Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

DÂN XÂY CHÙA, LÃNH ĐẠO TỈNH THU PHÍ ?


Ảnh chụp bảng thông báo thu phí của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: FB Điệp Hương 
Dân xây chùa, lãnh đạo tỉnh thu phí?

Ngọc Thu
27-2-2018

Chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh, người dân bị thu phí khi tham quan chùa chiền ở Yên Tử. Theo thông tin từ báo Quảng Ninh, ngày 13/12, HĐND tỉnh này đã họp thông qua nghị quyết thu phí tham quan chùa Yên Tử. UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho TP Uông Bí thực hiện việc thu phí này kể từ ngày 1/1/2018, với mức thu 40.000 đồng/lần dành cho người lớn và 20.000 đồng/lần đối với trẻ em khi vào viếng chùa.

 
Trước sự việc này, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã gửi công văn phản đối tới tỉnh Quảng Ninh. Phía GHPG Việt Nam cho rằng, “các tín đồ Phật tử là những người thường xuyên công đức để góp phần tôn tạo, xây dựng Yên Tử được như ngày hôm nay, nên việc thu phí với họ tại Yên Tử là chưa hợp lý”. 
.
 
Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh góp ý với HĐND tỉnh. 
Ảnh: Dân Việt

Công văn của Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh có đoạn: “Nếu bán vé cho mọi người về Yên Tử để lễ Phật, bày tỏ đức tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình, sẽ tạo nên sự bức xúc và cả sự xúc phạm không cần thiết. Và sẽ là nguyên nhân để mọi người không quay lại Yên Tử. Nếu bán vé thu phí chỉ được 40 nghìn đồng/ 1 người, ngược lại 1 người không quay lại sẽ mất ít nhất 300 nghìn đồng”. 
 
Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh: Minh Cương/ VNE

Ngoài ra, Giáo hội PGVN tỉnh này cho rằng: “Bán vé vãn cảnh Yên Tử thực chất là bán vé vào chùa Yên Tử“. Du khách khi đi thăm chùa Yên Tử, họ đã phải trả phí gửi xe, phí cáp treo, phí xe điện… Nếu phải trả thêm phí vào chùa Yên Tử nữa, sẽ dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Thế nhưng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh vẫn nhất định thu phí kể từ ngày 1/1/2018.

Đường rừng cũng bị thu phí BOT?

Đó là thắc mắc của một nhóm người đi đường rừng đến thăm chùa Yên Tử, đã bị những người đại diện cho chính quyền chặn lại, bắt nộp phí. Những người dân này cho rằng, họ không sử dụng cáp treo để lên chùa, đường họ tới chùa là đường rừng, không được tráng nhựa, sao họ bị bắt nộp phí?

Mời xem clip ghi lại cảnh đôi co giữa các Phật tử và những người thu phí:

Facebooker Điệp Hương cho biết, “mình và mọi người đi chùa Tây Yên Tử, đi từ chân núi Tuấn Mậu lên đến gần chùa thì có 2 người bắt bọn em phải mua vé. Đường đi như vậy, có quyền thu, bắt dân phải mua vé không ạ?“. Mời xem thêm clip:

Các Phật tử than phiền rằng, chùa chiền ở đây do người dân bỏ tiền ra tôn tạo, trùng tu, nhưng chính quyền lại đứng ra thu phí.

Bà Lan, một Phật tử ở Thái Bình, nói với VnExpress: “Mọi người dân đều có quyền tự do đi lễ chùa. Việc xây dựng tu bổ chùa phải bằng tiền công đức, việc thu phí ở đây là không hợp lý. Nếu tiếp tục thu phí chúng tôi sẽ không công đức nữa”.

Với việc thu phí này, người dân đã phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn để “cúng” cho chính quyền, thay vì “cúng chùa”.

____

Mời đọc thêm: Người dân thắc mắc đi lễ chùa ở Yên Tử phải nộp phí (VNE). – Thu phí tham quan Yên Tử với giá cao, nhiều du khách ngỡ ngàng (SM). Quảng Ninh: Du khách bất ngờ vì phí lên Yên Tử cao (VNN). – Yên Tử đón hơn 12 vạn khách, phí tham quan đạt trên 4,6 tỷ đồng (Quảng Ninh).


7 nhận xét :

  1. Vạch bèo vơ tép, lớn bùi bé mềm là chính sách tận thu.
    Không lẽ nhà nước ta thiếu th[ns đến mức phải thu phí của người đia chùa rồi sao.
    Các Phật tử than phiền rằng, chùa chiền ở đây do người dân bỏ tiền ra tôn tạo, trùng tu, nhưng chính quyền lại đứng ra thu phí.
    Tôi phản đối việc thu phí người đilễ chùa

    Trả lờiXóa
  2. Chính phủ Việt Nam là một chính phủ BOT nhưng đặt sai vị trí.

    Trả lờiXóa
  3. càng ngày càng khốn nạn.

    Trả lờiXóa
  4. Chùa chiền biến thành BOT hồi nào vậy ? Nếu thu phí vào chùa thì phải công khai chùa XD tốn bao nhiêu ? Ai là chủ đầu tư ? Thu mỗi lần bao nhiêu ? Thu trong thời gian bao lâu ?
    Thu phí vào chùa để biến thành chùa Bà Đanh chắc ?

    Trả lờiXóa
  5. Ăn chia cả đấy! Không có gì miễn phí! Có nhu cầu tín ngưỡng thì có cung: đến chùa thì phải mất phí! Thế thôi! Thế quyền và thần quyền phối hợp ăn chia!

    Trả lờiXóa
  6. Thế là rõ bản chất của GHPGVN cũng như mục đích mà nhà Chùa muốn phật tử đến "Công văn của Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh có đoạn: “Nếu bán vé cho mọi người về Yên Tử để lễ Phật, bày tỏ đức tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình, sẽ tạo nên sự bức xúc và cả sự xúc phạm không cần thiết. Và sẽ là nguyên nhân để mọi người không quay lại Yên Tử. Nếu bán vé thu phí chỉ được 40 nghìn đồng/1 người, ngược lại 1 người không quay lại sẽ mất ít nhất 300 nghìn đồng”."

    Trả lờiXóa
  7. Nên thu phí ở tất cả các lễ Hội như Lễ Hội chùa Hương. Lễ Hội đền Trần,đền Hùng, đền bà chúa kho. Bái đính vân vân (các điểm này mới đông người)...Sẽ tăng nguồn thu cho NSNN, các CB tham gia thu cũng có lợi là được trích lại 30%. Đủ để làm giàu cho gia đình.
    Nhất cử lưỡng tiện.

    Trả lờiXóa