một số ít phàm ăn tục uống chứ đâu cả dân tộc này?Cái số tệ đoan, say xỉn thì dù tết tây hay Ta họ cũng vậy thôi! Không thể dẹp sạch mặt trái của cuộc sống được đâu.Ngày nay xin mượn lời văn hào VichtoHuygo: bên cạnh cái cao siêu nhất sẽ có cái bỉ ổi nhất./.
Trả lờiXóaHơn 65 năm được ăn Tết cổ truyền , quan sát thấy , xin có mấy nhời như sau . Dịp Tết cổ truyền là thời khắc Trời mùa Đông giá rét đã chuyển sang mùa Xuân , lá xanh kịp thay thế là vàng , hoa kịp nở khoe sắc; việc đồng áng của bà con nông dân đều đã xong vơi, gọn gẽ; Thời gian của 12 tháng , 4 mùa trôi qua, năm cũ khép lại; cánh cửa năm mới hé mở , hứa hẹn, háo hức lòng người từ trẻ già đến trai gái..Công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc Việt Nam tuy gặp vô vàn khó khăn , không ít sai sót nhưng đều đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy rằng còn nhiều điều không được như mong đợi , nhưng Tết cổ truyền Dân tộc VN không hề ảnh hưởng đến sự vận động của lịch sử đất nước và con người Việt Nam . Xét về đặc tính kinh tế nông nghiệp và môi trường, cảnh quan ..thì Tết cổ truyền là dịp nghỉ ngơi , sum họp gia đình , thưởng ngoạn ..sau 1 năm làm việc là hợp tình hợp lý nhất . Vấn đề chưa tương thông giữa Tết cổ truyền với ngày nghỉ cuối năm ( tết Dương lịch)cần phải được khắc phục . Các nhà đầu tư nước ngoài vào VN làm ăn, cần khuyến khích họ " nhập gia tùy tục", tạo điều kiện cho lao động là người VN nghỉ tết cổ truyền . Ví dụ , có tính đặc thù như ngành Điện lực , công nhân vẫn thay nhau nghỉ và trực sản xuất trong các ngày Tết bảo đảm an toàn liên tục cung cấp điện cho khách hàng..Tóm lại Tết cổ truyền vừa là tập quán văn hóa của dân tộc , ăn sâu đời sống tình cảm, tâm linh của mỗi người Việt . Duy trì, bảo tồn và điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Tập quán Tết cổ truyền cho phù hợp thời đại là việc nên làm .
Trả lờiXóaThế có phải bà làm trong báo ND không?
Xóaâm lịch là lich mặt trăng
Trả lờiXóanhờ âm lịch mà tính được đêm trăng tròn
bao nhiêu buổi đập lúa rộn ràng bên bờ đê, sân gạch, bao nhiêu cuộc gặp gỡ lưu luyến nên thơ dưới ánh trăng tròn.
Nhờ âm lịch mà biết được đêm không trăng
bao nhiêu âm mưu đen tối đã diễn ra trong đêm 30 mươi.
Bao nhiêu lần trăn trở ăn năn dưới vàng trăng khuyết
Bây giờ người ta muốn bỏ đi
Dường như người muốn quên đi tất cả những điều xấu đẹp trong quá khứ, để hướng vào những toan tính rạch ròi thực dụng hôm nay.
Ai bắn súng lục vào quá khứ sẽ nhận đại bác ở tương lai
Mà cũng chẳng cần đại bác, gạch đá cũng đủ u đầu rồi
Nếu không tin thì hỏi bác Bùi Hiền
Con hac thì múa con nghê thì chầu. Thế mới là nhân loại. Tôi không giàu cũng không nghèo nhưng tôi không "táo bón" vì những cách nghĩ như thế này. Ai muốn bỏ Tết thì cứ bỏ.Tôi cứ xài. Thế mới là người tự do. Đừng nghĩ tự do là do một thiết chế này nọ dâng cho mình.
Trả lờiXóa