Huỳnh Ngọc Chênh
ÔN TIẾP CHUYỆN LỊCH SỬ VỚI ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG
Ngay vào lúc các đồng chí mang các đồng chí của mình ra xét xử ầm ầm thì ngài Trương Tấn Sang cựu chủ tịch nước đăng đàn lên nhiều báo đảng ôn chuyện lịch sử, chuyện vua quan, chuyện thịnh suy các triều phong kiến để từ đó rút ra bài học lớn vận dụng vào chuyện thịnh suy của đảng ông ngày hôm nay.
Ông kể khi còn làm "vua" ở kinh thành Thăng Long, ông thường đi qua Hoàng Thành, đắm chìm vào "những dấu tích của thời đại vàng son" và "ngẫm nghĩ về những thời kỳ thịnh, suy của đất nước, về những lẽ hưng vong của thời cuộc".
ÔN TIẾP CHUYỆN LỊCH SỬ VỚI ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG
Ngay vào lúc các đồng chí mang các đồng chí của mình ra xét xử ầm ầm thì ngài Trương Tấn Sang cựu chủ tịch nước đăng đàn lên nhiều báo đảng ôn chuyện lịch sử, chuyện vua quan, chuyện thịnh suy các triều phong kiến để từ đó rút ra bài học lớn vận dụng vào chuyện thịnh suy của đảng ông ngày hôm nay.
Ông kể khi còn làm "vua" ở kinh thành Thăng Long, ông thường đi qua Hoàng Thành, đắm chìm vào "những dấu tích của thời đại vàng son" và "ngẫm nghĩ về những thời kỳ thịnh, suy của đất nước, về những lẽ hưng vong của thời cuộc".
Ông kể dài dòng từ triều Lý qua triều Trần qua triều Hồ rồi tâm đắc với chuyện Chu Văn An dâng sớ "thất trảm" thanh lọc bộ máy cầm quyền sa đọa để cứu triều phong kiến của giòng họ nhà Trần vào thời mạt vận.
Bài học lịch sử lớn mà "cựu vua" rút ra là hầu hết giòng họ phong kiến suy tàn bởi nguyên nhân giống nhau là vua lú lên ngôi sử dụng gian thần đưa đến rối loạn triều ca rồi sụp đổ. Rồi vận dụng vào thực trạng đảng ông ngày nay, ông ta thán: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?
Từ đó ông ca ngợi đảng của ông đã đến hồi sáng suốt, không đi vào vết xe đổ của các giòng họ phong kiến trước, biết chọn dùng người tài, biết trừng trị quan tham, làm trong sạch trở lại bộ máy cai trị, mang lại niềm tin yêu cho toàn dân. "...những gì Ðảng ta đã làm trong công tác cán bộ và xây dựng Ðảng là đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân" - ông lạc quan viết như thế và tin rằng bằng phương cách thanh lọc triều ca mà cụ Chu Văn An đề nghị cách đây cả ngàn năm, triều đại của đảng ông sẽ trường tồn bất chấp các quy luật khách quan của lịch sử.
Rút ra bài học lịch sử như thế thì chẳng rút ra được gì hết, nhất là đối với một người có bằng cấp lý luận Mác Lê siêu cao vốn phải thuộc làu làu kinh điển chủ nghĩa duy vật lịch sử như ông.
Tôi nhớ không lầm thì chủ nghĩa duy vật lịch sử dạy rằng trình độ sản xuất quyết định quan hệ sản xuất rồi hình thành nên thể chế chính trị tương ứng. Đất nước ta trải qua thời kỳ lâu dài ở trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu nên tương thích với nó là thể chế chính trị quân chủ độc tài kéo dài suốt 4000 năm lịch sử. Giòng họ này lên cầm quyền rồi suy tàn thì có giòng họ khác lên thay. Hết triều Đinh thì có triều Lê, hết triều Lê thì có triều Lý, hết Lý đến Trần, hết Trần đến Hồ, hết Hồ đến Lê, hết Lê đến Mạc, hết Mạc đến Trịnh - Nguyễn (lúc đó vua Lê vẫn tồn tại nhưng chỉ làm vì), hết Trịnh Nguyễn đến Tây Sơn, hết Tây Sơn đến Nguyễn, và hết Nguyễn là đến... (cái gì đó sẽ bàn sau).
Tên họ triều đình liên tục thay đổi, nhưng chế độ phong kiến tức bản chất thể chế chính trị theo kiểu quân chủ độc tài không hề thay đổi. Giòng họ cai trị có thịnh suy, nhưng thể chế quân chủ độc tài không hề suy suyển, chẳng có thịnh suy. Phong kiến nối tiếp phong kiến, vì trình độ và quan hệ sản xuất của xã hội vẫn chưa thay đổi, vẫn con trâu đi trước cai cày theo sau, vẫn mua bán đổi chác theo kiểu chợ quê, chưa có thị trường hàng hóa....
Cho đến khi người Pháp đên xâm lăng, họ đồng thời mang trình độ và quan hệ sản xuất mới đến với xã hội VN. Lúc đó xã hội VN có thêm sản xuất công nghiệp tiên tiến đang xen với sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu manh mún thị trường hàng hóa. Đó là lúc chế độ phong kiến kéo dài cả hàng ngàn năm lịch sử bắt đầu lung lay và đi vào suy tàn.
Cái suy của phong kiến là do thay đổi quan hệ sản xuất của xã hội chứ không phải do vô phước có ông vua lú lên ngôi và gian thần lộng hành. Vua lú và gian thần chỉ làm suy tàn giòng họ chứ không làm suy tàn chế độ. Chế độ chỉ suy tàn khi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thay đổi.
Cuối đời nhà Nguyễn, chế độ phong kiến suy tàn, thể chế chính trị quân chủ độc tài không còn tương thích với hình thái xã hội mới và người dân cũng dần hiểu biết về các thể chế chính trị tiến bộ khác từ phương Tây, nên cách mạng, trước sau cũng phải nổ ra theo cách này hay cách khác để thay đổi thể chế. Đây là thời điểm xuất hiện những Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Áí Quốc, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm...Những bậc tiền phong này liên tục thôi thúc xã hội đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ đồng thời với công cuộc giành độc lập để thay thế chế độ phong kiến đến lúc suy tàn.
Những thôi thúc đó đã tác động đến Bảo Đại, ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến. Ông học hành từ Pháp về nên nhanh chóng am hiểu thời cuộc. Ông thức thời, tự làm cách mạng trước khi người dân nổi dậy làm cách mạng, bằng cách chuyển từ thể chế quân chủ độc tài qua thể chế quân chủ lập hiến, mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra lập chính phủ. Đây là một cuộc cách mạng to lớn tạo ra bước ngoặc lịch sử mới cho dân tộc chứ không phải là chuyện tầm thường như đánh giá của lịch sử được viết lại bởi những kẻ cơ hội cướp chính quyền sau nầy.
Đây là cuộc cách mạng phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với lòng dân, không gây ra xáo trộn và đổ máu.
Rút ra bài học lịch sử là rút ra từ chỗ nầy, từ thời điểm suy tàn của thể chế quân chủ độc tài sau khi đã kéo dài gần 4000 năm lịch sử của dân tộc, chứ không phải từ chỗ thịnh suy nhất thời của từng giòng họ. Chế độ phong kiến với thể chế quân chủ độc tài đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của mình và đến lúc phải tự giác rút lui để thay vào một thể chế mới tiến bộ hơn và tương thích với hình thái xã hội mới.
Thể chế chính trị hiện nay theo mô hình độc đảng của nhà nước Liên Xô thực chất chỉ là hình thức mới của chế độ phong kiến, một loại phong kiến tập thể, thay vì "quân chủ độc tài" là "đảng chủ độc tài", đã quá lỗi thời vì không tương thích với hình thái xã hội mới dựa trên lực lượng sản xuất mới và quan hệ kinh tế thị trường nên đã bị chính những kẻ đẻ ra nó tự giác đào thải.
Gắng gượng tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị lỗi thời là duy ý chí, là chặn đứng bánh quay của lịch sử, là phản động, là có tội với đất nước.
Đó là điều chủ nghĩa duy vật lịch sử của các ông nói, chứ không phải người viết bài nầy nói.
Về bài viết của ông Trương Tấn Sang tôi đã có bài bình phán thể hiện sự đồng tình. Tôi phục vụ ở cung đình đến gần 30 năm, thấm đẫm triết lý 'không có vĩ nhân dưới con mắt của kẻ hầu phòng', 'cung đình và hí viên là 2 nơi không nói lý'. Đọc bài viết của ông Trương Tấn Sang thể hiện ông đang có nhận thức lại, cũng có thể gọi là 'tự diễn biến' được diễn đạt dưới một hình thức khác. Tôi cho rằng với vị thế của ông, ông mượn lịch sử để thể hiện là rất tinh tế.
Trả lờiXóaTôi từng viết trong sách của tôi, sách 'Chắp nhặt dông dài' nhưng chưa đâu nhận xuất bản dù đã đem đến mấy nhà xuất bản quốc doanh. Sau khi viết hàng nghìn trang về hiện trạng, tôi đã viết thế này: Vấn đề không phải là việc sửa đường, không phải là việc sửa phương tiện, cũng không phải là việc thay người cầm lái, mà là: "KAP: Knowledge - Attitude -Practice". Cần hiểu biết lại, mà thay đổi thái độ, từ đó mà hành động một cách hanh thông. Đó là giải pháp mềm, ôn hòa để không gây đổ vỡ mà phát triển trong bình yên. Cơ thể vẫn còn đủ sức dùng liều thuốc mạnh để chữa trị. Với nhận thức đó tôi hoan nghênh bài viết của ông Trương Tấn Sang, mong nhiều người từng có vị thế như ông viết bài theo tinh thần này gây lan tỏa trong cộng đồng.
Cái nhà dơ bẩn quá rồi, phải làm sạch đã rồi mới tính đến các việc tiếp theo. Tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang đang cổ súy cho qúa trình đó.
Bài viết của ông Trương Tấn Sang có thể chưa nói hết nhu cầu của thực tế, nhưng so với tư duy của kẻ cầm quyền hiện này là đã có tiến bộ. Ta nên hoan nghênh sự tiến bộ này để khuyến khích các tư tưởng tiến bộ tiếp tục phát triển. Mầm non còn yếu ớt nhưng hứa hẹn sẽ thành đại thụ.
Trả lờiXóatôi đồng ý với ông Huỳnh Ngọc Chênh.
Trả lờiXóaHoan hô ông HNC, phân tích khoa học, thấu đáo.
Trả lờiXóaCái gốc là thể chế, không giải quyết được thể chế thì tham nhũng càng ngày càng tăng, đừng nói chuyện giảm.
So với ông Huỳnh Ngọc Chênh thì quả thật ông Trương Tấn Sang có cái nhìn chưa tới nơi tới chốn!
Trả lờiXóaTầm nhìn của hai ông có khác biệt rất lớn là ở chỗ ông Trương Tấn Sang nhìn sự lên xuống của một giòng họ như lẽ thịnh suy của chế độ phong kiến, trong khi đó, ông Huỳnh Ngọc Chênh hoàn toàn có lý khi cho rằng chế độ phong kiến ở nước ta vẫn phát triển bền vững cho đến khi phương tây đem đến trình độ sản xuất cao hơn, những ý niệm mới mẻ hơn, và bước đầu của việc hình thành nền kinh tế thị trường. Thật ra thì hình thái chính trị của phương tây cũng bắt đầu thay đổi sau khi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra ở Anh quốc vào nửa cuối thế kỷ thứ 18. Cách nhìn của ông Huỳnh Ngọc chênh hoàn toàn khoa học và rất thuyết phục.
Trong bài viết này, ông Huỳnh Ngọc Chênh đã hai lần phân biệt sự thịnh suy của một giòng họ không thể được xem là sự thịnh suy của chế độ phong kiến. Những bài viết của ông Trương Tấn Sang lại xoáy sâu vào một giòng họ để khái quát hóa lịch sử, vì thế nó không thuyết phục và cũng giải thích vì sao không thể tìm được một phương cách, một hướng đi, một thể chế tốt hơn cho một đất nước. Ở chỗ này ông Huỳnh Ngọc Chênh có nhận xét xuất sắc khi cho rằng vua Bảo Đại, đại diện cho chế độ phong kiến, đã tự thay đổi để thích nghi với sự tiến bộ của xã hội, của thời đại và đáng quý hơn nữa là nhà vua đã thay đổi trước khi người dân thay đổi.
Nếu ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng cách nhìn thiển cận là phản động thì cũng không sai!
Và nếu nhà sử học Ngô Sĩ Liên còn sống, ông ấy sẽ viết thêm mấy dòng vào Đại Việt sử ký toàn thư như sau: “Lịch sử sau này sẽ ghi nhận đất nước có vị "vua" luôn trăn trở với vận nước, thế nước, nghĩ đến nỗi lòng của dân trước thời cuộc. Nhưng vị "vua" ấy đã không thực hiện những điều này khi còn đang cầm quyền.”
Trả lờiXóaĐúng, vấn đề là Thể chế!
Trả lờiXóaĐối chiếu với lịch sử dân tộc Việt Nam thì đúng như ông Huỳnh Ngọc Chênh khái quát, hiện nay ta mang dấu ấn và màu sắc của Thể chế chính trị phong kiến rất đậm đặc.Thực chất vừa qua, các kỳ quốc hội, đại hội ta chỉ thay đổi con người, thay thế hệ lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở. Vấn đề quan trọng, cái cơ bản là Thể chế không thay đổi. Vì thế, các khuyết tật, căn nguyên về "sự vô tình. về sự lừa dối và gian tham" như Vua Lê Thái Tổ răn day quan lại trước đây còn hiện diện y nguyên và có bước phát triển xấu hơn trong đảng viên lãnh đạo. Do chỉ thay đổi cán bộ (các khóa) từ thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia theo di chứng "Ông truyền cha nối, cháu kế" tiếp tục đục khoét nhân dân.
Thể chế chưa thay đổi thì dân tộc ta khó mà đi lên được. Bởi Thể chế chính trị một quốc gia và dân tộc là cả một hệ thống Pháp chế,mà cái gốc là quyền sở hữu và quyền tự nhiên của con người, gồm (a) Hiến pháp (luật mẹ), (b) Các bộ luật (cơ bản, hành xử); (c) Các quy định, quy tắc, chính sách...đảm bảo các quyền lợi tự nhiên, lợi ích của người dân và trách nhiệm của mỗi cá thể làm việc trong thể chế chính trị đó với người dân. Thể chế chính trị (kinh tế-Xã hội) thay đổi sẽ giảm và khống chế được sự tham ô, lãng phí, quan liêu trong đảng viên và bộ máy công quyền hiện nay. Chừng nào Thể chế chính trị (kinh tế-xã hội) chưa thay đổi thì TAND các cấp còn đủ việc làm trong xét xử những đảng viên tham nhũng và hư hỏng.
Thể chế là lỗ lổng cho các quan chức là đảng viên có thái độ vô tình với người dân, lừa dối nhân dân và gian tham tiếp tục và ngang nhiên cướp đất đai, chiếm dụng tài nguyên và tiền thuế của dân một cách công khai "thẳng lưng mà bước, nghêng mặt mà qua".
Thể chế, Thể chế và Thể chế!