Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

TỔNG HỢP THÔNG TIN TRƯỚC PHIÊN TÒA ĐINH LA THĂNG

Ông Đinh La Thăng được dẫn giải đến tòa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH. (Báo Tuổi trẻ).

Tiếng Dân tổng hợp:
 Phiên xử ông Đinh La Thăng, 
Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Trang Zing đưa tin: Sáng nay ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo hầu tòa. Tiến độ “thần tốc” của vụ án: Đúng một tháng sau ngày ông Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam, các thành viên hội đồng xét xử đã có thể xử lý xong “lượng hồ sơ lên tới 10.000 bút lục” trong vụ án chính trị – kinh tế ở PVN, mà thực chất là để hoàn tất một giai đoạn thanh trừng nội bộ theo đúng lệnh của bác Tổng. 

Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội, cho biết: “Phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018)”. Theo ông Toàn, luật mới có thể “đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng”.

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Đinh La Thăng ra hầu tòa hôm nay. Ảnh: VNE
VnExpress có bài: Luật sư: Trịnh Xuân Thanh nếu trả lại tài sản tham ô có thể sẽ thoát án tử. LS Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của BLHS năm 2015, “người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô… thì không thi hành án tử hình với họ“.

Trường hợp Trịnh Xuân Thanh, “nếu ông Thanh cùng 9 người trong nhóm tội Tham ô nộp khắc phục hậu quả ít nhất ba phần tư tài sản tham ô thì hình phạt tử hình có thể được chuyển thành tù chung thân“. Mới đây, gia đình Trịnh Xuân Thanh nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Số tiền này chẳng là bao so với con số 3.200 tỷ mà ông và đồng phạm bị cáo buộc gây thất thoát, thua lỗ ở PVC.

Về chuyện lạ nhưng “đúng quy trình” trước ngày xét xử: Vì sao 2 luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử? Trao đổi với BBC, LS Nguyễn Thị Huyền Trang thừa nhận: “Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa”.

TS Chu Mộng Long đặt câu hỏi: Thế nào là tội “Cố tình làm trái…”? Về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được bác Tổng tận dụng để thanh trừng nội bộ, tác giả chia sẻ: “Riêng tôi rất băn khoăn về tội danh này… nếu hồn nhiên, vô tư thì chỉ có thể là ‘vô tình làm trái’ chứ ạ?”.

BBC: Bà Schlagenhauf: “Không hy vọng phiên toà xử ông Thanh đúng luật”. LS của Trịnh Xuân Thanh, bà Schlagenhauf bị ngăn cản không cho vào VN, nên bà không hy vọng phiên tòa xử thân chủ của mình “được tiến hành theo đúng luật và tôn trọng pháp quyền”.

Lý do bà Schlagenhauf bị ngăn không cho vào VN, theo GS Nguyễn Mạnh Hùng, là “vì họ sợ bà sang sẽ làm ồn ào; bà có thể làm rùm beng lên, làm cho người ta khó xử“. Còn theo TS Hà Hoàng Hợp thì, luật sư người Đức không được phép nhập cảnh vào Việt Nam là vì Việt Nam chưa cho phép luật sư người nước ngoài tham gia quá trình tố tụng ở nưới này.

Ông Hợp nói: “Cho đến hiện nay người ta không cho phép một pháp nhân nước ngoài tham gia vào quá trình tố tụng ở Việt Nam. Nói nôm na là không có chuyện thầy cãi nước ngoài được cho vào Việt Nam để cãi cho thân chủ người Việt Nam được. Thậm chí vào Việt Nam để cãi cho công dân của họ ở Việt Nam cũng không được“.

Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin: “Tại Berlin rất đông các hãng thông tấn, báo chí vài ngày trước cũng đã nhận được giấy mời của Bộ Ngoại Giao Đức tham dự cuộc họp v/v các vấn đề phía sau vụ xét xử Trịnh Xuân Thanh, vào sáng nay đầu tuần”.



1 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 19:08 8 tháng 1, 2018

    Tất cả chỉ là vở diễn ĐÚNG QUY TRÌNH .

    Trả lờiXóa