Tối qua (19/1/2018), cuộc biểu diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) tại Nhà Hát Lớn Hà Nội của liên doanh Bộ VH-TT-DL Việt Nam và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã bị hoãn vì lý do kỹ thuật điện. Không nói ra nhưng ai cũng biết đấy là do tác động kịch liệt của cộng đồng mạng phẫn uất với quyết định của một cơ quan chính phủ Việt Nam tổ chức sự kiện này đúng ngày mà 44 năm trước chính Trung Quốc đã xua quân cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc hoãn sự kiện đó là phải. Nhưng sao không hủy cả lịch trình của đoàn nghệ thuật Trung Quốc trong những ngày này? Bởi vì hoãn thì sẽ lại diễn. Và tối nay...
Tối nay (20/1/2018) có tin đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) sẽ có cuộc diễn tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc (đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Hà Nội). Nghe tin là khán giả bắt buộc phải đi. Đâu như Đại học Văn hóa Hà Nội bị lệnh cử 500 sinh viên đến dự. Nhà trường đã phải lệnh cho các khoa điều sinh viên đến. Mỗi sinh viên sẽ được phát bánh mì, chai nước, 18h tập trung ở trường có xe đón, xem xong xe đưa về lại trường. Và đó được coi là ngoại giao văn hóa, ngoại giao nghệ thuật.
Văn hóa luôn là của một dân tộc, gắn liền quốc thể của một đất nước. Sự kiện Bộ VH-TT-DL nước ta tổ chức cho đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) biểu diễn vào ngày 19/1/2018 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội là một hành động không yêu nước. Nên nhớ: Nội Mông là vùng đất bị nhà Hán thu phục.
__________________
CÂU CHUYỆN NGÓT 80 NĂM TRƯỚC
Đặng Như Bằng
21 tháng 1, 2018
Tôi người Nam Định, 73 tuổi, từng được nghe cha tôi kể lại: Năm đó, chắc vào thập niên 1940, có một đoàn xiếc nước ngoài (không nhớ là Tây hay Tầu) sang lưu diễn ở Việt Nam.
Trong một tối công diễn tại Hà Nội ở một tiết mục hài, có một diễn viên mặc áo dài khăn đóng ra biểu diễn, bạn diễn hỏi một câu tiếng Tây, không biết, lại hỏi một câu tiếng Tầu, cũng không biết.
Bạn diễn đá cho một cái vào mông và nói "An Nam mit đá đít giở vào". Vậy là cả rạp rùng rùng đứng dậy bỏ về. Chưa hết, trong các buổi diễn sau của đoàn luôn luôn có các học sinh Việt Nam đứng tại các ki ốt bán vé vận động khán giả tẩy chay không mua vé xem chương trình của đoàn này.
Phải rời bỏ Hà Nội, đoàn về diễn tại thành phố Nam Định.
Cũng tại thành phố lớn thứ ba miền Bắc Việt Nam lúc bấy, các học sinh trường Thành Chung Nam Định cũng tổ chức vận động đồng bào tẩy chay đoàn xiếc này.
Ông Vi Văn Định, tổng đốc Thái bình khi đó, nhận được vé mời, cũng đánh ô tô chở cà gia đình sang xem xiếc.
Học sinh trường Thành Chung Nam Định vào tận ghế ngồi của ngài Vi Tổng đốc và nói:
- Thưa ngài Tổng đốc, ở đây người ta nhục mạ dân tộc Việt Nam, nếu ngài là người Việt Nam, xin ngài hãy cùng quý quyến rời bỏ và tẩy chay buổi biểu diễn này.
Ngài Vi Tổng đốc (hẳn nhiên là người Việt Nam) đã đứng dậy, cùng vợ con rời rạp và đánh xe qua phà Tân Đệ về lại Thái Bình ngay trong đêm.
Không có khán giả, không bán được vé, không có tiền trả lương diễn viên, không có tiền mua thức ăn cho thú, đoàn xiếc này phải bán lại thú cho ông Tạ Duy Hiển để có tiền mua vé hồi hương.
Tôi không bao giờ quên câu chuyện này.
CÂU CHUYỆN NGÓT 80 NĂM TRƯỚC
Đặng Như Bằng
21 tháng 1, 2018
Tôi người Nam Định, 73 tuổi, từng được nghe cha tôi kể lại: Năm đó, chắc vào thập niên 1940, có một đoàn xiếc nước ngoài (không nhớ là Tây hay Tầu) sang lưu diễn ở Việt Nam.
Trong một tối công diễn tại Hà Nội ở một tiết mục hài, có một diễn viên mặc áo dài khăn đóng ra biểu diễn, bạn diễn hỏi một câu tiếng Tây, không biết, lại hỏi một câu tiếng Tầu, cũng không biết.
Bạn diễn đá cho một cái vào mông và nói "An Nam mit đá đít giở vào". Vậy là cả rạp rùng rùng đứng dậy bỏ về. Chưa hết, trong các buổi diễn sau của đoàn luôn luôn có các học sinh Việt Nam đứng tại các ki ốt bán vé vận động khán giả tẩy chay không mua vé xem chương trình của đoàn này.
Phải rời bỏ Hà Nội, đoàn về diễn tại thành phố Nam Định.
Cũng tại thành phố lớn thứ ba miền Bắc Việt Nam lúc bấy, các học sinh trường Thành Chung Nam Định cũng tổ chức vận động đồng bào tẩy chay đoàn xiếc này.
Ông Vi Văn Định, tổng đốc Thái bình khi đó, nhận được vé mời, cũng đánh ô tô chở cà gia đình sang xem xiếc.
Học sinh trường Thành Chung Nam Định vào tận ghế ngồi của ngài Vi Tổng đốc và nói:
- Thưa ngài Tổng đốc, ở đây người ta nhục mạ dân tộc Việt Nam, nếu ngài là người Việt Nam, xin ngài hãy cùng quý quyến rời bỏ và tẩy chay buổi biểu diễn này.
Ngài Vi Tổng đốc (hẳn nhiên là người Việt Nam) đã đứng dậy, cùng vợ con rời rạp và đánh xe qua phà Tân Đệ về lại Thái Bình ngay trong đêm.
Không có khán giả, không bán được vé, không có tiền trả lương diễn viên, không có tiền mua thức ăn cho thú, đoàn xiếc này phải bán lại thú cho ông Tạ Duy Hiển để có tiền mua vé hồi hương.
Tôi không bao giờ quên câu chuyện này.
Vấn đề là làm sao xây dựng được ý thức thường trực về sự kiện bị giặc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Hơn thế nữa tinh thần cảnh giác cũng phải là máu thịt với dân ta. Kịp thời ngăn chặn được việc tối 19 - 1 vừa rồi là được. Liệu sau này có rút được kinh nghiệm hay không. Đã có câu chuyện được ông nguyên Giám đốc Văn hóa Hà Nội kể mà quân minh vẫn không tỉnh ra. Tôi cứ băn khoăn.
Trả lờiXóaKhi còn đang làm việc tôi đã có chuẩn bị để đề nghị với TTg là trước khi thôi chức nên ký một văn bản để vinh danh 74 liệt sĩ Hoàng Sa năm 1974. Anh bạn tôi là LQV, nay là Phó Văn phòng Trung ương không phản đối nhưng khuyên tôi cân nhắc không sẽ làm khó cho TTg. Tôi đã bỏ đoạn văn đó trong kiến nghị với TTg. Mãi sau này, trong bài thơ 'Giấc mơ dài' đăng trong tạp chí Người cao tuổi số 159 tháng 5 năm 2010 ý tưởng đó được viết:
Ngày hội non sông mấy ai được mời được gọi,
Ai vật vờ gốc cây ngọn cõi,
Ai canh trời, ai giữ biển, ai trông núi,
Nhìn nhau bối rối lặng im,
Đồng đội ta ai mất ai còn,
Anh em ta người mất ai tìm
Tối 20/1 họ có diễn không, tiên sinh ?
Trả lờiXóaCám ơn bác Bằng về câu chuyện cũ từ những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng thấy xót xa vì chẳng lẽ gần 80 năm sau LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC LẠI BỊ XÓI MÒN ĐẾN NHƯ VẬY SAO?
XóaThan ôi đất Việt hà san
Văn minh có sẵn không ngoan có thừa
Hồn chưa tỉnh? Tỉnh chưa? Chưa tỉnh !
Nỗi đau này phải tính sao đây?
CHÚNG TA PHẢI HỌC VĂN HÓA TẨY CHAY THÔI!
XóaTrung tâm văn hóa Vn cũng có ở trên đất trung quốc??
Trả lờiXóaSự kiện này chẳng khác gì "Tinh thần thể dục" của nhà văn Nguyễn Công Hoan: "CHÚNG MÀY KHÔNG ĐI XEM ĐOÀN NGHỆ THUẬT NỘI mÔNG Ở TRUNG TÂM VĂN HÓA TÀU THÌ NGƯỜI TA BIỂU DIỄN CHO CHÓ XEM À?"...
Trả lờiXóaTrường ĐH văn hóa phải học tác phẩm TINH THẦN THỂ DỤC CỦA CỤ NGUYỄN CÔNG HOAN THÔI?
Xóa3 điều có thể liên quan đến đoàn Nội Mông trong thời điểm này: 1/ Chuẩn bị tinh thần cho "Ngoại Việt"-2020. 2/ Chào mừng kỷ niệm 44 năm Hoàng Sa. 3/ Chúc mừng tòa xử Đinh La Thăng, một người dám ngang nhiên chống Tàu.
Trả lờiXóaThật không còn gì để nói. Ngu đến thế là cùng.
Trả lờiXóaNhớ truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan "Tinh thần thể dục": Lý trưởng khua dân thôn dậy từ 5h sáng, cơm đùm cơm nắm lên phố huyện xem bóng đá.
Trả lờiXóaGiờ quan chức CS cũng bắt chước lý trưởng khua sinh viên ĐHVH, mỗi người một chai nước đi xem văn công Nội Mông!
Nói vè người Cộng sản nên ngĩ về nhũng người hy sinh giành lại độc lập cho Tổ quốc .Hãy sáng mắt để thấy kẻ cơ hội .đọc " con ngựa thành Toroa
XóaKhi nào TW công bố ngày 19/1 hàng năm kỹ niệm ngày mất Hoàng Sa như ngày 1/6, 27/7, 20/11... thì lúc đó Bộ VHTT mới nhớ.
Trả lờiXóaMẹ cha lũ vô văn hóa chứ bộ văn hóa cái gì
Trả lờiXóaTại sao họ không huy động Đoàn thanh niên và bọn dư luận viên ( dễ lấp đầy khán phòng ) mà lại huy động sinh viên Đại học Văn hóa ? Kế thâm độc quá ta !
XóaTrường ĐHVH bắt sinh viên đi xem TRONG MÔNG có gì thì VĂN HOÁ thật. Người xứ Đoài.
Trả lờiXóaBGH Trường ĐH VH theo lệnh ai mà cưỡng hiếp tập thể 500 Sinh viên thế ? Bắt buộc các em đi xem đoàn Văn Nghệ TC ngày mất Hoàng Sa coi như hành vi cưỡng hiếp tập thể !
XóaĐàn bò nghệ thuật
Trả lờiXóaGiống như tinh thần thể dục của nguyễn Công Hoan: "Đâu như Đại học Văn hóa Hà Nội bị lệnh cử 500 sinh viên đến dự. Nhà trường đã phải lệnh cho các khoa điều sinh viên đến. Mỗi sinh viên sẽ được phát bánh mì, chai nước, 18h tập trung ở trường có xe đón, xem xong xe đưa về lại trường. Và đó được coi là ngoại giao văn hóa, ngoại giao nghệ thuật".
Trả lờiXóa